MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Môsê ! Ông Đâu Rồi ?
Thứ Tư, Ngày 28 tháng 3-2012
MÔSÊ ! ÔNG ĐÂU RỒI ?

 

Trong lịch sử Dân Thiên Chúa, Môsê, một nhân vật trung tâm trong cuộc giải phóng dân Do Thái khỏi ách nô lệ ở Ai Cập đã xuất hiện như một con người lạ lùng. Ông không hề có quyền lực, khôn ngoan, sức mạnh, tài trí hay lợi khẩu, trái lại ông nhiều khiếm khuyết và nhiều giới hạn, cả về sức khỏe lẫn tri thức, nhưng Thiên Chúa đã dùng ông, đã đi cùng ông trong suốt hành trình nhiều gian lao, khó khăn, sóng gió.

Trong cả hành trình giải phóng của dân tộc, ông không hề được biết con đường phải đi, đường lối phải đấu tranh, kể cả phương pháp đấu tranh, ông không hề lên kế hoạch chuẩn bị lẫn chiến lược thực hiện. Từ đầu đến cuối ông chỉ lặng lẽ hỏi Chúa, lắng nghe lời Chúa nói, thực hiện những gì Chúa dạy bảo, từng việc, từng chặng, từng giai đoạn, từng tình huống, ngay cả những tình huống Thiên Chúa nói với ông qua người cha vợ, một “dân ngoại” đúng nghĩa ( Xh 18, 13 – 27 ).

Môsê hiến mình theo tiếng Chúa, hiến mình cho sự sống của dân tộc mình, cho lợi ích và sự tồn vong của dân tộc mình, thế nhưng ông lại chỉ nhận được toàn là những lời oán trách, tiếng kêu ca và cả những chống đối. Có lẽ điều làm ông đau lòng nhất là chính những người ông hy sinh cho họ để giải thoát họ khỏi nô lệ, chính những người ấy cay đắng ông, lại còn liên kết với quyền lực thế gian mà ám hại ông. Ông đã học được cách phản ứng của một người tin vào Chúa, chỉ tin vào Chúa sau những kinh nghiệm đau thương, đó là ông đi gặp gỡ Chúa mỗi khi bị chống đối, mỗi khi đối diện với đau khổ cô đơn. Ông đã không tìm sự an ủi nơi người đời, nhưng chỉ có Chúa là nơi ông tin cậy hoàn toàn.

Nhìn lại cả cuộc đời Môsê, chúng ta thấy một điểm nổi bật, đó là một cuộc đời ông di chuyển liên tục. Ông không bao giờ dừng chân ở một nơi nào để xây dựng cuộc định cư vĩnh viễn, ông không hề mang ý tưởng định cư, vì thế đời ông gắn với lều vải, một công trình kiến trúc thiết thân nhất với ông. Nhưng nếu ông có muốn định cư cũng không được vì Chúa liên tục gọi ông lên đường, luôn muốn ông rời bỏ cái mà con người cho là vững bền để học biết chỉ có Chúa là thạch động cho ông náu thân và chỉ vững bền khi náu thân nơi Chúa mà thôi.

Kính nghiệm của dân Do Thái là mỗi khi dừng chân thì lập tức dân này “ngoại tình”, không còn trung thành với Thiên Chúa, họ ve vãn đủ thứ tà thần ngoại bang hoặc để cho chúng rù quyến họ, mê muội họ. Họ thích dừng chân, họ không muốn luôn sẵn sàng lên đường, họ thích cơ cấu, họ thích an thân. Mỗi khi thiết lập sự ổn định, mỗi khi “thích ứng” với môi trường ngoại giáo, Chúa buộc họ lại phải lên đường ngay, rũ bỏ ngay mọi thứ dính bén nếu không muốn chết. Ngay cả trong biến cố được Chúa cứu khỏi rắn cắn, nghe theo Chúa làm con rắn đồng, nhưng khi con rắn đồng được treo lên, thay vì nhìn lên như một biểu tượng của cuộc cứu thoát để tạ ơn Chúa, dần dần họ quay ra thờ luôn con rắn đồng ! Không ý thức thì chính Chúa sẽ đập con rắn đồng thôi, cho dù chính Chúa bảo treo nó lên mà nhìn ( 2V 18, 4 ).

Đền Thờ của dân Do Thái được xây dựng bằng bao công sức của dân này sau khi trở về từ Babylon, chính Chúa đã ủng hộ việc xây dựng và hướng dẫn cuộc xây dựng, nhưng khi Đền Thờ không còn là nơi thờ phượng, biến thành nơi buôn bán đổi chác, trở nên hang trộm cướp, nơi tranh giành quyền lực, trở nên đấu trường cùa những phe phái, những lợi dụng, kiêu căng vô lối, tự tin lố bịch, những mê tín, những trục lợi bất xứng, những giả trá, những trò gian xảo, những hối lộ tham nhũng, những bóc lột mẹ góa con côi… thì Chúa bảo đập nó đi, “ba ngày sau Ta sẽ xây lại” ! Nếu không thanh tẩy thì Chúa sẽ thanh tẩy, nếu không đập Chúa sẽ đập. Kinh nghiệm của Hội Thánh mấy ngàn năm cho chúng ta biết điều đó.

Chúa muốn chúng ta luôn sẵn sàng với Chúa như chính Chúa luôn sẵn sàng với chúng ta. Cuộc nhập thể và nhập thế của Chúa là gì ? Đâu chỉ là lý thuyết thần học, sao chúng ta lại tự hào về trí thức của mình mà nhốt “mầu nhiệm” là một sự can thiệp vào định mệnh nhân loại, một sự chuyển động của Thiên Chúa vào một hệ thống tư tưởng ? Rồi tranh cãi với nhau về hệ thống đó ? Sao Hội Thánh tự căn nguyên là một cuộc lữ hành mà chúng ta lại ngày dần ngày, xây dựng thành một “định chế” bất động sơ cứng ? Cứ nhìn cơ cấu thì thấy. Chúng ta có xây dựng một Hội Thánh cho những con người lữ hành hay không, hay chúng ta luôn cố gắng xây dựng mọi công trình như là những công trình kiên vững cho một tập thể bất động, không di chuyển cả trong nghĩa đen lẫn nghĩa bóng ?

Ngày nay chúng ta đang chứng kiền những cuộc di dân phiêu cư khổng lồ từ miền này sang miền khác, chính dân tộc chúng ta một thế kỷ đi qua với những cuộc di tản lớn nhỏ liên tục không ngừng, và ngày nay đang tiếp tục những chuyển động đó, vậy mà chúng ta đang xây dựng cơ cấu Hội Thánh theo cơ chế nào ? Chúng ta có tìm thấy được sự chuyển động hoặc hướng đến sự chuyển động trong chính cơ cấu đó không ? Chúng ta thích xây Đền Thờ hơn dựng Lều cho Thiên Chúa, còn Chúa thì Chúa bảo: “Ta không cần các ngươi xây cho Ta một ngôi nhà”.

Dù muốn hay không, chúng ta đang đứng trước một thực tế, những miền quê Xứ Đạo nay vắng bóng thanh niên, những vùng kinh tế mới hình thành thay những cánh rừng bạt ngàn xưa cũ, những khu công nghiệp ngập tràn người trẻ lao động, những thành phố lớn to phình mất kiểm soát. Miền quê Giáo Đường quạnh hiu, vùng sâu vùng xa thiếu giáo sĩ, ngược lại, những khu ở trọ của công nhân bên các khu công nghiệp không người chăm sóc, những thành phố lớn nuốt chửng nhưng con người vô danh lẻ loi, và còn nữa, những người dân tất bạt đang lao động xuyên biên giới, bơ vơ nơi xứ lạ quê người. Chúng ta có thấy Chúa đang căng lều cùng đi với họ không, hay chúng ta loay hoay với những hội nhập thích ứng thực chất là “ngoại tình”, thờ ngẫu tượng ? Có khi là chính ngẫu tượng do chúng ta… đẻ ra !

Môsê ! Ông đâu rồi ?

Lm. VĨNH SANG, DCCT, 11.3.2012 (Ephata 500)

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Con Đường Tình Yêu – Lm. Kiều Công Tùng. (3/29/2012)
Baraba Và Đức Giêsu. (3/29/2012)
Đặc Tính Ngôn Sứ Huấn Dụ Xã Hội Của Giáo Hội ( 1978-2005). (3/29/2012)
“giáo Hội Làm Hết Sức Mình Chống Lại Sự Dữ” (3/29/2012)
Tại Sao Ngài Bị Đóng Đanh? (3/29/2012)
Tin/Bài cùng ngày
Tìm Chúa Giữa Đời Thường (3/28/2012)
Dưỡng Phụ Đấng Cứu Thế (3/28/2012)
Tin/Bài khác
Ngài Cỡi Lừa Vào Thành (3/27/2012)
Ðặc Tính Cánh Chung Của Giáo Hội Lữ Hành Và Sự Hiệp Nhất Với Giáo Hội Trên Trời 61* (3/27/2012)
Học Cho Biết Thế Nào Là Vâng Phục (3/27/2012)
Mấy Cụ Giám Mục Thật Là Buồn Cười ! (3/27/2012)
Cao Cả Là Khôn Ngoan - Cao Cả Trong Cái Bình Thường Là Khôn Ngoan Phi Thường. (3/27/2012)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768