QUYỀN NĂNG CỦA THIÊN
CHÚA SẼ BAO TRÙM TRÊN BẠN.
Suy niệm
của Mark Link
Chủ đề: “Sự
hiện diện của Thiên Chúa giữa chúng ta dưới
hình thức mới nhất- nơi con người
Đức Giêsu - làm cho tất cả mọi sự
đều trở nên có thể thực hiện
được”.
Thánh Inhaxiô
Loyola chào đời tại Tây Ban Nha một năm
trước khi Kha Luân Bố tìm ra Mỹ Châu. Ngài chưa đực 16 tuổi thì cha mẹ Ngài
đã mất hết. Vì thế, cho
tới khi trưởng thành, Inhaxiô vẫn sống vô kỷ
luật và ngông cuồng bướng bỉnh. Một
ngày kia, Inhxiô cải thiện đời
sống và từ bỏ tội lỗi mình. Ngài
thành tâm thống hối sâu xa và trở lại với Chúa.
Ngài viết nhật ký kể lại những
kinh nghiệm của mình. Về sau Ngài xuất bản
cuốn nhật ký đó như một cẩm nang chỉ
dẫn cho người khác con đường tìm gặp
Đức Giêsu của họ. Nhật ký
đó gọi là tập “Linh Thao”.
Một trong
những bài “linh thao” ấy dạy về cách suy gẫm bài
Tin Mừng hôm nay. Cách đó gồm ba bước:
Bước
đầu tiên là tưởng tượng xem thế
giới thời trước Đức Giêsu ra sao. Chẳng hạn như dân chúng thì khô khan hờ
hững đối với Thiên Chúa. Sự xấu tràn lan như một ung thư khổng lồ. Thế giới rơi vào một tình thế vô
vọng.
Bước
thứ hai là tưởng tượng Thiên sứ Gabriel từ
trời xuống báo tin cho Maria rằng nàng được
Thiên Chúa chọn làm mẹ Đức Giêsu. Chúng ta hãy
tưởng tượng rằng chính chúng ta cùng với
Thiên sứ từ trời bay xuống. Chúng ta
nhìn xuống trái đất xa thật xa. Nó chỉ là
một chấm sáng bé tí trong vũ trụ đầy sao. Khi
chúng ta bay tới gần hơn, chúng ta thấy một
đốm trên mặt địa cầu gọi là
Đất Thánh. Khi tới gần hơn
nữa, chúng ta thấy làng Nazarét. Cuối cùng, chúng ta
gặp Maria trong căn nhà. Nàng đang im
lặng qùi gối cầu nguyện.
Bước
thứ ba là lắng nghe cuộc đối thoại giữa
Thiên Sứ và Maria. Chúng ta đặc biệt chú ý tới
hai câu: câu thứ nhất là lời của Thiên sứ nói
với Đức Maria: “Quyền năng của
Đấng tối cao sẽ bao trùm lên cô: vì thế
Đấng Thánh con của cô sinh ra sẽ được
gọi là Con Thiên Chúa” (Lc.1, 35). Tiếng quan
trọng ở trong câu đó là “bao trùm lên” hay “bao phủ
lên”. Lều tạm nơi dân Do Thái để hòm Giao
Ước. Câu xh.40,34 nói rằng bao lâu đám mây còn bao
phủ lều tạm thì “lều tạm có Thiên Chúa hiện
diện”.
Việc Luca
chọn và dùng từ “bao trùm lên” vốn ít được
dùng tới trong Kinh Thánh ấy không phải là ngẫu nhiên. Nó có ý nghĩa thâm sâu. Luca so sánh
thân thế Đức Maria với lều tạm nơi
đặt hòm giao ước của Thiên Chúa. Ông so sánh
cung lòng Đức Maria nơi Đức Giêsu sẽ tới
cư ngụ với hòm giao ước nơi đặt hai
phiến đá có ghi 10 điều răn của Thiên Chúa. Như vậy nghĩa là khi quyền năng
của Thiên Chúa bao trùm lên Đức Maria, thì có “Thiên Chúa
hiện diện” trong Ngài. Nhưng sự
hiện diện của Thiên Chúa trong Đức Maria thì vô
cùng phong phú hơn sự hiện diện của ngài trong
“lều tạm”. Sự hiện diện
của Thiên Chúa nơi Đức Maria chính là sự hiện
của Đức Giêsu bằng xương bằng
thịt.
Chúng ta nên
nhớ rằng Thiên Chúa có thể hiện diện nơi
chúng ta bằng nhiều cách khác nhau, y như người ta
có thể hiện diện với nhau bằng nhiều cách
khác nhau. Chẳng hạn một đứa con đang trọ
học ở trường vẫn có thể hiện
diện đối vối mẹ nó qua bức ảnh
chụp của nó trên bàn của bà, hay một cách thân
mật hơn qua lá thư nó viết mà bà
cầm trong tay. Khi đứa con về nhà, nó sẽ
hiện diện một cách thân mật và hiện thực
nhất có thể đối với mẹ nó, một
sự hiện diện bằng xương bằng thịt.
Cũng
tương tự như vậy, Thiên Chúa hiện diện
với chúng ta bằng nhiều cách khác nhau. Trước
hết Ngài hiện hiện với chúng ta qua vạn vật
mà Ngài sáng tạo. Nơi vạn vật Thiên Chúa có
đặt một cái gì đó thuộc về bản thân
Ngài cũng giống như nhạc sĩ đặt một
cái gì đó thuộc về bản thân ông trong dòng nhạc
của bài ca ông sáng tác. Kế đó, Thiên Chúa
hiện diện đối với chúng ta qua lời của
Thánh Kinh. Tư tưởng của Thiên
Chúa hiện diện với chúng ta trong Thánh Kinh, y hệt
như tư tưởng của người nhạc sĩ
hiện diện với chúng ta trong bài ca của ông. Sau cùng, Thiên Chúa hiện diện với chúng ta trong
Đức Giêsu. Thiên Chúa đã trở nên
hiện diện với chúng ta bằng xương bằng
thịt, y như nhạc sĩ có thể hiện diện có
thể hiện diện đối với chúng ta bằng
xương bằng thịt của ông. Điều này
khiến chúng ta trở về với câu đầu tiên mà
chúng ta phải đặc biệt lưu ý trong bài Tin
Mừng hôm nay. Đó là lời của Thiên
sứ nói với Đức Maria rằng quyền năng
của Thiên Chúa sẽ bao trùm nên nàng. Khi
quyền năng Thiên Chúa bao trùm lên Maria, thì Thiên Chúa trở
thành hiện diện đối với chúng ta bằng cách
thức thân thiện nhất có thể tưởng
tượng được. Ngài đã
trở thành hiện diện đối với chúng ta qua
sự hiện diện bằng xương bằng thịt
của Đức Giêsu.
Điều này dẫn chúng ta
trở về với câu thứ hai mà chúng ta phải lưu
tâm tới trong bài Tin Mừng hôm nay. Câu này được
nói tiếp theo câu trước nói về
quyền năng của Thiên Chúa bao trùm lên Maria. Trong câu này,
Thiên sứ nói: “xin báo cho cô biết rằng bà Isave, chị
họ của cô, đã thụ thai một cậu con trai
trong tuổi gìa. Ai cũng nghĩ bà sẽ không con, thế
mà bây giờ bà đã có thai được sáu tháng, vì không có
gì là không thể làm được đối với Thiên
Chúa”. Trong câu này, mệnh đề quan
trọng là “đối với Thiên Chúa thì không có gì không
thể làm được”. Tin Mừng
hôm nay làm nổi bật môt cách tuyệt diệu biết bao
ý tưởng “không có gì là không thể làm được
đối với Thiên Chúa”.
Trước
khi quyền năng của Thiên Chúa bao trùm lên Maria, thì
thế giới đang sống trong tình trạng vô vọng. Tội
lỗi và bạo lực lan tràn khắp
nơi. Trước khi quyền năng Thiên Chúa bao trùm lên
Maria, không có ai hy vọng nàng sẽ sinh con cả, vì nàng là
một trinh nữ. Trước khi quyền
năng Thiên Chúa bao trùm lên Isave, bà không còn có thể hy
vọng sinh con được nữa, vì bà đã gìa không còn
khả năng sinh sản. Và cuối
cùng, trước khi quyền năng Thiên Chúa bao trùm lên Maria,
nhân loại không có hy vọng được cứu
rỗi, vì nhân loại đang sống trong vòng nô lệ Satan.
Quyền
năng Thiên Chúa bao trùm lên Maria đã thay đổi tất
cả.
Điều
đó ý nghĩa gì đối với chính chúng ta hôm nay? Điều
đó có ý nghĩa là:
Thế
giới chúng ta có thể đang hỗn độn. Gia đình chúng ta có thể đang xáo trộn.
Cuộc sống chúng ta có thể đang
hỗn loạn. Nhưng vẫn còn có hy
vọng, vì quyền năng của Thiên Chúa đã nhập
vào thế giới này qua con người Đức Giêsu.
Đó là
những gì chúng ta đang chuẩn bị cử hành đón
mừng trong những ngày cuối cùng trước Giáng Sinh. Đó là những gì đem lại cho chúng ta
niềm vui ngoài sức tưởng tượng, niềm hy
vọng không dám ước mơ.
Để
kết thúc, chúng ta hãy cầu nguyện. Chúng ta hãy cầu nguyện bằng những
lời mà Đức Maria đã dùng để cầu
nguyện khi Ngài đến thăm chị họ Isave
của Ngài. Xin anh chị em cùng cầu nguyện
với tôi trong thinh lặng:
“Linh hồn
tôi tán dương Thiên Chúa. Lòng trí tôi mừng rỡ trong
Thiên Chúa cứu chuộc tôi… Ngài đã giữ
lời hứa với Tổ phụ chúng ta … Ngài đã
nhớ tỏ lòng từ bi với Abraham. Và với
tất cả dòng dõi của ông tới muôn đời” (Lc.1,
46 -47. 54 -55)