CÁM DỖ ĐƯỢC XỨC TRO
Lm. Giuse
Nguyễn Văn Nghĩa
Vừa đọc cái
tựa bài viết, hẳn nhiên không ít người phân vân
tự hỏi: người viết có ấm đầu
chăng hay người viết đã lạc đạo?
Để có thể phân bua hay gọi là giải thích cho
nổi thắc mắc thường tình trên, xin
được cùng nhau xem xét một vài hiện
tượng rất phổ biến trong sinh hoạt nhà
đạo chúng ta. Đó là việc người
người tranh nhau hôn kính Thánh Giá Chúa ngày Thứ Sáu
tuần Thánh và người người đua nhau
đến để được xức chút muội
than trên đầu vào ngày Thứ Tư Lễ Tro, ngày
khởi đầu mùa Chay thánh.
Nói rằng người người thì cũng chẳng hàm
hồ, vì ngay một trong những hình ảnh của
Nước trời mà Chúa Giêsu đã từng ví là các bé
thơ trong trắng vẫn được bố mẹ hay
anh chị bồng đến để lãnh nhận chút tro
hay được bố mẹ “dí mũi” vào tượng
chuộc tội để chúng được hôn chân Chúa.
Nói rằng người người thì cũng chẳng là
phóng đại theo hình thái văn
chương ngoa ngữ, vì không ít người đang
ngần ngại đến toà cáo giải nhưng vẫn
không thể bỏ việc hôn chân Chúa hay cúi đầu
nhận tro. Vậy thử hỏi cớ nguyên
nào có các hiện tượng ấy? Xin
được mạo muội vạch ra một vài lý do, cho
dù chưa hẳn là xác đáng nhưng hy vọng có thể
giúp chúng ta suy nghĩ thêm chút gì.
1. Tâm lý chung
thường xem cái gì hiếm thì quý: Mỗi năm
chỉ một lần được hôn chân Chúa giữa
cộng đoàn. Cũng thế mỗi năm
chỉ một lần cử hành nghi thức xức tro.
Tượng chuộc tội, có thể nói là
không còn hiếm với ngày nay. Đã là
Kitô hữu Công giáo thì hầu như nhà nào cũng có
tượng chuộc tội vì dư khả năng
để mà có. Các tượng
đời mới lại xem ra có mỹ quan hơn so
với trước đây. Trừ một số
người có thói quen đạo đức, thì ít có ai “hôn
Chúa” dăm bảy lần trong năm chứ đừng nói
gì là hằng ngày. Cái tượng mà hằng năm
được trưng ra để tín hữu hôn chân
vẫn để hay treo đâu đó trong phòng thánh, nhưng
thử hỏi có mấy ai đến “hôn chân” ngoài ngày
Thứ Sáu tuần thánh.
Giả như nghi thức xức tro diển ra hằng ngay
hay hằng tuần, giả như nghi thức “hôn chân Chúa”
cũng được cử hành hẳng tuần hay
hằng ngày thì chắc chắn có chăng chuyện người
người tranh dành nhau vì không thể bỏ?
2. Tâm lý không muốn bị
mất phần trong những sự gọi là của chung: “Một miếng giữa làng
bằng cả sàng trong bếp”. Câu ngạn
ngữ này dù chưa phản ánh cách sít sao nhưng cũng nói
lên cái tâm lý không muốn bị mất phần. Đêm
tiệc ly, khi Chúa Giêsu nói với Phêrô rừng nếu không
để Chúa rửa chân thì sẽ không được
dự phần với Người thì dù chẳng biết là
phần gì, Phêrô đã sợ mất phần nên vội xin
không chỉ rửa chân mà rửa cả tay và đầu ! ( x. Ga 13,6-11 ). Trong một cuộc họp hay
hội chung, có phát một tờ giấy
tài liệu đơn giản, nếu mình không có thì cũng
cảm thấy thiếu thiếu gì đó. Đúng
là chuyện bình thường kiếp người cho dù
bản thân là linh mục hay tu sĩ.
3. Tâm lý muốn biểu
hiện tâm tình cách chung chung, như
mọi người: để biểu lộ tâm tình
sám hối cách chung chung như lên chịu chút tro thì hầu
như rất dễ thực hiện. Vừa
nhanh, vừa chẳng cần xưng thú điều gì cách
cụ thể, thì việc chịu tro đã trở thành
“một cám dỗ” khó bỏ qua. Giả như Hội
Thánh thay đổi hình thức lãnh nhận bí tích hoà
giải bằng việc chịu tro thì người
người, nhà nhà sẽ nô nức lãnh nhận “bí tích hoà giải
kiểu này” hằng ngày không chừng. Cái tâm tình chung chung tuy vẫn có tác dụng của nó
nhưng hiệu quả thì hạn chế và chóng qua. Sám
hối là để đổi thay, không biết có
được bao nhiêu người nhận tro bày tỏ
sự sám hối đã có được quyết tâm thay đổi ? Yêu mến Chúa là để dõi theo chân Chúa, nên một với Chúa, sống
như Chúa sống. Không biết có được bao nhiêu
người bày tỏ sự mến yêu Chúa qua việc hôn
chân Chúa đã có được nỗ lực đi theo chân Chúa, sống và yêu thương như
Chúa đã sống và yêu thương?
Mùa chay thánh lại về. Các nghi
thức, nghi lễ, các cách thức sống đạo
được lập ra nhằm giúp ta sám hối ăn
năn, thay đổi cuộc sống như xức tro,
ăn chay, hôn chân Chúa, ngắm đàng Thánh giá, ngắm
nguyện các sự thương khó Chúa Giêsu…quả là
tốt đẹp đáng trân trọng và phát huy. Những tâm tình đạo đức vốn có giá
trị và chỗ đứng của chúng trong đời
sống đạo, đời sống đức tin.
Tuy nhiên, lời dạy của Mẹ Hội
Thánh về việc tôn kính Đức Maria chắc chắn
cũng không thể sai khi áp dụng với những hình
thức đạo đức của mùa Chay. “Các tín
hữu hãy nhớ rằng lòng tôn sùng chân chính không hệ
tại ở tình cảm chóng qua và vô bổ, cũng không
hệ tại ở một sự dễ tin phù phiếm,
nhưng phát sinh từ một đức tin chân thật…” (GH 67).
Chước cám dỗ luôn có đó. Ma quỷ như sư tử luôn rảo quanh chúng
ta như tìm mồi cắn xé. ( x. 1P
5,8 ) Chước cám dỗ mà ẩn sâu trong các hình thức
đạo đức thì lại càng khó nhận diện
để chống trả. Nếu chỉ hài lòng với
một vài tình cảm đạo đức như “thấy
thương Chúa”, “thấy mình là kẻ tội lỗi”…mà
thôi chứ không thay đổi cuộc sống để
nên tốt hơn, quảng đại hơn, thánh thiện
hơn…thì cũng rất dễ sa chước cám dỗ. Quả thật, những câu chuyện thật
như bịa “cười ra nước mắt” về
việc sống đạo mùa chay vẫn chưa có hồi
kết.
“Tên kia, đứng lại, lấy tiền ra,
nộp ông đây.” Cha thánh Gioan Vianey nhân một
buổi đi kẻ liệt trong ngày thứ Tư Lễ
tro về, cảm thấy có cái gì lành lạnh như con dao
nhọn dí ở sau lưng, ngài nói: “Tôi không có tiền,
nhưng hôm nay trời lạnh qua, mời anh điếu
thuốc.” “Ồ, xin lỗi cha, trời tối quá, con không
nhận ra cha. Xin cám ơn cha, hôm nay thứ Tư lễ Tro,
ngày ăn chay, con không dám hút thuốc,
kẻo phá chay.”
Một chuyện khác: “Sao chúng con đánh nhau ?”
Cha xứ hỏi hai thiếu niên. Một
em thút thít trả lời: “Thưa cha, bạn ấy dành hôn
chân Chúa, xô con té”.
Lại một chuyện khác nữa: Đêm thứ Tư
lễ tro, cha xứ thấy đèn một phòng học giáo
lý còn sáng, ngài đến để tắt đèn bổng
thấy năm, sáu giáo lý viên còn ở đó. “Sao giờ này
chúng con còn ở đây ? Họp hành gì
khuya thế ! “ Thưa
cha - Một giáo lý viên gãi đầu thú nhận - dạ chúng
con chờ đồng hồ điểm 12 giờ đêm
để nhậu mà khỏi phá chay.” Cha xứ chào thua, tuy
nhiên, vốn quá cẩn thận việc giữ luật, ngài
căn dặn: “Nhưng cha cấm chúng con không
được vặn đồng hồ chạy nhanh
đó nghen, nhanh một phút cũng không được
!”. Chuyện mùa chay còn tiếp…
Lm. Giuse
Nguyễn Văn Nghĩa
|