Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Con Gái Ông Giairô Và Người Đàn Bà Mắc Chứng Bệnh Bất Trị
|
|
Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 6-2012
|
TamAnh
Normal
TamAnh
1
1
2012-06-27T18:18:00Z
2012-06-27T18:19:00Z
1
1210
6901
123
57
16
8095
10.2625
Clean
MicrosoftInternetExplorer4
CON GÁI ÔNG GIAIRÔ VÀ
NGƯỜI ĐÀN BÀ MẮC CHỨNG
BỆNH BẤT TRỊ
Giống
như Matthêu (9,18-26) và Luca (8,40-56) ở
đây Maccô cũng gói ghém hai mẩu chuyện vào chung
một trình thuật. Ngoài ra người ta cũng tìm
thấy ở đây cách mô tả Maccô vẫn thường
dùng (x.3,20-35). Trình thuật diễn
tiến như sau: Giairô van nài (c.21-24); chữa lành
người đàn bà mắc bệnh bất trị (c.25-34)
Phục Sinh con gái ông Giairô (c.35-43).
Sở dĩ các trình thuật
được nối với nhau như thế là vì chúng có
những điểm chung với nhau. Trước hết hai khuôn mặt chính
trong trình thuật này là phái nữ: một người
đàn bà và một bé gái. Và ở cả hai trường
hợp, đức tin vẫn đóng vai trò trọng tâm trong
tiến trình đến gặp Chúa Giêsu.
Vậy là Chúa Giêsu và các môn đệ
đã về lại bờ hồ ở mạn tây thuộc
vùng đất Israel. Một lần nữa,
đám đông đã chờ sẵn ở đó (c.21). Họ tụ lại để xem Chúa Giêsu biểu
diễn quyền năng cứu độ của Ngài.
“Một ông trưởng hội
đường tên là Giairô tiến đến” (c.22a). viên chức sắc Do Thái này tỏ ra rất
kính trọng và tin cậy Chúa Giêsu (c.22b). lời
cầu xin của ông ta biểu lộ một lòng tin sâu xa.
Con gái nhỏ của ông đang trong cơn thập tử
nhất sinh (c.23). Chẳng cần thốt một lời,
Chúa Giêsu đủ nhạy cảm trước nỗi
đau của một con người mang trong lòng niềm
tin vào Ngài lớn lao như thế. Ngài
liền đi theo ông ta, đàng sau là
đám đông chen lần nhau tò mò sấn tới…
Và
trong đoàn người chen chúc này
xuất hiện một người phụ nữ. Bà ta bị rong huyết mạn tính từ
mười hai năm rồi (c.25). trong
các tác giả Tin Mừng, chỉ mỗi Maccô nêu rõ tình
trạng vô vọng của bệnh nhân, các y sĩ thời
đại tiền khoa học ấy chỉ tổ làm cho
bệnh của bà ta tệ hơn mà thôi (c.26). Tuy nhiên,
điều cần chú ý hơn hết ở đây là theo
luật Do Thái, người phụ nữ này bị rơi
vào tình trạng ô uế xét về mặt luật pháp, và
tuyệt đối cấm không ai được
đụng chạm với chị (Lv 15,19-27).
Thế mà niềm tin mạnh mẽ đã thôi thúc bà ta rán
lấn tới đụng cho được vào áo Chúa Giêsu
từ phía sau lưng Ngài, dù chỉ là trong chớp nhoáng
(c.27). Đối với chúng ta ngày hôm nay, cử chỉ này
xem ra có vẻ khôi hài, nhưng Maccô đã cho chúng ta rõ lý do
tại sao bà ta lại làm thế (c.28).
Ở phương Đông thời
xưa, y phục là biểu tượng của nhân cách. Chạm vào y phục ai
tức là đụng vào chính kẻ ấy. Và thời xưa ấy thường thấy có
sự đụng chạm giữa người bệnh và
thân thể người điều trị. Ở đây sự đụng chạm này đã có
kết quả, bệnh rong huyết của người
phụ nữ này dừng lại lập tức. Chi ta cảm thấy mình đã được bình
phục (c.29). Về phía Chúa Giêsu, Ngài
nhận thức ngay quyền năng nơi Ngài hoàn toàn
hữu hiệu (c.30a). Ở đây khía cạnh sinh lý
của việc lành bệnh được nhấn
mạnh, tuy nhiên màn kế tiếp lại lôi kéo
người ta chú ý đến vấn đề tôn giáo có
liên quan. Chúa Giêsu hỏi ai đã chạm vào
Ngài (c.30b). Âm giọng và câu hỏi Ngài
thốt ra nghe như có vẻ trách cứ. Các môn
đệ xem ra chẳng chú tâm đến câu Ngài hỏi
bởi vì giữa một đám đông đang chen lấn xô đẩy tứ phía như
thế mà Thầy lại hỏi: “Ai đã chạm
đến Ngài?” thì quả là tức cười! Tuy nhiên, như thường lệ, Chúa Giêsu
đảo mắt dò xét đám đông. Ngài muốn
biết chủ nhân của hành vi táo
bạo ấy (c.32). Bấy giờ người phụ
nữ run sợ, thú nhận với Ngài lý do bà ta
được chữa lành (c.33). Bà ta cảm
thấy ái ngại, chờ đón lời quở trách
của vị Tôn Sư thượng tôn luật lệ.
Thế mà Chúa Giêsu lại trao cho bà sứ điệp
giải phóng: “Lòng tin của con đã chữa con, hãy đi
về bình an” (c.34). Lời nói của Chúa Giêsu làm nổi
bật ý nghĩa sự cố này, đức tin mang lại
ơn cứu rỗi mới là điều quan trọng, còn
hơn cả việc lành bệnh về mặt thể lý.
Không phải tình cờ mà Chúa Giêsu lập lại thành
ngữ người phụ nữ đã sử dụng khi
bà ta cầu mong: “Tôi sẽ được chữa khỏi”
(c.28b). Và toàn bản văn trên nhằm cho thấy rõ
đức tin vào Chúa Giêsu có thể mang lại kết
quả là được Ngài ban cho một phép lạ hoàn
toàn bất ngờ. Kể từ đó, dù cho
người phụ nữ vô danh này không bao giờ
được nhắc tới nữa thì Maccô cũng
vẫn đã thành công trong công việc chứng tỏ Chúa
Giêsu là Đấng giải thoát khỏi mọi sự
dữ. Bởi vì ở đây gồm hai chiều kích
vừa là căn bệnh bất trị vào thời đó, và
còn hơn thế nữa, vừa hầu như bị khai
trừ “ra khỏi lề luật” của cộng đoàn
tôn giáo khởi nguồn từ các tổ phụ.
Tiếp
nối việc chữa lành cho người phụ nữ
bị xuất huyết là câu chuyện dang dở về
đứa con gái của ông Giairô (c.21-23), Chúa Giêsu đang
theo ông ta để tới chữa trị cho con gái của
ông đang hấp hối (c,24), thì người nhà chạy
tới báo cho ông ta hay đứa bé đã qua đời. Thế thì “làm phiền Thầy chi nữa” (c.35).
Lời họ cho thấy rõ họ thiếu
đức tin. Chúa Giêsu đâu chịu
đầu hàng trước trở ngại mới xảy
đến này. Ngài nói với người cha đang
chịu thử thách: “Ông đừng sợ, chỉ cần
tin thôi” (c.36). Trong trường hợp
thực sự bi đát này, đây quả là lời kêu
gọi hãy cẩn trọng một cách thật phi
thường. Và không chần chờ thêm, Chúa Giêsu
đã bắt tay vào hành động (c.37).
Bên cạnh Ngài là bộ ba môn đệ được Ngài
mến chuộng, ba vị này sẽ được Ngài cho
tham dự vào cuộc biến hình (9,2) và
cơn hấp hối của Ngài (14,33). Điều
này đủ nói lên tầm quan trọng của sự
kiện Chúa Giêsu sắp làm. Sau khi tới
nhà ông Giairô, Chúa Giêsu đụng ngay đám người
đang than khóc (c.38). Ở phương Đông tang
chế thường om sòm huyên náo như
thế muốn khỏa lấp đi sự bất lực
của con người trước cái chết. Chúa Giêsu bước vào và muốn thuyết
phục đám người than khóc nín đi. Theo Ngài
thì đứa bé không chết, nó chỉ ngủ thôi (c,39b). Nghe thế người ta
liền chế nhạo Ngài (c.40a). Maccô
cẩn thận ghi rõ sự “không tin” của đám
người này. Thế rồi Chúa Giêsu
đuổi họ ra (c.40b). Và Ngài bước vào trong
căn phòng đứa bé đã chết, chỉ bố
mẹ đứa bé và ba môn đệ đươc phép theo vào (c.40c). Ở đây, trong bầu khí
đức tin thân mật, Ngài thực hiện một
cử chỉ đơn giản và thốt ra một
lời cứu độ (c.41). Maccô đã
cẩn thận bảo tồn những lời chính Chúa Giêsu
thốt ra bằng tiếng mẹ đẻ của Chúa,
tức tiếng Aram đồng thời
dịch lời đó ra cho các độc giả của ông. Nên nhớ kỹ thuật dụng
ngữ “hãy chỗi dậy” – nghĩa văn chương là
hãy thức dậy – chính là dụng ngữ sẽ
được dùng để chỉ cuộc Phục Sinh
của Chúa Giêsu (16,6). Em bé lập tức
được hồi sinh (c.42). Em
đứng dậy bước đi. Sau
đó các nhân chứng ra về nhưng như thường
lệ Chúa Giêsu yêu cầu họ phải giữ im lặng
tuyệt đối (c.43a). Sở dĩ Chúa Giêsu
thường đòi buộc các người thân của Ngài
giữ bí mật về Đấng Mêsia là vì đám quần
chúng không đủ khả năng nhận biết Chúa Giêsu
có quyền năng siêu việt trên sự chết. Quyền năng ấy chỉ có thể
được nhận biết và được loan báo cho
mọi người sau khi Chúa Phục Sinh. Và Maccô đã kết thúc bức tranh đầy màu
sắc này bằng một chi tiết thi vị nói lên
được nhiều ý nghĩa (c.43b). Toàn thể
gia đình Giairô sau khi xáo động về sự cố
đứa bé vừa sống lại, có thể trở
về cuộc sinh hoạt bình thường và chính cô bé (12
tuổi) nữa cũng thế, như thể không có
việc gì xảy ra.
Dù
vẫn mang nét rung động
trước hành vi nhân đạo của Chúa Giêsu, trình
thuật trên vẫn để lộ ra đặc tính
truyền đạt giáo lý. Maccô đang
ngỏ lời với các Kitô hữu Rôma khá lâu sau biến
cố Phục Sinh. Được đọc lại
dưới ánh sáng Phục Sinh của Chúa Giêsu, trình thuật
trên giống như một dự báo về những sự
cố sẽ đến. Người ta có thể hiểu
câu nói “Họ chế nhạo Ngài” là câu ám chỉ đến
những giễu cợt, nhạo báng mà sau này Chúa Giêsu
sẽ chịu trước mặt các trưởng tế
và luật sĩ khi Ngài bị treo trên thập giá (15,31). Và
đồng thời người ta cũng nhận ra
cuộc Phục Sinh của Chúa Giêsu đã được
đề cập tới qua việc Chúa làm cho cô bé
đứng dậy (c.41).
Trình
thuật này kết thúc một chuỗi bốn hành vi
quyền phép của Chúa Giêsu (4,35-5,43).
Dẹp yên bão tố, chữa lành kẻ bị quỷ ám
ở Giêrasa, chữa lành người phụ nữ vô danh và
bé gái con ông Giairô là những bằng chứng về
quyền năng tối thượng của Chúa Giêsu trên
sự sống lẫn sự chết. Người ta có
thể đặt đề tựa cho toàn bộ các hành vi
quyền phép này bằng câu tuyên bố trong thư thứ
nhất thánh Phaolô gởi Kitô hữu Côrintô: “Hỡi thần
chết, chiến thắng ngươi ở đâu” (15,55).
Và sau
lời giảng dạy dựa trên dụ ngôn (4,1-34), tiến trình trên đây đã trình bày cho
chúng ta thấy Chúa Giêsu là một vị tiên tri quyền
năng không chỉ trong lời nói mà còn trong cả hành
động. Ngài hoàn toàn chiến thắng
sức mạnh Thần dữ và Thần chết. Qua
đó các môn đệ hẳn phải suy nghĩ về nhân
cách kỳ lạ của Thầy mình!
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|