Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Bệnh Trầm Trọng, Thì Thuốc Phải Thật Mạnh.
|
|
Thứ Năm, Ngày 16 tháng 2-2012
|
Bệnh trầm trọng, thì thuốc phải
thật mạnh.
(Trích trong ‘Lương
Thực Ngày Chúa Nhật’ – Achille Degeest.)
Sự nghiên cứu
về văn chương đoạn Phúc âm này của Marcô
đem đến nhiều tranh luận. Quả thật, khi
biên soạn cuốn Phúc âm, Marcô dự tính chứng minh
dần dần rằng: Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Vậy mà
ở đây, thánh sử kể lại một phép lạ mô
tả Chúa Giêsu không những như một người có
quyền năng khác thường, có nền giáo huấn
mới mẻ, nhưng còn như một Đấng có
quyền tha tội. Vậy là Chúa Giêsu tự
quả quyết mình ngang hàng với Thiên Chúa. Do đó
câu hỏi được đặt ra là: bài này có phải
đã trình bày một sự pha trộn
giữa sự giải thích với một sự kiện
không? Sự kiện đó là sự chữa
lành thể xác cho người tê liệt đã xảy ra
từ buổi đầu khi Chúa Giêsu ra đi thi hành sứ
mạng. Sự giải thích sự kiện, tức là
sự trông thấy xuyên qua việc chữa lành kia, dấu chỉ
chứng thực rằng Chúa Giêsu có quyền tha tội, và
như vậy, tức Người là Thiên Chúa, chỉ
mới có sau này. Như vậy có nên kết
luận là thánh sử Marcô đã thuật lại những
chuyện sai lịch sử chăng? Trái lại, khi
thuật lại câu chuyện thánh sử đã mô tả
việc này xảy ra với tất cả sự
đứng đắn bằng cách tiết lộ cho ta
thấy qua một phương pháp hành văn hoàn toàn
được chấp nhận, ý nghĩa và sự sâu
sắc thực sự của sự kiện xảy ra. Marcô
chứng minh Chúa Giêsu đang dần dần mạc khải
Người là Con Thiên Chúa, nhưng ngay từ phần
đầu của đoạn Phúc âm này, đó đây, thánh
sử đã vẽ lên những nét báo trước sự
kết thúc. Ở đây, chúng ta có lẽ đứng
trước 1 trường hợp thường hay xảy
ra trong Thánh Kinh, đó là trường hợp mà tương
quan vật chất của một sự kiện
được phong-phú-hóa bằng sự chỉ dẫn cho
thấy mầu nhiệm mà sự kiện đó muốn nói
lên. Sau khi xác định như vậy, chúng ta nắm
vững được Chân lý nếu chúng ta đọc
đoạn Phúc âm này của Marcô bằng cách để cho
sự đơn sơ cao đẹp và tuyệt diệu
của tác giả chinh phục chúng ta. Có hai chi
tiết. Người ta nghĩ rằng căn nhà trong
đó Chúa Giêsu dừng chân khi từ Caphanaum về chính là
căn nhà của Phêrô. Đàng khác, chi tiết
lạ lùng dỡ mái nhà cũng không có chi là khó tin. Mái
những căn nhà vào thời đó là 1 thứ sân
thượng mà người ta lên được nhờ
một cầu thang bên ngoài, cho nên quả là tương
đối dễ, khi muốn mở ra một lỗ
bằng cách cất đi ít viên ngói là xong.
Chúng ta hãy nêu lên hai
giáo huấn quan trọng:
1) ‘Hỡi con,
tội lỗi con đã được tha’. Chúa Giêsu mở
đầu bằng câu nói đó, có lẽ là vì Người
muốn ghép mình vào não trạng quần chúng đương
thời, khi dân chúng quan niệm rằng: mọi bệnh
tật đều là hậu quả của tội lỗi,
hoặc là tội lỗi của người bịnh,
hoặc là tội lỗi của cha mẹ y. Nhưng mau
mắn, Chúa đã đi từ bình diện này qua bình
diện kia. Chữa bịnh phần xác
rồi, Chúa đặt ngay hành động Người
như một dấu hiệu của sự chữa lành
về phần thiêng liêng mà Người mang đến cho
nhân loại. Sự đau ốm phần sâu xa gấp
bội đang đục khoét con người trong cả
bản thể. Bịnh hoạn nói chung
thật ra là hậu quả của thái độ xấu xa
và bạc phước trong đó con người đang
đắm chìm, khi chống lại Thiên Chúa. Chính đó là cái
bất hạnh căn bản mà Chúa Giêsu muốn chữa và
Người loan báo điều đó khi phán: ‘Tội con
được sạch’.
2) Tại sao lại
có những tư tưởng ấy trong lòng các
ngươi? Chúa Giêsu đặt câu hỏi đó cho
cử tọa của Người, là những kẻ không
sẵn sàng chấp nhận ai ai ngược lại các ý
kiến của họ. Chúng ta đừng vội lên án họ… Vào địa vị
họ khi đó, chúng ta đã phản ứng thế nào?
Hôm nay đây, Chúa cũng đặt câu hỏi
ấy cho chúng ta mỗi khi Người gặp một
sự chống đối nào đó nơi chúng ta. Nhân
danh những cái mà chúng ta cho là ‘những nguyên tắc
tốt’, chúng ta đặt lên những chướng
ngại cho những hồng ân mới
lạ mà Thiên Chúa bất thần ban cho chúng ta hay Giáo
Hội. Điều quan trọng là chúng ta phải sẵn
sàng đón nhận những cái mới lạ của Thánh
Linh, song dĩ nhiên điều quan trọng là chúng ta
phải nhìn nhận những cái mới lạ đó
thật sự là của Thánh Linh. Chính là vấn đề:
sự sẵn sàng đối với Chúa, và trên bình diện
các bảo đảm cho sự chân thật, sự tùng
phục chung quyết đối với
quyền hành của Giáo Hội.
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|