MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Cái Giá Phải Trả Để Là Môn Đệ Chúa
Chủ Nhật, Ngày 29 tháng 1-2012
CÁI GIÁ PHẢI TRẢ ĐỂ MÔN ĐỆ CHÚA

(Suy niệm Phúc Âm Chúa Nhật 2 thường niên B)

(1Samuel 3:3b-10; 1Corinthians 6:13c-15a,17-20; John 1:35-42)

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

Khi suy niệm những bài đọc của Chúa Nhật hôm nay, đặc biệt lời Chúa kêu gọi Samuel, An Rê và em ông, tôi nhớ đến một điều mà Dietrich Bonhoeffer, mục sư Tin lành Lutheran người Đức đã viết từ trong nhà tù Đức Quốc Xã:“Chỉ có sống thành thật với bổn phận, những khó khăn, những thành công hay thất bại, những kinh nghiệm hay những xáo trộn của cuộc đời…một cách thoải mái, không chút dè dặt gì cả, mới có thể làm cho người ta trở thành con người thực sự và một Kitô hữu đích thực”. Bonhoeffer đã trải qua những kinh nghiệm về điều mà ông đã gọi một cách cay đắng là “Cái Giá Phải Trả Đề Làm Môn Đệ”.

THÒI ĐẠI MỚI CỦA SAMUEL

Tiên tri Samuel, ông An Rê và Simon Phêro đã trải qua cái giá này trong chính cuộc đời của các ông. Chúng ta thử coi lại câu chuyện Chúa kêu gọi Samuel xem nó thế nào. Đây là câu chuyện khá cảm động, nói lên lời kêu gọi rất sống động của Chúa, đồng thời cũng đưa ra cho chúng ta một mẫu mực phải theo trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Eli thì đã già rồi, mắt thì gần như mù, không còn trông thấy gì nữa. Các con trai ông lúc đó là những thầy cả ở trong đền thờ, thì lại chẳng còn tin vào Chúa gì cả. Thời đại của họ coi như gần tàn, do đó Chúa đã kêu gọi Samuel bắt đầu một thời đại mới.

Samuel cần sự giúp đỡ để ý thức được tiếng Chúa kêu gọi mìnhh. Sự khôn ngoan của Eli và tình bạn nơi một người trẻ lúc đó quả là cần thiết để Samuel có thể thực sự nghe ra tiếng gọi của Chúa. Có lần Samuel nhận ra là Chúa đã gọi ông thực sự, và ông đã trở thành một nhà đại tiên tri, có thể nhận ra được ý Chúa muốn đối với dân Ngài về những vấn đề chính trị, xã hội và tôn giáo.

CHÚA NÓI, TA NGHE hay TA NÓI, CHÚA NGHE ?

Khi chúng ta đến quì gối trước mặt Chúa để lắng nghe tiếng Chúa nói thì lời cầu khẩn thắm thiết của chúng ta từ đáy lòng sẽ phải là: “Lạy Chúa, xin Chúa hãy nói, tôi tớ Chúa đang lắng nghe đây.” Nhưng phải chăng tiếng kêu van đó lại thường đổi thành: “Lạy Chúa, xin Chúa hãy lắng nghe, tôi tớ Chúa đang nói đây!”

NHỮNG TIẾN TRÌNH LẮNG NGHE

Trong kỳ Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới năm 2008 bàn về “Lời Chúa trong cuộc sống và sứ mạng của Giáo Hội”, Giám mục Luis Antonio Tagle thuộc giáo phận Imus ở Phi Luật Tân, đã đưa ra một tiến trình lắng nghe rất đặc sắc. Giám mục trình bày cách bố cục của sự lắng nghe lời Chúa hầu có thể giúp con người đạt tới đời sống thực. Ngài nói:

-“Lắng nghe là một việc hệ trọng. Giáo Hội cần phải đào tạo ra những người biết nghe lời Chúa. Nhưng việc lắng nghe không thể chỉ chuyển đạt bằng giảng dạy mà còn

phải có được môi trường để lắng nghe.”

Giám mục Tagle đề nghị ba điểm để phát triển cách nghe:

1. Lắng nghe trong niềm tin, nghĩa là phải mở rộng lòng mình ra để đón nhận lời Chúa, để lời Chúa thấm nhuần trong ta hầu biến cải chúng ta rồi đem ra thực hành. Cách thức này tương đương với đức vâng lời trong niềm tin. Học tập lắng nghe liên hệ đến tạo lập đức tin

2. Thiếu lắng nghe, những biến cố ở đời sẽ đưa tới những hậu quả thảm hại, sẽ gây ra những sung đột trong gia đình, những khác biệt giữa thế hệ này với thế hệ nọ, quốc gia này với quốc gia kia, giữa bạo động và an bình. Con ngưới bị đóng khung trong môi trường độc thoại, hững hờ, ồn ào, cố chấp và vị kỷ. Do đó, Giáo Hội cần phải cung ứng một môi trường đối thoại, mọi người biết nể trọng, hỗ tương nhau hầu giúp con người thăng tiến khá hơn.

3. Thiên Chúa phán và Giáo Hội là tôi tớ, lấy tiếng nói của mình làm Lời Chúa. Nhưng Thiên Chúa không chỉ nói mà thôi, Ngài cũng lắng nghe, nhất là lắng nghe những người công chính, góa bụa, mồ côi, những kẻ bị áp bức truy nã và nghèo hèn không có tiếng nói. Giáo Hội phải học tập cách lắng nghe của Thiên Chúa và phải dùng tiếng nói của Chúa thay cho tiếng nói của những người không có tiếng nói.

TIẾNG CHÚA NÓI: HÃY ĐẾN MÀ COI

Trong câu chuyện Tin Mừng hôm nay, chính Chúa Giêsu đã khởi sự bước đầu tiên. Câu Ngài hỏi các môn đệ hàm chứa một thắc mắc: “Các ông đang tìm kiếm cái gì đó?” (Ga 1: 38). Đây không phải là một câu hỏi đơn giản, mà là cả một vấn nạn rất thâm uyên và sâu sắc về tôn giáo và thần học. Chúa hỏi:

-“Tại sao các ông lại quay nhìn về ta để tìm câu trả lời?”

-“Thưa Thầy –các môn đệ trả lời- Thầy đang ở đâu?” (v 38)

Động từ “sống”, “ở lại”, “trú ngụ”, “trọ”, “ở”, “nghỉ” đếm thấy cả thảy có tới 40 lần trong Tin Mừng thánh Gioan. Đó là một động từ diễn tả rất rõ ràng ý nghĩa thần học của thánh Gioan về sự hiện diện của hai chữ “trú ngụ”.

Các môn đệ không phải chỉ quan tâm đến chuyện đêm nay Chúa sẽ ngủ ở đâu, mà thực ra còn muốn hỏi Chúa là “Chúa sống ở đâu”. Chúa hiểu ý các ông và đã trả lời:

-“Hãy đến mà coi.” (v 39).

Hai tiếng “đến” và “coi” đã trải dài xuyên suốt Tin Mừng thánh Gioan. Đối với Chúa Giêsu, tiếng “hãy đến” được dùng để diễn tả niềm tin vào Chúa (cf.Ga 5: 40; 6: 35,37,45; 7:37). Đối với ông Gioan, tiếng “hãy coi” có nghĩa là hãy nhìn kỹ chúa Giêsu để có một nhận thức thực và chính xác về Ngài mà tin Ngài.

CÁC MÔN ĐỆ ĐÃ TIN VÀO CHÚA

Các môn đệ bắt đầu cuộc sống môn đệ khi đi theo Chúa để coi xem Chúa ở lại đâu, và “các ông cũng ở lại với Chúa ngày hôm đó”(Ga 1: 39). Các ông đã đáp ứng lời mời gọi của Chúa và tin, các ông đã khám phá ra cuộc sống của Chúa là gì, và họ đã “ở lại” với Chúa. Các ông bắt đầu sống trong Chúa và Chúa ở trong các ông. Sau khi ông An Rê đã hiểu biết chín chắn và chính xác Chúa Giêsu là ai thì ông đã “đi kiếm anh mình”là Simon Phêro và “dẫn đến với Chúa”.(v 41, 42). Tất cả những kinh nghiệm này sẽ được hoàn thành khi mà các môn đệ nhìn thấy sự vinh quang khải hoàn của Chúa trên thập giá.

CHÚA GỌI CHÚNG TA VÌ LỢI ÍCH CỦA THA NHÂN

Cái gì có thể giúp chúng ta học hỏi được ở những bài đọc hôm nay nói về lời mời gọi của Chúa? Chúa không bao giờ mời gọi chúng ta vì lợi ích của chúng ta, nhưng là vì lợi ích của tha nhân. Chúa đã kêu gọi dân Israel vì lợi ích của những kẻ chưa nhận biết Chúa ở chung quanh họ. Chúa gọi tất cả những Kitô hữu vì lợi ích của cả thế giới mà chúng ta đang sống.

Để được mời gọi, chúng ta không cần phải là hoàn hảo, nhưng đòi hỏi phải trung thành và biết lắng nghe lời thánh. Samuel và các tiên tri của Israel , dân thuyền chài ở Galilee và ngay cả những người thu thuế mà Chúa Giêsu đã gọi, chắc chắn là họ được gọi không phải vì họ có đủ điều kiện hay đã làm được những việc trọng đại. Thánh Phaolo chả nói là Chúa Giêsu đã mời gọi những kẻ “điên khùng” làm cho những người khôn ngoan phải xấu hổ. Đó là một kiểu kêu gọi rất linh động có thể thích hợp với tất cả mọi đáp ứng của chúng ta. Chúng ta sẽ hoàn toàn đổi mới, bởi lẽ Chúa đã gọi chúng ta, đã yêu chúng ta, biến đổi chúng ta và làm cho chúng ta trở nên giống Chúa. Chúa đã gọi chúng ta, chúng ta không có chọn lựa nào khác ngoài việc kêu gọi mọi người đi theo Chúa.

ĐÔI LỜI KẾT

Chúng ta đã được gọi để thoát ra khỏi cuộc sống bình thưòng của chúng ta, khỏi những thất bại trong công việc đời sống hàng ngày của chúng ta thế nào? Mục đích mới của chúng ta là gì khi chúng ta bước theo con đường Chúa gọi? Qua ai và làm thế nào để chúng ta có thể tiếp nhận được tiếng Chúa gọi? Trong quá khứ hay gần đây chúng ta có kêu gọi được ai trở lại với Chúa không? Hay chúng ta không những đã chẳng gọi được ai theo Chúa mà ngược lại đã làm nhiều người, vì chúng ta mà xa rời Chúa.

Chúa đã gọi tôi, tôi có trách nhiệm kêu gọi mọi người bước theo Chúa, dù có gặp gian nan khổ ải. Đó là cái giá phải trả để là môn đệ Chúa.Thánh Phêro, thánh Phaolo đều chết treo trên thập giá như thày mình là Chúa Giêsu đã chết trên thập giá. Gần 200 thánh tử đạo Việt Nam đã chịu bao nhiêu cực hình, hy sinh mạng sống mình vì lời Chúa gọi; một Tgm Nguyễn Kim Điền, một cha chính Nguyễn văn Vinh của Hanoi và biết bao linh mục, tu sĩ, giáo dân anh hùng khác đã hiên ngang tuyên xưng danh Chúa để rồi phải chết trong những trại tù cực hình khốn khổ của csVN đã thực sự trả cái giá để là môn đệ Chúa.

Gian nan, khốn khổ, cơ cực, thánh giá…

Chắc chắn nó không phải là an thân, nhàn hạ, bổng lộc, chức quyền và hưởng thụ.

Fleming Island , Florida

Jan.26, 2012 (4 tháng Giêng, Nhâm Thìn)

NTC

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Ðể Cho Lòng Tha Thứ Tiếp Tục Hiện Hữu (1/30/2012)
Xua Đuổi Ma Quỷ – Arthur Tone. (1/30/2012)
Uy Quyền (1/30/2012)
Trong Đời. (1/30/2012)
“thế Nghĩa Là Gì? Người Có Uy Quyền Biết Mấy?” (1/30/2012)
Tin/Bài cùng ngày
Quyền Năng (3) (1/29/2012)
Quyền Năng (2) (1/29/2012)
Quyền Năng (1) (1/29/2012)
Người Trừ Quỷ. (trích Trong ‘niềm Vui Chia Sẻ’) (1/29/2012)
“đêm Có Tiếng Thở Dài, Đêm Có Tiếng Ngậm Ngùi,” Khu Phố Yên Nằm, Đôi Bàn Chân Mỏi, Trên Lối Về Mưa Bay.” (1/29/2012)
Tin/Bài khác
Gợi Ý Suy Niệm Lời Chúa. Chúa Nhựt Thứ Iv Năm B (1/28/2012)
Một Giáo Huấn Có Uy Quyền (1,21-28) Chú Giải Mục Vụ Của Jacques Hervieux (1/28/2012)
Mặc Chúng Tôi (1/28/2012)
Ma Quỷ Thời Đại Mới – Đtgm. Ngô Quang Kiệt (1/28/2012)
Ma Quỷ (4) (1/28/2012)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768