Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Niềm Tin Bật Nóc Bật Tường
|
|
Chủ Nhật, Ngày 19 tháng 2-2012
|
TamAnh
Normal
TamAnh
1
1
2012-02-16T03:52:00Z
2012-02-16T03:53:00Z
1
1227
6998
123
58
16
8209
10.2625
Clean
MicrosoftInternetExplorer4
<!--
/* Font Definitions */
@font-face
{font-family:Batang;
panose-1:2 3 6 0 0 1 1 1 1 1;
mso-font-alt:\BC14\D0D5;
mso-font-charset:129;
mso-generic-font-family:roman;
mso-font-pitch:variable;
mso-font-signature:-1342176593 1775729915 48 0 524447 0;}
@font-face
{font-family:SimSun;
panose-1:2 1 6 0 3 1 1 1 1 1;
mso-font-alt:\5B8B\4F53;
mso-font-charset:134;
mso-generic-font-family:auto;
mso-font-pitch:variable;
mso-font-signature:3 680460288 22 0 262145 0;}
@font-face
{font-family:"\@Batang";
panose-1:2 3 6 0 0 1 1 1 1 1;
mso-font-charset:129;
mso-generic-font-family:roman;
mso-font-pitch:variable;
mso-font-signature:-1342176593 1775729915 48 0 524447 0;}
@font-face
{font-family:"\@SimSun";
panose-1:2 1 6 0 3 1 1 1 1 1;
mso-font-charset:134;
mso-generic-font-family:auto;
mso-font-pitch:variable;
mso-font-signature:3 680460288 22 0 262145 0;}
@font-face
{font-family:Verdana;
panose-1:2 11 6 4 3 5 4 4 2 4;
mso-font-charset:0;
mso-generic-font-family:swiss;
mso-font-pitch:variable;
mso-font-signature:-1593833729 1073750107 16 0 415 0;}
/* Style Definitions */
p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal
{mso-style-parent:"";
margin:0in;
margin-bottom:.0001pt;
text-align:justify;
text-justify:inter-ideograph;
text-indent:14.2pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:13.0pt;
mso-bidi-font-size:12.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-fareast-font-family:"Times New Roman";
mso-fareast-language:EN-US;}
h1
{mso-style-update:auto;
mso-style-link:" Char";
mso-style-next:Normal;
margin-top:10.0pt;
margin-right:53.25pt;
margin-bottom:4.0pt;
margin-left:.5in;
text-align:center;
mso-pagination:widow-orphan;
page-break-after:avoid;
mso-outline-level:1;
font-size:13.0pt;
mso-bidi-font-size:12.0pt;
font-family:Verdana;
mso-fareast-font-family:Batang;
mso-bidi-font-family:Arial;
color:red;
mso-font-kerning:16.0pt;
mso-fareast-language:EN-US;}
span.Char
{mso-style-name:" Char";
mso-style-link:"Heading 1";
mso-ansi-font-size:13.0pt;
mso-bidi-font-size:12.0pt;
font-family:Verdana;
mso-ascii-font-family:Verdana;
mso-fareast-font-family:Batang;
mso-hansi-font-family:Verdana;
mso-bidi-font-family:Arial;
color:red;
mso-font-kerning:16.0pt;
mso-ansi-language:EN-US;
mso-fareast-language:EN-US;
mso-bidi-language:AR-SA;
font-weight:bold;}
span.GramE
{mso-style-name:"";
mso-gram-e:yes;}
@page Section1
{size:8.5in 11.0in;
margin:1.0in 1.25in 1.0in 1.25in;
mso-header-margin:.5in;
mso-footer-margin:.5in;
mso-paper-source:0;}
div.Section1
{page:Section1;}
-->
Niềm tin bật nóc bật tường
Nhà ở đây
nằm vuông vức dưới nắng Galilê, mái nhà làm
như sân thượng, bên ngoài nhà có một cầu thang
nhỏ để leo lên… và đám đông
bu lại chật cứng ngôi nhà, lan ra chung quanh. Thế thì làm sao mà đưa được
người tê bại nằm chõng, cùng với bốn
trự lực lưỡng khiêng chõng? Ôi thôi, kệ xác
nó! Nó, hoặc người nhà nó, đã làm cái gì đấy
thì Đức Chúa Trời mới phạt như thế
chứ! Thời Đức Giêsu, người ta tin như đinh
đóng cột rằng tàn tật, bệnh hoạn và
tội lỗi gắn bó với nhau.
Nhưng mấy cái
tên ngổ ngáo này chẳng coi ai ra gì cả, chẳng
biết kiêng nể gì cả. Tội nghiệp, chúng kéo
ngay người bệnh lên sân thượng, rồi chúng
khoét lỗ mái nhà. Mái này hẳn là mái đất
trộn với rơm rạ: bao nhiêu là người trong nhà
đưa đầu đưa cổ ra để hứng
bụi, hứng vữa… Bây giờ chúng
mới thòng chõng cùng người bại liệt qua lỗ
mái nhà; người ta đành xô đẩy nhau để
tránh chỗ của chúng nó. Còn Đức
Giêsu? Đức Giêsu nhìn thấy chúng nó
có “lòng tin”.
Cái gì điên hơn?
Niềm tin ư? Đó
là chọc thủng mái nhà. Là đánh
cuộc cả đời mình trên cái vô hình, cái mà
người ta không bao giờ nhìn thấy. Đó là
dựa vào Thiên Chúa để “sáng tạo” – để làm
phát sinh cái chưa hiện hữu, cái mà người ta
chưa nghe nói đến, cái khó tin, đôi khi điên khùng:
Chọc thủng mái nhà.
Tin, là khiêu khích cho
Đức Giêsu làm cái không thể làm được. Người
sẽ nhận lời thách thức. Người
cũng chọc thủng mái, mái này dầy hơn mái nhà.
Người sắp thâm nhập con người bại
liệt kia, con người tù hãm kín
bưng trong tật nguyền của mình, để nói
với hắn một lời chưa từng ai nghe, một
lời điên cuồng: “Tội lỗi của con đã
được tha”.
Không! Có thể nào
đập vỡ cái vỏ bọc kín con người khi nó
đã đặc, đã cứng qua bao nhiêu mối ngổn
ngang, bao nhiêu bần tiện, bao nhiêu đấm đá của
cõi đời? Có thể nào kêu lên trong lòng nó: “Tội
lỗi của con đã được tha”, như thể
đời nó sắp tìm lại được cái vẻ
tươi mát của một khuôn mặt trẻ thơ?
Cái gì điên hơn? Chọc
thủng mái nhà, hay đột nhập vào bên trong con
người đó, mà mời gọi nó hãy sống như
thể vừa sơ sinh?
Chọc thủng bức tường bê tông
thành kiến xã hội
Đã đành là có
những người nhìn Đức Giêsu bằng cặp
mắt cú vọ. Những người muốn
giữ gìn cuộc đời mình sao cho khỏi phải
liều mình vì chuyện không thể có. Họ
đã bắt Thiên Chúa phục vụ cho não bảo thủ
của họ. Để họ còn có thể đem
đồng loại nhốt chuồng, trói cọc: “Tại
sao người này lại nói như thế? Phạm
thượng. Chỉ có mình Thiên Chúa
mới có thể tha tội”.
Quang cảnh sắp
trở nên quái lạ hơn nữa. Đức
Giêsu đã thấu rõ tâm tưởng họ, thế là
Người dồn họ vào cơn sửng sốt tột
độ. “Cái gì dễ hơn? Nói
với người bất toại: “Tội lỗi của
con đã được tha, hay là nói: Hãy đứng
dậy, vác chõng mà đi?”. Ta như nghe
được cả sự yên lặng nín thở của
những người chứng kiến. Đức Giêsu quay
lại nhìn con người mà không còn sức đứng lên:
“Hãy chỗi dậy, vác chõng mà về nhà”. Maccô nói thêm như
thể chính mắt vẫn còn nhìn thấy: “Người
ấy đứng dậy” (Mc 2,12) Cần
phải nhắc lại: vào thời Đức Giêsu,
người bệnh bị coi như kẻ tội lỗi
và do đó như một kẻ bị gạt ra bên lề xã
hội.
Chuyện gì đã
xảy ra? Đức Giêsu đã cho một người
đứng vững lại, đã hoàn trả hắn
lại cho một cuộc sống “ra người”
tưởng như đã tàn lụi ở nơi hắn,
đã cho hắn phục hồi chỗ đứng của
mình trong xã hội, đã cho hắn bước vào cuộc
đời một lần nữa.
Đục mái,
đục tường, đục thủng những gì làm
tê bại thân xác và lòng người, đục thủng bê
tông thành kiến và những kỳ thị loại trừ
của một xã hội… để gọi đến
đây cái không thể có, đó là chuyện xảy ra chung quanh Đức Giêsu cách đây hơn hai
mươi thế kỷ… và ngày nay?
Đức tin đã cằn cỗi rồi
chăng?
Người ta đã
có thể tố cáo các người theo
Kitô giáo là có một đức tin không thay đổi gì
thế giới, đôi khi lại còn tôn phong sự bất
công và những điều ngang trái đã trở thành
cường quyền. Nhiều người
ngày nay nghĩ rằng Kitô giáo đã cạn nguồn
sống phong nhiêu của mình đối với lịch
sử, và từ nay đạo khô cằn. Những
lời trách cứ ấy không phải bao giờ cũng vô
căn cứ, và chúng ta phải nghe, không phải để
nuôi dưỡng một thứ lo âu bệnh hoạn,
nhưng để kích thích sự sống của ta trong
Thần Khí.
Với những
người có lòng đạo thời đó, Đức
Giêsu thường chỉ rõ ràng họ phải đón
nhận tiếng gọi của Nước Thiên Chúa qua tác
phong và lời nói của những kẻ mà người ta
coi là ‘kẻ ngoại’. Sau khi nghe viên bách quản La Mã,
Đức Giêsu đã làm cho đồng bào của mình
ngẩn người kinh ngạc khi Người kêu lên:
“Quả thật, Ta không tìm được một lòng tin
như thế nơi Israel”.
Lòng tin ư? Giả
sử có ai hỏi viên bách quản, hay hỏi bốn anh
vừa khoét mái nhà, rằng tin những điều gì hãy
tuyên xưng ra, thì không biết họ sẽ ấp úng làm
sao? Hẳn họ sẽ chẳng có những nhận
định dài dòng, mà chỉ nói rằng họ đã nghe nói
về quyền năng tỏa ra từ Đức Giêsu, và
họ mong đợi Ngài sẽ chữa lành bệnh,
phục hồi sự sống, làm điều không thể
có.
Tin, trước hết là một chuyển
động trong sự sống.
Trong quá khứ,
phải chăng các Kitô hữu đã từng thu hẹp lòng
tin khi lầm lẫn lòng tin với những công thức,
trong khi TIN trước tiên là sự sống của ta
chuyển động vì giao tiếp với Đức Giêsu?
Có một niềm ham sống mới lạ mà Đức
Giêsu đi tới đâu là cho lây, cho lan ra tới đó; nó
gây nên nơi các Kitô hữu, trong Hội Thánh, và tùy theo
mỗi nền văn hóa và mỗi thời đại,
một tư duy không dứt về Thiên Chúa, về những
con đường của Ngài nơi chúng ta, về sự
hiện diện sinh động của Ngài; lòng tin cũng
là tri thức, nó mặc lấy lớp áo ngôn từ, lớp
áo của những tác phẩm đạo lý, những hệ
thống thần học, nhưng như Đức Giáo Hoàng
Gioan 23 nói trong bài diễn văn khai mạc Công Đồng:
“Bản chất của đạo lý và lớp vỏ công
thức để diễn bày đạo lý là hai cái khác
nhau”. Ngôn ngữ và tư tưởng là
đường chúng ta đến với Thiên Chúa thật
đấy, nhưng ngôn ngữ và tư tưởng không bao
giờ cầm hãm được Thiên Chúa. Bởi Thiên Chúa bao giờ cũng lớn hơn,
sống hơn. Đức tin trước tiên là
gặp được Đức Giêsu, để thấy
Ngài luôn mới lạ, luôn tái tạo sự sống.
TIN ấy là tính “người” của Thiên Chúa
đột hiện nơi Đức Giêsu: Họ đã chọc
thủng mái nhà. “Thấy lòng tin của họ, Đức
Giêsu nói với người bất toại: “Tội lỗi
của con đã được tha”. Người
làm cho hắn tái sinh ở ngay trong chính mình hắn,
Người làm cho hắn tái sinh cho một tập thể
vốn coi hắn như rác. Một
lời thôi, Đức Giêsu biến đổi một con
người; đồng thời Người đảo
lộn xã hội, đảo lộn những tầng
lớp nề nếp cố cựu, cùng những lý lẽ
toa rập lấy đạo đức cùng tôn giáo
để biện minh cho cái xã hội ấy. Mãnh lực cách mạng của sự tha thứ
tội lỗi, tái sinh con người, chân trời vô
giới hạn Đức Giêsu mở ra trước loài
người. Làm sao đức tin có thể hao gầy
mòn mỏi đi, đến mức một số
người có vẻ như thu teo nó lại thành một
bộ giáo điều, trong khi nó là sự sống trào ra,
vọt ra, là tính người của Thiên Chúa đột
hiện nơi Đức Giêsu?
Cách đây khoảng
hai mươi năm, René Maheu định nghĩa tổ
chức UNESCO là “tổ chức của hy vọng”, và ông
thêm: “Con người mà chúng tôi tin vào, mà chúng tôi ra công
kiến tạo, đó không phải là con người
của lịch sử hay huyền thoại quá khứ,
nhưng là con người của tương lai, con
người ấy khi hoàn thành thì so với tiến trình
hiện tại này, nó cũng siêu việt như ý thức so
với thiên nhiên vậy. Một thực thể ở chân
trời”… Nếu nhắm về tương lai con
người mà có thể diễn tả một cách sắc
bén như vậy, thì biết nói gì về lòng tin của Kitô
giáo, cũng một lòng tin mà vừa tin vào con người
nơi Thiên Chúa vừa tin vào cao vọng của Thiên Chúa
nơi con người?”.
“Đây ta làm một thế giới mới”
Đôi khi trong
Hội Thánh, người ta than vãn vì xã hội ngày nay
mất đức tin, nhất là giới trẻ. Rồi người ta so sánh này nọ với
một quá khứ thường được lý
tưởng hóa. Cái đức tin bảo
rằng đã ‘mất’ đó là đức tin gì?
Vấn đề này có thể khảo sát lâu lắc. Đó có phải là đức tin chọc thủng
mái nhà ở Caphácnaum chăng? Đó có
phải là đức tin Đức Giêsu thán phục,
đức tin cách mạng cuộc sống của cả
một xã hội chăng?
Đã đành là ta
sẽ bất công nếu vội kết luận, nếu
quên đi sức mạnh và tội lỗi của thế
gian, và chỉ chuyên tố cáo rằng các Kitô hữu đã thiếp
ngủ? Nhưng quả thật là đã đến giờ,
đến phút phải nhận ra rằng nhiều
người đang chờ đợi ở chúng ta, ở
Giáo Hội, tất cả sức mạnh linh lợi nguyên
tuyền của Tin Mừng.
Điều khẩn
bách ấy, vị ngôn sứ đã nhân danh Thiên Chúa lớn
tiếng bảo chúng ta: “Đừng nhớ chuyện ngày
xưa nữa, đừng nghĩ về quá khứ nữa.
Đây Ta làm một thế giới mới: nó đã hiện
lên rồi, các người không thấy sao?”
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|