MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Hy Sinh, Lm Giuse Trần Việt Hùng
Thứ Hai, Ngày 27 tháng 2-2012

HY SINH (CN 2 C.B)

(Stk 22, 1-2.9a.10-13.15-18; Rom 8, 31b-34; Mc 9, 1-9)

Thiên Chúa rất mực khoan dung và đầy lòng nhân ái xót thương. Chúa giơ cao đánh khẽ. Nghe câu truyện thật cảm động của tổ phụ Abraham đã vâng lệnh Chúa dâng đứa con trai độc nhất làm của lễ toàn thiêu. Ông Abraham hoàn toàn phó thác niềm tin vào sự quan phòng của Chúa. Chỉ những người có con và là đứa con độc nhất, mới hiểu thấu sự đau lòng tê tái và buồn sầu thẳm sâu trong tâm hồn của Abraham. Ý muốn của Thiên Chúa là một thách thức tuyệt đối phải chọn lựa giữa sống và chết. Không mấy ai trong chúng ta đã phải đối diện với những kinh nghiệm thử thách hiến dâng đau thương như thế này. Biết được tâm hồn của ông biết kính sợ Chúa, Chúa đã chấp nhận của lễ hiến dâng trong niềm tin và đã tha của lễ hy tế Isaac. Chúa đã thương yêu tổ phụ Abraham và dòng dõi của ông. Abraham được ca ngợi như là cha của những người tin.

Thánh sử Marcô tường thuật sự kiện Chúa Giêsu biến hình trên núi trước mắt các tông đồ. Chúa biến hình là một bảo chứng của niềm tin yêu hy vọng và cậy trông của chúng ta. Các tông đồ được thị kiến một dấu lạ tuyệt diệu. Các ông qúa đỗi sung sướng và ngây ngất trước cảnh sáng láng biến hình của Thầy. Một hé mở vinh quang của sự sống thật rất tuyệt vời. Chúa Giêsu đàm đạo với tiên tri Êlia và ông Môisen. Chúa Giêsu biến hình trong chốc lát và rồi lại trở về hình dạng bình thường. Vinh quang chói ngời vừa dứt, Chúa lại loan báo về sự đau khổ và sự chết của Chúa. Chúa không muốn các môn đệ ngủ quên trong vinh quang huy hoàng.

Chúa Giêsu phải xuống núi và đi trọn hành trình của công cuộc cứu độ. Chúa Giêsu không đi con đường tắt để tới vinh quang. Ngài đã chọn con đường khổ giá. Chúa Giêsu chấp nhận thi hành thánh ý Chúa Cha từng bước. Ngài đã bước xuống tận cùng trong nỗi cô đơn như bị ruồng bỏ. Chúa chịu xử án bất công, chịu phỉ báng, bị chối bỏ, bị phản bội, bị bắt, bị đánh đòn, bị khạc nhổ, bị bỏ đói khát, bị khinh chê nhạo báng, bị đội mạo gai, bị vác thánh giá, bị xô đẩy té ngã, bị xô ngửa và bị đóng đinh vào thánh giá. Đôi bàn tay dịu dàng chữa lành các bệnh tật đã bị trói chặt và bị đóng gim vào thánh giá. Chúa còn bị xếp cùng hàng với tội nhân, bị lưỡi đòng đâm thấu trái tim và chịu chết nhục nhã. Chúa Giêsu đã chịu mọi đắng cay cả tâm hồn lẫn thân xác. Không còn nỗi đau và sự sỉ nhục nào cay đắng hơn nữa. Chúa đã đi xuống cùng tận và từ đó Chúa lại nâng loài người lên.

Hành trình của tổ phụ Abraham khởi từ chân núi đi lên với của lễ là đứa con một yêu quí. Ông đã trải qua sự dằn vặt, lo lắng và đau buồn nhưng vẫn một lòng thi hành thánh ý Chúa. Thiên Chúa đã khoan dãn và chấp nhận lòng thành của ông. Trong khi Chúa Giêsu là Con Một yêu dấu đã hiến thân làm hy tế đền tội. Dù là Con Chí Ái, Chúa Cha đã không cất khỏi chén đắng: Người lại đi cầu nguyện lần thứ hai và nói: "Lạy Cha, nếu con cứ phải uống chén này mà không sao tránh khỏi, thì xin vâng ý Cha."(Mt 26,42). Chúa Giêsu hoàn toàn vâng theo thánh ý Chúa Cha để hoàn tất lễ hy tế.

Đường tình thập giá thách thức cuộc sống của con người thời “@’ a còng. Trong cuộc sống văn minh hiện đại với sự phát triển đột phá của khoa học và kỹ thuật  dẫn đưa con người đi vào ngõ tắt và rút vắn. Con người phải chạy đua với các phát minh khoa học. Các ngành khoa học thời nay dùng mọi phương tiện để rút bớt khoảng cách thời gian và không gian. Phát minh ra các máy tính điện tử nhanh gọn và nhẹ nhàng. Chúng ta chỉ cần bấm nút hoặc bật công tắc. Mọi thứ tiện nghi từ các đồ ăn thức uống cho tới việc sử dụng các dụng cụ được đáp ứng ngay. Rút ngắn không gian qua các loại điện đàm kỹ thuật vượt bực. Chúng ta bị quay cuồng trong cuộc đua chen sống vội này và cái gì cũng phải mau lẹ cần giải quyết ngay. Ngoài công việc làm ăn, ngay cả vấn đề cuộc sống hôn nhân gia đình cũng bị ảnh hưởng sâu rộng. Chúng ta dễ cảm thấy khó chịu và không đủ kiên nhẫn chờ đợi lâu hơn. Chúng ta muốn rút vắn thời gian và muốn đi đường tắt để đạt mục đích. 

Tuy nhiên, có nhiều vấn đề trong cuộc sống chúng ta không thể cắt bớt thời gian. Giống như một hạt giống cần phải gieo xuống đất, chờ thời gian đâm chồi nẩy lộc, phát triển và sinh hoa trái. Con người cần thời gian để phát triển và trưởng thành. Cần thời gian để học hành và trau dồi trí thức. Cần thời gian dài để tu tâm luyện tính. Cần thời gian để tạo mối liên hệ bạn bè. Cần thời gian để quan sát và học hiểu tính tình của con cái. Cần thời gian miệt mài tìm hiểu lẫn nhau để xây dựng đời sống gia đình hạnh phúc. Chúng ta không thể đốt giai đoạn muốn làm giầu mau chóng như chơi bài bạc, cá độ hay mua bán đồ quốc cấm. Chúng ta biết rằng bất cứ ai cũng có thể vẽ đường cong queo, người say cũng có thể vẽ được, nhưng để vẽ một đường thẳng, chúng ta phải luyện tập thường xuyên. Muốn có thành công, phải kiên trì phấn đấu. Muốn nên người, phải học làm người. Muốn có triều thiên vinh quang, phải trải qua khó khăn và kiên tâm chịu đựng.  Phải có hy sinh thập giá mới có vinh quang phục sinh. Điều gì cũng có cái giá phải trả.

Khoa học là để phục vụ con người. Con người không phải là cái máy rôbô vô hồn. Phương tiện kỹ thuật có thể giúp chúng ta đạt được những thành qủa tốt và chính xác trong công việc, nhưng nó không thể thay thế ý chí, ý thức, tâm tình và sự chọn lựa tự do của chúng ta. Nhận một món qùa quí giá mà không có tình yêu ẩn náu, món qùa mất giá trị. Điều quan trọng nhất là phải có tâm tình gói trọn trong món qùa. Của cho không quí bằng cách cho. Chúa Giêsu đã hiến thân vì tội lỗi của chúng ta. Chúa đã đổ từng giọt mồ hôi, từng cú quất nát thịt da, từng những bước chân yếu đau ngã qụy và từng giọt máu tươi rỏ xuống đất. Chúa cho chúng ta chính mạng sống của Ngài. Đó chính là tình yêu dâng hiến!

Chúa Giêsu đã biến hình sáng láng trong bản tính của Con Thiên Chúa. Con người chúng ta chỉ có thể biến sắc. Người ta nói: Trông mặt mà bắt hình dong. Vẻ mặt con người đổi thay qua sắc diện bên ngoài: Có vẻ mặt đơn sơ trong trắng, vẻ mặt hiền lành thánh thiện, vẻ mặt vui tươi hớn hở, vẻ mặt rạng rỡ phúc hậu, vẻ mặt đăm chiêu, vẻ mặt sợ hãi, có vẻ mặt lo âu và buồn sầu, có vẻ mặt ưu tư sầu muộn, có vẻ mặt cau có và nhăn nhó, có vẻ mặt gian tà và hung dữ, có vẻ mặt lạnh như tiền, mặt giận dữ, mặt bị xuống, mặt một đống, mặt đỏ gay hay tái nhợt…vẻ mặt biểu tỏ thái độ và tiếng nói nội tâm.

Chúa Giêsu đã thi hành thánh ý Chúa Cha trong mọi sự. Chúa Giêsu đã hoàn tất chén đắng mà Chúa Cha đã trao. Thánh Phaolô trong thơ gởi cho tín hữu Rôma đã viết: Thiên Chúa không dung tha chính Con mình nhưng lại phó thác Con vì tất cả chúng ta. Chỉ vì yêu thương thân phận mỏng dòn, yếu đuối và tội lỗi của con người mà Chúa Kitô đã phải hy sinh đổ máu cứu độ. Chúa yêu thương chúng ta như gà mẹ ấp ủ con dưới cánh. Chúa yêu chúng ta như mục tử tốt lành dẫn đàn chiên tới nguồn suối mát, chỗ nghỉ ngơi. Chúa Giêsu trả giá tình yêu bằng chính mạng sống mình: Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình (Ga 15,13).

Chúa Giêsu biến hình sáng láng mang lại niềm hy vọng tuyệt đối cho cuộc lữ hành trần thế của chúng ta. Ngước nhìn lên Chúa Giêsu, chúng ta vững bước tiến thân để phục vụ Chúa và tha nhân. Điều quan trọng nhất là chúng ta hãy lắng nghe lời Chúa dạy và đem ra thực hành. Có tiếng phán từ trời: Đây là Con Ta rất yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người. Lời Chúa là lời ban sự sống và là lời cứu rỗi. Trong những ngày chay thánh, chúng ta tiếp tục dõi theo bước chân của Chúa trên đường lên núi sọ. Bước lên trên đường trọn lành chúng ta phải cố gắng thanh luyện không ngừng. Hy sinh, ăn chay hãm mình, cầu nguyện và làm việc bác ái là lối nhỏ dẫn chúng ta vào con đường Chúa đã đi xưa.

Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Bronx, New York.

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Đức Giêsu Biến Đổi Hình Dạng (2/29/2012)
Nhiệt Tâm Lo Việc Nhà Chúa (2/28/2012)
Hãy Quan Tâm (2/28/2012)
Đức Giám Mục Hải Phòng: “trong ‘cõi Người Ta’, Cái Gì Cũng Chỉ Là Tương Đối” (2/28/2012)
Hãy Quan Tâm, Lm Vĩnh Sang (2/28/2012)
Tin/Bài cùng ngày
Hạnh Phúc Miên Man (2/27/2012)
Tuân Phục (2/27/2012)
Ba Chước Cám Dỗ, Gm Jb. Bùi Tuần (2/27/2012)
Hy Sinh (2/27/2012)
Thế Nào Là Ăn Chay ? (2/27/2012)
Tin/Bài khác
Suy Niệm Mùa Chay (2/26/2012)
Cạm Bẫy (2/26/2012)
Mong Manh (2/26/2012)
Từ Bỏ Tội Lỗi Và Trung Tín Với Tình Yêu Thiên Chúa (2/26/2012)
Tin Là Chấp Nhận Đường Thập Giá – Noel Quesson (2/26/2012)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768