Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Thứ Sáu, Ngày 9 tháng 3-2012
|
Đền thờ
Sau khi nghe
đoạn Tin Mừng, chúng ta không khỏi băn khoăn
và tự hỏi: Tại sao Chúa Giêsu lại hành động
như thế. Thực vậy, công việc
của những người buôn bán và đổi tiền là
công việc đem lại lợi ích cho đền thờ
và thuận tiện cho khách hành hương.
Theo luật lệ
qui định, thì vào những dịp lễ lớn,
người Do Thái phải lên đền thờ để chu toàn bổn phận thờ kính đối
với Đức Giavê. Họ từ khắp
các miền trong nước cũng như ngoài nước
hành hương trở về Giêrusalem. Cũng
trong những dịp này, họ phải dâng lễ vật và
đóng thuế cho đền thờ. Lễ vật có
thể là chiên bò hay chim bồ câu, tùy khả năng tài chính
của mỗi người. Bởi đó,
muốn dâng cúng tiền thì phải đổi ra tiền
thông dụng tại Giêrusalem. Muốn có
những lễ vật thì phải có những nơi
để mua sắm. Biết đâu,
chính Mẹ Maria và thánh Giuse cũng đã mua ở
đấy cặp chim bồ câu khi dâng tiến Chúa vào
đền thờ.
Xem như thế thì
những kẻ mua bán đổi chác không những không có
hại mà còn đem lại hoa lợi và bổng lộc cho
đền thờ. Hơn nữa, mặc dù Kinh Thánh có nói
đến cơn giận của Thiên Chúa, nhưng cơn
giận ấy không phải sẽ được biểu
lộ theo kiểu này và trong một hoàn cảnh cụ
thể như thế, vì Chúa Giêsu ở mọi nơi và trong
mọi lúc vẫn là Thiên Chúa của lòng từ nhân và bao dung,
như lời Ngài đã từng phán: Các con hãy học cùng Ta
vì Ta hiền lành và khiêm nhường.
Vậy thì đâu là ý
nghĩa, đâu là mục đích mà Chúa Giêsu muốn nhằm
tới? Nếu suy nghĩ chúng ta sẽ thấy
khi đánh đuổi phường buôn bán, Chúa Giêsu đã
làm một hành động có tính cách tiên tri, một biểu
tượng nhằm đưa chúng ta đến một ý
nghĩa khác thâm thúy và cao xa hơn. Các nạn nhân
của Ngài cũng đã hiểu được thâm ý
ấy nên đã vặn hỏi Ngài: Ông có thể đưa
ra dấu hiệu nào để biện minh cho hành
động của ông? Và Chúa Giêsu đã đưa ra dấu
hiệu để biện minh, dấu hiệu này mãi về
sau các tông đồ mới hiểu được: thân xác
Ngài sẽ chết, nhưng ngày thứ ba Ngài sẽ sống
lại. Và như vậy, Ngài muốn nói lên
rằng chính Ngài là Đấng Thiên sai, là Đấng sẽ
đến để cứu chuộc dân Ngài.
Với tư cách là
Thiên sai, Chúa Giêsu đã bất bình với phường buôn
bán và đổi chác, không phải vì hành động của
họ, mà chính vì quan niệm sai lạc của họ. Họ
lên đền thờ với thái độ tự mãn.
Với tiền
bạc, họ có thể mua được những lễ
vật. Và khi đã dâng lễ vật thì họ có cảm
tưởng như là đã trả nợ cho Thiên Chúa,
họ thảnh thơi ra về vì đã chu
toàn lề luật và có quyền ngồi chờ Thiên Chúa thi
ân đáp lễ. Họ đã cậy vào uy
lực của tiền tài chứ đâu có cậy nhờ
vào Chúa.
Dấu hiệu Chúa
Giêsu đưa ra: Ngài sẽ phải chết nhưng sau ba
ngày Ngài sẽ sống lại. Đó mới chính là cái uy
lực thực sự mà con người phải bấu víu,
phải nương tựa vào.
Qua hành động
của mình, Chúa Giêsu đã đưa con người từ
quan niệm về uy lực trần tục tới quan
niệm về uy lực của Thiên Chúa. Đó
chính là một cuộc canh tân, đổi mới tận
gốc rễ. Ước chi trong Mùa Chay,
chúng ta hãy nhìn lại đời sống xem chúng ta đã
nghĩ gì và đã thực hiện cuộc đổi
mới này như thế nào.
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|