MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Ðức Maria, Mẹ Thiên Chúa
Thứ Năm, Ngày 1 tháng 1-2015
Ðức Maria, Mẹ Thiên Chúa
Thiên Chúa đã chọn Maria là Mẹ để nhờ Mẹ trở nên một người giữa loài người chúng ta.
Mẹ là người cưu mang, sinh dưỡng, giáo dục, tác thành cho con. Mẹ Maria đã cưu mang, sinh dưỡng, giáo dục, tác thành Chúa Giêsu là Thiên Chúa, thì Mẹ đã trở nên Mẹ Thiên Chúa. Ðó là điểm chính yếu và căn bản khi nói đến Mẹ Maria.
I. Danh Từ và Lịch Sử
Danh từ "Mẹ Thiên Chúa" không có trong Tân Ước của Thánh Kinh. Danh từ ấy lần đầu tiên được nói lên do thánh Hippolytus ở Rôma năm 235.
Sau đó, Giám Mục Nestorius, Giáo Chủ Constantinople (năm 428) đã phản đối việc áp dụng danh từ ấy cho Ðức Mẹ. Ông phản đối vì ông có một quan niệm rằng Con Thiên Chúa là một đơn vị và con Bà Maria là một đơn vị khác. Nói một cách khác, Chúa Kitô có hai ngôi vị, là Ngôi Thiên Chúa (Ngôi Lời - Logos) và ngôi vị một người là Giêsu. Hiệu quả là, theo Nestorius, không thể gọi Ðức Mẹ là "Theotokos", Mẹ Thiên Chúa được.
Công đồng Êphêsô năm 431 đã khẳng định lại giáo lý của Giáo Hội dạy rằng Chúa Giêsu có hai bản tính: Một là bản tính Ðức Chúa Trời, hai là bản tính loài người. Hai bản tính ấy kết hợp trong một Ngôi duy nhất là Ngôi thứ hai Ðức Chúa Trời.
Công Ðồng kết án Nestorius và những người theo ông. Ðồng thời các nghị phụ đồng thanh chấp nhận nội dung của bức thư thứ hai của Thánh Cyrilô gửi Giám Mục Nestorius và chính thức công nhận tước hiệu Mẹ Thiên Chúa dành cho Ðức Mẹ.
Quyết định quan trọng ấy của Công Ðồng Êphêsô lại được tuyên bố minh bạch thành Tín Ðiều do Công Ðồng Calceđônia năm 451.
II. Nội Dung Tín Ðiều
Tước hiệu Mẹ Ðức Chúa Trời bao hàm những gì?
Sau đây là lời công bố của Công Ðồng Ephêsô năm 431:
"Các nghị phụ không ngần ngại gọi Ðức Trinh Nữ Maria là "Mẹ Ðức Chúa Trời". Không phải vì Mẹ đã sinh hạ thiên tính của Ngôi Lời Thiên Chúa. Mà vì nhờ Mẹ mà Ngôi Lời Thiên Chúa mang một thánh thể với một linh hồn có trí năng mà Ngôi Lời Thiên Chúa đã kết hiệp với trong một Ngôi duy nhất khi sinh hạ trong thể xác.
Nếu ai không tuyên xưng rằng Thiên Chúa chính là Emmanuel và vì thế, Ðức Trinh Nữ Maria là Mẹ Thiên Chúa, kẻ ấy bị vạ tuyệt thông. Vì Ðức Mẹ đã sinh hạ "Ngôi Lời hóa thành nhục thể" khi ban đời sống thể xác". (Công Ðồng Ephêsô).
Thánh Truyền xưa nay vẫn liên kết ba giáo điều sau đây: Chúa Giêsu là Thiên Chúa - Vậy Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa - Nhưng vẫn đồng trinh tuyền vẹn.
Và tín điều đó Công Ðồng long trọng tuyên bố bao hàm những điểm sau đây:
1. Ðức Maria là Mẹ Thiên Chúa: không phải là Mẹ sinh ra bản tính Thiên Chúa mà là Mẹ một người Con chính là Thiên Chúa.
2. Ðức Maria là Mẹ Thiên Chúa: không phải là Mẹ của một người con đã kết hợp với Thiên Chúa hay là đã trở nên Thiên Chúa, mà là Mẹ của Ðấng là Thiên Chúa từ thuở ban đầu.
3. Ðức Maria là Mẹ Thiên Chúa: không phải chỉ là Mẹ sinh hạ thể xác Ðức Giêsu mà thôi, mà là Mẹ của Ðấng đã mặc lấy thân xác nơi Mẹ, là Ðấng có trước Mẹ là Chúa Giêsu.
Ðiều đáng chú ý là khi Công Ðồng bênh vực tước hiệu Theotokos, Mẹ Thiên Chúa, Công Ðồng không nhắm chỉ đề cao Ðức Mẹ mà cách riêng chú trọng và gìn giữ sự duy nhất Ngôi vị nơi Ðức Kitô.
Công Ðồng Ephêsô lên án những ai muốn tách rời, phân chia Ðức Kitô, chỉ coi con người của Ngài mới sinh ra, mới chịu chết cho chúng ta, còn chính Ngài là Con Thiên Chúa thì không. Như vậy, chỉ có một Thiên Chúa và một con người kề sát nhau, chứ không phải là một Ðấng duy nhất là Chúa Giêsu Kitô, Con của Ðức Mẹ. "Tình yêu của Ðấng Cứu Thế bị lột hết ý nghĩa. Ðức Giêsu chỉ là một con người múa rối do Thiên Chúa dựt giây, chớ không phải là Thiên Chúa làm người" (R. Laurentin).
Việc Thiên Chúa mặc xác phàm nhân loại, chịu đau khổ và chịu chết nói lên tình yêu như điên dại của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Loại bỏ điều đó, đức tin không còn gì, chương trình cứu độ sẽ sụp đổ.
Tuy nhiên, có người nói, Thiên Chúa là Ðấng siêu việt, làm sao một thụ tạo lại có thể sinh ra Ðấng dựng nên mình? Thật là một lời lộng ngôn phạm thượng!
Không! Việc làm Cha làm Mẹ không phải chỉ hướng nguyên về thể xác con mà về cả con người. Các Bà Mẹ không ban cho con trí khôn, bản lĩnh. Ðó là công cuộc của Chúa, nhưng các Bà vẫn là những bà mẹ, không phải chỉ là mẹ của thể xác mà các bà cưu mang sinh nở thôi mà là Mẹ của những con người các Bà sinh ra. Ðối với Mẹ Maria cũng vậy. Mẹ là Mẹ của một ngôi vị Thiên Chúa. Mẹ không ban cho Chúa linh hồn thiêng liêng hay ngôi vị Thiên Chúa. Mẹ là Mẹ, không phải chỉ sinh hạ thể xác thôi mà Mẹ đã sinh ra một người con đồng thời chính là Ngôi Hai Con Thiên Chúa. Việc mẫu tính ấy tạo nên một liên hệ duy nhất giữa Mẹ và Con: Ấy là Ðức Chúa Con có thể và phải gọi Mẹ là "Mẹ".
Ðó là ý nghĩa sâu xa của mầu nhiệm Mẹ sinh con mà vẫn còn đồng trinh: Thiên Chúa là Cha Ðức Giêsu và Mẹ là Mẹ Ngài, Con Thiên Chúa nhập thể mà Mẹ đã sinh ra mà vẫn còn đồng trinh toàn vẹn.
Theotokos. Maria là Mẹ Thiên Chúa.
Nhưng chúng ta phải thêm: Maria là Mẹ Thiên Chúa về tính nhân loại. Mẹ không sinh ra bản tính Thiên Chúa. Nhưng Mẹ đã được tuyển chọn để ban cho Thiên Chúa một đời sống thể xác, một thánh thể mà Ngài muốn đảm lãnh để trở nên một người giữa chúng ta "vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi" như chúng ta đọc trong kinh Tin Kính.
"Ðó là một cuộc phiêu lưu cuồng dại" của Thiên Chúa làm cho chúng ta hiểu Ngài thương yêu chúng ta biết chừng nào khi xuống trần gian vì phần rỗi nhân loại.
Thiên Chúa đã đảm nhận thân phận con người, nhưng không làm giảm bớt sự siêu việt, không biến tính sự hằng hữu của Ngài.
Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Cuộc Hành Trình Đức Tin (suy Niệm Của Lm. Antôn Nguyễn Văn Tiếng) ---- (1/2/2015)
Ánh Sao Lạ (1/2/2015)
Ánh Sao Đạo Đức - Đtgm. Giuse Ngô Quang Kiệt (1/2/2015)
Ánh Sáng Và Bóng Tối – Thiên Phúc (1/2/2015)
Ba Vua (1/2/2015)
Tin/Bài cùng ngày
“bỗng Đêm Nay Trước Cửa, Bóng Trăng Quì” (1/1/2015)
Hãy Làm Cho Ánh Sáng Tỏa Sáng Ra (1/1/2015)
Bạn Chọn Đạo Nào? (1/1/2015)
Chống Báng, Đứng Lên, Bình An (1/1/2015)
Sứ Điệp Năm Mới (1/1/2015)
Tin/Bài khác
Hành Trình Ba Vua (12/31/2014)
Kẻ Ăn Mày (12/31/2014)
Vai Trò Của Gia Đình (12/31/2014)
Tiến Dâng Cho Chúa (trích Trong ‘manna’) (12/31/2014)
Thánh Gia Thất- Lm. Munachi Ezeogu (12/31/2014)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768