Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Thứ Bảy, Ngày 5 tháng 5-2012
|
TamAnh
Normal
TamAnh
1
0
2012-05-02T03:46:00Z
2012-05-02T03:46:00Z
1
847
4829
123
40
11
5665
10.2625
MicrosoftInternetExplorer4
Cây
nho.
Ở nước Do
Thái, cây nho là một loại cây rất quen thuộc như
cây lúa, cây bắp ở Việt Nam. Nghề trồng
nho là một trong những nghề chính và là một trong những
nông phẩm chính của miền Palestine, là nơi có khí hậu
và đất đai rất thích hợp với cây nho. Vì thế,
đối với dân Do Thái, vườn nho và cây nho là hình ảnh
rất lâu đời, được dùng để tượng
trưng cho dân tộc, một dân riêng được Thiên
Chúa yêu thương, chăm sóc đặc biệt. Chúa Giêsu
đã dùng hình ảnh quen thuộc này để áp dụng
vào Ngài và chúng ta: Ngài là cây nho, chúng ta là cành.
Một cây nho thì gồm
rễ, thân, cành và lá. Một cây nho có đẹp là nhờ có
hoa lá cành, nếu chỉ có thân không thôi thì xác xơ, trơ
trụi. Dù sao thì mọi phần trong một cây nho đều
cần nhau: cây cần phải có cành, nếu không có cành làm
sao mang được hoa trái, và hoa trái cũng cần lá cành
để che nắng, che sương và dự trữ nước.
Nhưng có một điều chắc chắn là cành phải
hoàn toàn cần tới thân, nếu cành cắt lìa thân nho thì
cành sẽ khô héo và chết.
Đó là hình ảnh
cho chúng ta biết: mỗi
người cần phải liên kết với Chúa Giêsu thì mới
sống và sống mạnh. Chúng ta cần tới Chúa
để đạt ơn cứu rỗi, chúng ta cần hiệp
nhất với Chúa, như Chúa đã nói: “Không có Ta, các ngươi
không làm gì được”. Thực vậy, chúng ta không thể
thành toàn, tự giải thoát, thần hóa con người của
mình, nếu không sống trong, sống nhờ và sống với
Chúa Giêsu. Yếu tính của con người là luôn
vươn lên, tìm về tuyệt đối. Con người
có nhiều bậc thang giá trị sống: khi bụng
đói, họ chỉ nghĩ tới ăn trước tiên.
Khi no bụng, dư dả để giải quyết vấn
đề bao tử rồi, họ lại thấy cần
cái khác là may mặc. Dư dả về ăn uống và may
mặc rồi, họ bắt đầu thấy thiếu
những nhu cầu tri thức, nghệ thuật, và tiến
đến nhu cầu tâm linh. Con người bấy giờ
thấy rằng không thể hài lòng với cuộc sống
hiện tại, không thể chấp nhận bị tiêu tan
vô lý theo với cái chết kết thúc cuộc đời, họ
muốn vượt khỏi những giới hạn của
trần gian, muốn tung vũ trụ này để “du hành”
vào một cõi thần thiêng. Thế nhưng con người
không thể tự giải phóng mình, phải nhờ Thiên
Chúa, nhờ một nhân vật ở cõi thần thiêng. Thì
chính Chúa Giêsu là mầm giống siêu nhiên được Chúa
Cha cấy vào sự sống tự nhiên của con người,
để họ có khả năng phát triển và trưởng
thành vào cuộc sống thần thiêng.
Nói rõ hơn, chúng ta
phải kết hợp với Chúa Giêsu, là huyết mạch
duy nhất để chúng ta thực hiện và hoàn thành
ước mơ được vào cuộc sống thần
thiêng, phạm vi cứu rỗi, điều này phải hiểu
một cách tuyệt đối. Chúng ta lấy vài thí dụ:
có bao giờ chúng ta thấy một bóng đèn điện bị
cắt đứt với dòng điện hay bị cúp
điện mà còn sáng không? Một nhánh sông cắt đứt
với con sông cả mà còn nước không? Một nhành cây cắt
đứt lìa thân cây mà còn sống không? Cũng thế, một
khi chúng ta xa lìa Chúa, tâm hồn chúng ta cũng khô héo, bề
ngoài có thể là thành công trên phạm vi danh vọng, tiền
tài, được ca tụng, kính nể, nhưng chúng ta
đang đi đến chỗ hư hỏng. Trước
mặt Thiên Chúa, chúng ta là kẻ chết và chết khô. Vậy
chúng ta có thể kết hợp với Chúa cách nào? Bằng
những phương thế rất quen thuộc và cụ
thể là cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích, nhất là
bí tích Thánh Thể, là bí tích quan trọng và hiệu năng nhất
để chúng ta thường xuyên duy trì mối
tương quan huyết mạch với Chúa Giêsu.
Đó là về phía
Chúa và chúng ta, tức là giữa thân cây nho và cành nho, còn giữa
chúng ta với nhau, tức là giữa các cành nho thì sao? Chúng ta
cần cộng tác với nhau, nâng đỡ nhau, kết hiệp
với nhau trên con đường cứu rỗi. Ở
đời này, bất cứ cái gì và phạm vi nào cũng cần
cộng tác, hòa hợp với nhau: một viên thuốc
cũng là do phân lượng các chất hợp lại thứ
nhiều thứ ít; một bức tranh có đẹp cũng
là do các mầu sắc khác nhau dung hòa nhau; một bản nhạc
hay cũng là do các nốt gom lại trầm bổng khác nhau
mà thành. Vậy thì trên đường về nước trời,
chúng ta thật sự phải cộng tác với nhau, giúp
đỡ nhau, lá lành đùm bọc lá rách bằng đời
sống cầu nguyện, đời sống bí tích, đời
sống bác ái.
Cũng như một
thân cây nho chuyển thông sức sống, nhựa sống cho
các cành, thì Chúa Giêsu cũng làm như thế. Cành nho nào không
tiếp nhận nhựa sống ấy sẽ cằn cỗi
khô héo và rụng gẫy đi. Nhựa sống trong thân cây
nho hằng lưu chuyển, không cành nào được giữ
riêng lại cho mình mà ngăn cản nhựa sống chuyển
sang cho những cành khác. Chúng ta sống với nhau trong một
cộng đoàn, một gia đình cũng được ví
như thế, được sánh ví như một cây nho.
Chúng ta tiếp nhận được sự sống của
Chúa, chúng ta phải chuyển thông sự sống của Chúa
cho anh em bà con của mình, để tất cả cùng sống
tốt đẹp. Chúng ta hãy thử tưởng tượng
trong một cây nho, các cành khác chết khô, úa tàn, còn lại một
cành xanh tươi, thì hỏi cành đó có gì đẹp
không? Hay nói khác đi, đời sống mà chỉ một
mình ta sung sướng, còn anh em mình khổ, bất hạnh,
thì hạnh phúc của mình có thực là hạnh phúc không?
Tóm lại, chúng ta là
các cành nho, chúng ta cần phải liên hệ, liên kết mật
thiết với thân cây nho là Chúa Giêsu để nhận
được nhựa sống. Liên hệ và liên kết với
Chúa bằng cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích. Đồng
thời chúng ta cũng phải liên hệ và liên kết với
nhau. Rất có thể chúng ta sống mà không quan tâm đến
mối tương quan giữa mình với anh em. Vì không
để ý “mình vì mọi người và mọi người
vì mình”, nên chúng ta đã sống “mình vì mình và mọi người
vì mình”, như thế là ích kỷ. Chúng ta cứ thử nhìn
chung quanh xem, thật đáng buồn: người ích kỷ
nhiều hơn người vị tha. Ai cũng thấy
“cái tôi” của mình là lớn hơn cả và coi người
khác không ra gì. Chính vì chỗ chúng ta coi người khác không
ra gì mà chúng ta nghĩ rằng mình sống không cần tới
người nào khác, nhưng trên thực tế, trong bất
cứ lãnh vực nào chúng ta cũng cần đến nhau.
Cho nên, dù chúng ta là ai, chúng ta vẫn cần có nhau, giúp đỡ
nhau.
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|