Sờ vào áo.
Người đàn bà đến với Đức Giêsu đã tuyệt vọng, vì mười hai năm nay, bà chịu đau khổ vì một
chứng bệnh và những lần chữa trị đau đớn và vô hiệu trong
đôi tay
của nhiều bác sĩ. Bà cũng
đã trả tiền chữa trị cho đến
những đồng
bạc sau cùng. Bà đã tận dụng hết mọi khả năng chữa trị của con người.
Rồi bà nghe
nói về Đức Giêsu. Bà tin rằng
chỉ cần sờ vào áo
của Người,
bà sẽ khỏi bệnh (thời đó, người ta tin rằng chỉ cần sờ vào áo của
một người thánh thiện sẽ được chữa lành). Bà tỏ quyết
tâm khi chen qua đám đông. Tuy nhiên, bà không tìm cách
gặp gỡ Đức Giêsu. Điều bà tìm là
một sự “sờ lén”, “sờ vội”.
Thường thì, chúng
ta cũng chọn cách “sờ lén” cho
dù chúng ta biết rằng
điều đó không làm chúng
ta thỏa mãn và chúng
ta bị đánh lừa. Chúng ta đi
lễ vội vàng và xưng
tội vội vàng (kể tội, đọc kinh ăn năn tội, nhận ơn tha thứ và
chuồn!) Cũng thế khi đi khám bệnh
– nhận toa thuốc và chuồn.
Vả lại, chúng ta không
thích bị đối xử một cách hấp tấp và vô danh. Vậy tại sao chúng ta lại
chọn cách “sờ vội”? Bởi vì trong
chúng ta, phần nào có sự e thẹn
muốn tránh một sự gặp gỡ riêng tư.
Tại sao lại thế?
Bởi vì chúng ta
biết rằng điều đó là đòi hỏi
hơi nhiều.
Chúng ta muốn đạt
được điều
đó một cách mau lẹ
và phiền toái vất vả càng ít
càng tốt.
Niềm tin của người đàn bà được tưởng thưởng. Bà mau chóng được chữa lành. Tuy nhiên ngay khi bà định
lẩn vào đám đông vô danh. Đức Giêsu đã tìm
thấy bà. Người
không ưa chuộng cách chữa bệnh ấy. Một vài người
chữa bệnh giản lược đến mức tối thiểu sự tiếp xúc nhân bản.
Nhưng
Đức Giêsu thì không. Người luôn luôn đối xử với con người trên một bình diện cá nhân.
Mặt khác, Đức Giêsu biết có năng lực
từ Người phát ra, chứng
tỏ có người sờ vào áo Người
để được
chữa bệnh và lấy năng
lực đó từ Người.
Người khẳng
định sự gặp gỡ mặt đối mặt với bà. Người
không nghĩ đến mình nhưng nghĩ đến người đàn bà. Người
biết sau đó bà sẽ
lành bệnh; Người biết bà không những
cần được
chữa lành về thể chất và cả
về mặt tâm lý và
tinh thần. Sau bấy nhiêu năm bệnh tật bà cảm
thấy mình xấu xa và
Thiên Chúa cũng xa lánh
bà.
Vì thế Người đã gặp bà. Trong cuộc gặp
gỡ này, chúng ta thấy
sự nhạy cảm và nhã
nhặn của Đức Giêsu. Một người đàn bà bị
băng huyết bị coi là
ô uế về mặt nghi thức. Bà không được
phép ở trong đám đông và khi sờ
vào Đức Giêsu, bà đã
làm cho Người
cũng trở nên ô uế về mặt nghi thức, những người khác sẽ cho
là thế. Đức Giêsu không quở
trách bà về thái độ
“đáng trách” ấy. Trái lại, Người
khen ngợi đức tin của bà. Và đầy
lòng yêu thương Người
nói với bà: “Này con, lòng
tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình
an và khỏi
hẳn bệnh”.
Nếu chỉ sờ vào Người
không, chưa đủ.
Những người khác
cũng sờ vào Người. Bà sờ vào
Người với đức tin, đức
tin làm cho một người đàn bà nghèo
nàn, nhút nhát, bệnh tật, hạ tiện có khả
năng nhận ra quyền năng của Đức Giêsu, và làm cho
quyền năng ấy tỏ hiện với một cái sờ.
Đức Giêsu muốn
bà hiểu rằng Người hạnh phúc cho bà. Khi nói với bà “Lòng tin của
con đã cứu chữa con”, Người
muốn bà hiểu rằng bà có góp
phần vào việc chữa lành cho mình.
Người xác nhận
sự kiện bà được chữa khỏi. Điều này đem đến cho bà sự
an ủi và bảo đảm.
Điều ấy
làm cho bà
cảm thấy tốt đẹp biết bao. Điều ấy tốt
đẹp hơn biết bao so với sự chữa lành, vô danh, hối
hả và lén lút. Đức Giêsu làm cho
bà cảm thấy như bà là người
duy nhất trên thế gian này.
Trong việc trị liệu và chữa bệnh,
vấn đề luôn luôn là
con người toàn diện, chứ không bao giờ
chỉ là triệu chứng. Người ta phải đặt
ra những câu hỏi thách
thức nhân cách toàn diện
không phải chỉ có cái
chân, hoặc cái tay được điều
trị mà là một con người. Đức Giêsu không bao giờ chỉ
chữa lành một bệnh, Người chữa lành một người bệnh.
Lời Người chữa lành tinh thần: sự đặt tay của
Người chữa
lành thân xác.