CÓ
PHẢI CHÚA GIÊSU SINH RA VÀO THÁNG 12 KHÔNG ?
Những học giả
kinh thánh uy tín nghiên cứu về ngày sinh của Chúa Giêsu đã đi đến kết luận là
chẳng có một dữ kiện căn bản nào cho thấy chúa sinh ra vào khoảng ngày 25 tháng
12. Alexander Hislop nêu rõ là:
-“Không có một chữ nào
trong Kinh Thánh nói rõ ràng ngày giờ sinh tháng đẻ của Chúa cả. Những điều đã
ghi chép lại cũng chẳng ám chỉ là Chúa sinh ra vào ngày 25/12.
-“Lúc mà các thiên thần báo tin Chúa sinh ra cho các trẻ chăn chiên ở
Bethlehem là lúc chúng đang cho chiên bò ăn ở giữa cánh đồng trống lúc đêm tối.
Khí hậu ở Palestine từ tháng 12 đến tháng 2 là thời gian lạnh buốt ghê gớm, và
theo tục lệ thì thời gian đó không
phải là thời gian các mục đồng ở xứ Judea canh chừng súc vât của chúng ở ngoài
đồng trống, mà thực sự chậm lắm là chỉ tới cuối tháng 10 thôi” (p.91, emphasis
in original).
Ông tiếp tục cắt
nghĩa là mưa thu bắt đầu rơi vào tháng 9 hoặc tháng 10 ở Judea có nghĩa là những
biến cố xẩy ra chung quanh ngày Chúa ra đời được ghi trong Kinh Thánh không thể
xẩy ra sau trung tuần tháng 10. Vậy ngày Chúa sinh ra có thể là vào khoảng đầu
thu (p.92).
Một sự kiện nữa
yểm trợ cho ý kiến Chúa Giêsu sinh vào mùa Thu là người La Mã rất khôn ngoan và
thông minh, họ sẽ không định thời gian kiểm tra dân số vào chính giữa mùa đông,
lúc khí hậu rất khắc nghiệt, mà phải vào thời gian với những điều kiện thời tiết
dễ chịu hơn nhiều.
Ông Giuse là dân Bethlehem nên phải di chuyển gia đình từ Nazareth , xứ Galilee về Bethlehem cùng với vợ là Mary đang có thai sắp
đến ngày sanh. Do đó không có lý do gì mà ông cùng với Mary lại làm một cuộc
hành trình dài vào mùa đông giá lạnh như vầy. Theo Tin Mừng Phúc Âm thánh Luca
thì Mary hạ sanh chúa Giêsu vào đúng thời gian hoàng đế La Mã là Augustine cho
kiểm tra dân số trên cả nước, mà theo sự khôn ngoan chẳng ai lại lên chương
trìng này vào tháng 12 giá lạnh cả.
KẾT CỤC: CÓ GÌ KHÁC BIỆT KHÔNG?
Kinh Thánh thì
chẳng đưa ra lý do gì -và chắc chắn cũng không có một chỉ dẫn nào- để yểm trợ
cho câu chuyện Lễ Giáng Sinh và Ông già Noel/Santa Claus. Nhưng lễ Giáng Sinh
với ông già Noel / Santa Claus thì vẫn là một sự thực, một tập tục, một thói
quen đã được chấp nhận và trở thành hiển nhiên chẳng ai thắc mắc. Christmas / Lễ
Giáng Sinh là lễ kỷ niệm ngày chúa Giêsu sinh ra để cứu chuộc nhân loại. Ông già
Santa Claus thì là một nhân vật thần thoại giả tưởng làm chuyện vui cho trẻ nít,
câu chuyện luân lý để dạy trẻ nít biết vâng lời bố mẹ, ngoan ngoãn. Người lớn
thì có dịp nghỉ thư dãn, tặng quà, kỷ vật cho nhau, gia đình xum họp trong cảnh
thanh bình ấm cúng thương yêu. Ngoài những sinh hoạt êm ấm trong gia đình còn có
những sinh hoạt ồn ào bên ngoài như hội hè, tụ họp ăn uống, nhậu nhẹt, nhảy đầm
vui chơi…..
Lễ Giáng Sinh đã trở
thành phổ quát trong dân gian trên khắp các nẻo đường thế giới, không riêng gì
cho người Công Giáo / Kitô Giáo mà cho cả những người thuộc các tôn giáo khác
hoặc vô thần…Những người không phải công giáo thì coi Lễ Giáng Sinh là dịp lễ
hội, nghỉ thư dãn, vui chơi, ăn nhậu thả dàn. Ở Sàigon trước 1975 (tôi không
biết bây giờ dưới chế độ XHCN thì thế nào), đêm Giáng Sinh, trong khi ở trong
các thánh đường, giáo dân tụ tập
lại, chăm chú dâng lễ, đọc kinh, hát những bài thánh ca mừng Chúa ra đời, thì
ngoài đường phố thiện nam tín nữ áo quần bảnh bao chen chúc nhau dạo phố, xe cộ
và người qua lại như trẩy hội. Tôi không hiểu họ đi đâu?, để làm gì?. Cứ đi, cứ
đi…theo giòng người đi như nước chảy. Xem đèn ông sao? Xem phố phường? Xem
người? Xem xe cộ chạy? Ai mà biết nhỉ? Ở hải ngoại Hoa Kỳ, sau những ngày mệt
mỏi shopping để tiêu tiền, mua quà tặng, sửa soạn giáng sinh, trang hoàng trong
nhà ngoài ngõ, đêm Giáng Sinh người ta vui hưởng cảnh ấm cúng gia đình trong nhà
nhiều hơn. Dĩ nhiên cũng có những hội họp chè chén nhậu nhẹt ngoài qu án rượu,
tiệm ăn.
Giáng Sinh đã
phổ quát đến độ nó không còn giới hạn trong phạm vi tôn giáo nữa. Họ chúc nhau
một mùa nghỉ vui tươi đầm ấm và hạnh phúc. Ngày nay có những phong trào / tư tưởng không gọi ngày lễ
này là Lễ Giáng Sinh mà gọi là Mùa Lễ Nghỉ. Holidays Season. Người ta ăn chơi
hưởng thụ, làm bất cứ cái gì họ muốn trong khi trong các thánh đường đèn nến
sáng trưng, vẫn vang vọng tiếng hát mừng Chúa ra đời:
Vinh danh Thiên Chúa trên trời
Bình an dưới thế cho người thiện tâm
Lễ Giáng Sinh
hiển nhiên vẫn là biểu hiệu của Bình An và Hòa Bình của Chúa Cứu Thế. Đâu có gì
phải chê trách, có chăng là tâm con người vẫn không có hòa bình và tình yêu
thương.
Fleming
Island , Florida
9-12-2011
NTC
|