Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Đức Giêsu Chữa Lành Người Bại Liệt - Jkn
|
|
Thứ Bảy, Ngày 18 tháng 2-2012
|
Đức Giêsu chữa lành người bại liệt
- JKN
Câu hỏi gợi ý:
1.
Đức Giê-su có chứng tỏ Ngài có
quyền tha tội không? Chứng tỏ bằng cách nào?
Nếu chỉ một mình Thiên Chúa mới có quyền tha
tội thì ta phải kết luận thế nào về
Đức Giê-su?
2.
Các kinh sư đã cố tình không
nhận ra Đức Giê-su chính là Thiên Chúa khi Ngài tỏ ra có
quyền năng tha tội. Có bao giờ chúng ta cũng
cố tình không nhận ra Thiên Chúa hay Đức Giê-su trong
tha nhân sống chung quanh ta không? hay trong
những người Ngài đang dùng để hoạt
động cho thế giới hay trong Giáo Hội không?
3.
Nếu có ai xúc phạm đến
bạn, nhưng lại có ai đó - cha mẹ, thầy
dạy, v.v... - tha tội cho người
ấy thay cho bạn, thì bạn nghĩ thế nào?
Người ấy làm như thế có đúng không? Bạn
nghĩ thế nào về việc Đức Giê-su tha tội
cho người này người kia khi
họ xúc phạm đến một người khác
nữa không phải là Ngài?
Suy tư gợi ý:
1. Đức Giê-su có
quyền tha tội
Khi nghe Đức
Giê-su nói với người bị bại liệt: «Này con,
con đã được tha tội rồi», lập tức
các kinh sư Do Thái cảm thấy câu nói ấy có vấn
đề. Họ chỉ thắc mắc thầm trong
bụng: «Sao ông này lại dám nói như vậy? Ông ta
phạm thượng! Ai có quyền tha tội, ngoài một
mình Thiên Chúa?» Phải nói rằng thắc
mắc như vậy là rất hợp lý, vì tội là
điều phạm đến Thiên Chúa, là vi phạm
luật lệ do Thiên Chúa ban hành, nên chỉ một mình Thiên
Chúa mới có quyền tha tội mà thôi. Tôi
nghĩ rằng thắc mắc như thế hoàn toàn không có
gì đáng trách, mà trái lại còn đáng khen nữa. Trước thắc mắc ấy, nhiệm
vụ của Đức Giê-su là phải chứng tỏ cho
họ thấy câu nói của mình vừa rồi là đúng hay
sai. Và Ngài đã chứng tỏ bằng một sự
kiện hết sức ngoạn mục là làm cho
«người bại liệt đứng dậy, và lập tức
vác chõng đi ra trước mặt mọi người»,
sau khi ra lệnh cho anh ta: «Ta truyền cho con: Hãy đứng
dậy, vác chõng mà về!»
Như vậy, Ngài
đã chứng tỏ cho các kinh sư có mặt ở
đấy rằng Ngài có quyền tha tội bằng
một phép lạ mà chỉ có thần linh mới có thể
làm được. Nếu chỉ một mình Thiên Chúa có
quyền tha tội, mà Ngài đã chứng tỏ bằng
một sự kiện trước mắt là mình đã tha
tội một cách hữu hiệu, thì kết luận
hợp lý chỉ có thể là Ngài chính là Thiên Chúa, hay Thiên Chúa
với Ngài là một (lập luận số 1).
2. Thiên Chúa có thể
mặc lấy những hình dạng ta không ngờ
a) Thiên Chúa hiện thân trong tha nhân của ta
Trước sự
kiện ấy, đáng lẽ các kinh sư phải nhận
ra Ngài là ai, nhưng họ lại cố tình không nhận ra
điều ấy. Có lẽ tâm lý của họ là không thể
nào tưởng tượng được một Thiên Chúa
toàn năng cao cả lại có thể mặc lấy hình
dạng một con người rất bình dị, thậm
chí có vẻ thuộc một giai cấp kém hơn họ, học
hành hay bằng cấp không bằng họ. Đặt
mình vào địa vị của họ, chắc hẳn
rất nhiều người trong chúng ta - cả tôi nữa
- cũng sẽ suy nghĩ và hành động như họ.
Chính vì thế, tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải rút
ra bài học cho mình: Thiên Chúa có thể mặc lấy hình
dạng mà trí tưởng tượng ta không ngờ
tới được. Đặc biệt nhưng cũng
thông thường nhất, Ngài mặc lấy hình dạng
của những tha nhân sống chung quanh
ta, bên cạnh ta, nhất là những người đang
chịu đau khổ, bị khinh rẻ và áp bức
bất công vì nghèo hèn mà không nói lên được...
b) Thiên Chúa hiện thân nơi những
người Ngài sai đến
Một trong những
lỗi thông thường nhất của chúng ta -
tương tự như lỗi của các kinh sư nói trên
- là chúng ta khó có thể chấp nhận những
người đại diện cho Thiên Chúa ở trần
gian lại là những người kém hơn mình mặt này
mặt nọ, thậm chí rất nhiều mặt. Còn các nhà lãnh
đạo xã hội hay tôn giáo cũng khó có thể nhận
ra các ngôn sứ của Thiên Chúa trong thời đại mình
khi thấy họ thuộc giai cấp kém hơn mình,
hoặc nói những điều mà theo sự hiểu
biết của mình thì khó mà chấp nhận
được.
Thật ra, nếu
các ngôn sứ mà nói đúng như mọi người
vẫn nghĩ, vẫn quan niệm, thì có bao giờ họ
lại bị bách hại, bạc đãi? Nhưng theo
Đức Giê-su, ngôn sứ đích thực thì hầu
như bao giờ cũng bị thế gian bạc đãi (x.
Lc 6,23), vì họ luôn luôn đến
để nâng cao trình độ tâm linh của con
người lên. Điều đó buộc
mọi người phải thay đổi quan niệm cũ.
Điều này là nguyên nhân chính khiến các ngôn
sứ bị người đồng thời bách hại vì
họ hiểu lầm các ngôn sứ là phá hoại.
Những người chấp vào quan niệm cũ chắc
chắn sẽ bị vấp phạm và gây vấp phạm
(x. Lc 20,18; Mt 11,6; 15,12; Mc 6,3). Nếu đọc kỹ Lời Chúa, chúng ta sẽ
rút ra được những tiêu chuẩn đúng
đắn để phân biệt và nhận ra ngôn sứ
thật. Người ta nhận lầm ngôn sứ
giả là ngôn sứ thật và ném đá hay kết án những ngôn sứ thật chính vì
người ta đã dựa vào những tiêu chuẩn
của con người. Đương nhiên không phải ai
nói khác với quan niệm chung của
mọi người cũng đều là ngôn sứ.
3. Đức Giê-su có
thể tha cả những tội ta phạm tới tha nhân
Trở lại
việc Đức Giê-su có quyền tha tội. Trên
nguyên tắc, tội phạm tới ai, thì chỉ có
người ấy mới có quyền tha. Thật là
phi lý khi A xúc phạm hay gây thiệt hại cho B, mà C -
một người khác - lại thay cho B để tha
lỗi cho A. Cho dù C là cha mẹ hay chủ nhân của B, thì
việc tha lỗi dùm như thế khó có thể chấp
nhận được đối với những ai
đòi hỏi sự hợp lý. Ta thấy tòa án
ngoài đời không hề có quyền tha tội cho ai khi
người ấy thật sự có tội. Nếu tòa án tuyên bố bị can trắng án là do tòa án
chứng minh được người ấy vô tội.
Nếu bị can có tội mà tòa án
vẫn tha là tòa án đã vi phạm luật pháp. Vậy ta
phải giải thích thế nào về việc Đức
Giê-su tha cho ta những tội hay sự xúc phạm ta làm cho
người khác chứ không phải làm cho Ngài?
Có hai điều có
thể giả định: một là Ngài làm như thế
là phi lý, hai là Ngài làm như thế là hữu lý. Là Ki-tô hữu, chắc chắn chúng ta không thể
chấp nhận Ngài phi lý được. Ngài không
thể phi lý! Vì thế, nếu ta thấy
việc Ngài-tha-tội-dùm-cho-người-khác là phi lý thì chính
vì ta chưa thấy được sự hợp lý của
nó mà thôi. Sự hợp lý đó nằm
ở chỗ nào?
Lập luận sau
đây (số 2) cũng tương tự như lập
luận trên (số 1). Nếu chỉ có người bị xúc
phạm mới có quyền tha cho người xúc phạm
mình, mà chính Đức Giê-su lại cho rằng mình có
quyền tha như vậy, thì kết luận hợp lý phải
là: Ngài chính là người bị xúc phạm, hay nói rõ hơn
người bị xúc phạm và Ngài chỉ là một. Nói
cách khác, khi ta xúc phạm đến tha nhân của ta, là ta
xúc phạm đến chính Đức Giê-su: chính Ngài bị
xúc phạm, thậm chí còn nhiều hơn cả
người đang được coi là bị xúc phạm
nữa. Thật vậy, nhiều lần trong Tin Mừng
Ngài đã tự đồng hóa Ngài với tha nhân của ta,
chẳng hạn: «Ta bảo thật các ngươi: mỗi
lần các ngươi làm (hay không làm) như thế cho
một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta
đây, là các ngươi đã làm (hay không làm) cho chính Ta
vậy» (Mt 25,40.45).
Rất có thể
chúng ta cũng hành động tương tự như
những kinh sư Do Thái trong bài Tin Mừng hôm nay: cố
tình không nhận ra Thiên Chúa hay Đức Giê-su ở trong
hình dạng của những người anh chị em
đang sống chung quanh ta.
Cầu nguyện
Lạy Cha, lời
của Đức Giê-su thật là rõ ràng cho con thấy tha
nhân chung quanh con chính là hình ảnh, là
hiện thân của Cha, của Đức Giê-su. Nhưng than ôi, con cũng cứng lòng không kém gì các
kinh sư xưa, cố tình không nhìn nhận như vậy,
chỉ vì họ nhiều khi khó thương quá, hèn kém quá.
Xin cho con nhận ra sai sót của con và tu sửa lại.
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|