Dân Thiên Chúa (tiếp theo)
14. Tín hữu công giáo.
18* Vậy trước tiên, Thánh Công Ðồng hướng lòng về các
tín hữu công giáo. Dựa trên Thánh Kinh và Thánh Truyền, Thánh
Công Ðồng dạy rằng: Giáo Hội lữ hành này cần thiết cho phần rỗi.
Thực vậy, chỉ mình Chúa Kitô là Trung Gian và là đường cứu độ,
Người hiện diện giữa chúng ta trong thân thể Người là Giáo Hội;
chính Người đã minh nhiên công bố sự cần thiết của đức tin và
của phép Thánh Tẩy (x. Mc 16,16; Gio 3,5), đồng thời Người đã
xác nhận sự cần thiết của Giáo Hội mà mọi người phải bước vào
qua cửa phép Thánh Tẩy. Vì thế, những ai biết rằng Giáo Hội Công
Giáo được Thiên Chúa thiết lập nhờ Chúa Giêsu Kitô, như phương
tiện cứu rỗi cần thiết, mà vẫn không muốn gia nhập hoặc không
muốn kiên trì sống trong Giáo Hội này thì không thể được cứu
rỗi.
Ðược kể là gia nhập hoàn toàn vào cộng đoàn Giáo Hội, những ai
lãnh nhận Thánh Thần Chúa Kitô, chấp nhận trọn vẹn tổ chức và
các phương tiện cứu rỗi được thiết lập trong Giáo Hội; và nhờ
các mối liên lạc do việc tuyên xưng đức tin, các bí tích, việc
cai trị của Giáo Hội và sự hiệp thông, họ liên kết với Chúa Kitô
trong tổ chức hữu hình mà Người điều khiển nhờ Giáo Hoàng và các
Giám Mục. Dù được tháp nhập vào Giáo Hội, nhưng nếu không kiên
trì sống trong đức ái thì vẫn không được cứu rỗi, vì tuy "thể
xác" họ thuộc về Giáo Hội, nhưng "tâm hồn" họ không ở trong Giáo
Hội
12. Nhưng các con cái của Giáo Hội phải nhớ rằng, địa
vị cao trọng của họ không phải do công đức riêng mình, nhưng do
đặc ân của Chúa Kitô; nếu họ không đáp lại hồng ân ấy bằng tư
tưởng, lời nói và việc làm, thì không những họ không được cứu
rỗi mà còn bị xét xử nghiêm khắc hơn
13.
Phần những người dự tòng, nhờ Thánh Thần thúc đẩy, nếu minh
nhiên xin gia nhập Giáo Hội, thì do chính ước muốn ấy, họ đã
được kết hợp cùng Giáo Hội rồi; và Giáo Hội là Mẹ hiền yêu
thương săn sóc họ như con cái mình.
19*
15. Giáo hội và Kitô hữu không
công giáo. Với những kẻ đã lãnh phép Thánh Tẩy,
mang danh hiệu Kitô hữu, nhưng không tuyên xưng đức tin trọn
vẹn, hoặc không hiệp thông với đấng kế vị Thánh Phêrô, Giáo Hội
vẫn biết mình có liên hệ với họ vì nhiều lý do
14. Thực vậy, có nhiều người cung kính lấy Thánh Kinh
làm mẫu mực cho lòng tin và đời sống, giữ đạo cách nhiệt thành,
thành thực, hết lòng tin kính Chúa Cha toàn năng, và Chúa Kitô,
Ðấng Cứu Thế, Con Thiên Chúa
15. Ðược bí tích Thánh Tẩy ghi ấn, họ kết hợp với Chúa
Kitô, họ còn công nhận và lãnh một số bí tích khác trong Giáo
Hội, hoặc trong các cộng đồng Giáo Hội của họ. Nhiều người trong
họ còn có chức giám mục, họ vẫn cử hành bí tích Thánh Thể và tôn
kính Ðức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa
16. Họ cũng hiệp thông trong lời cầu nguyện và các
việc lành thiêng liêng khác; hơn nữa, họ thực sự kết hợp trong
Chúa Thánh Thần, Ðấng cũng dùng ân huệ và thánh sủng tác động
trong họ nhờ thần lực thánh hóa của Ngài, và đã củng cố một số
người trong họ đi đến chỗ đổ máu tử đạo. Vì thế, Thánh Thần thúc
giục hết thảy các môn đệ Chúa Kitô ước muốn và hành động để tất
cả được an bình hiệp nhất trong một đàn chiên dưới quyền một Chủ
Chăn duy nhất
17, theo cách thức Chúa Kitô đã vạch ra. Ðể được vậy,
Giáo Hội, Mẹ hiền không ngừng cầu nguyện, hy vọng và hành động,
cũng như khuyên giục con cái thanh tẩy và canh tân, để ấn dấu
của Chúa Kitô chiếu sáng rạng ngời hơn trên khuôn mặt Giáo Hội.
20*
16. Giáo hội và những người không
thuộc Kitô giáo. Sau cùng, những ai chưa lãnh
nhận Phúc Âm cũng được an bài bằng nhiều cách để thuộc về Dân
Thiên Chúa
18. Trước tiên phải kể dân tộc đã lãnh nhận lời hứa và
giao ước, mà bởi dân ấy, Chúa Kitô đã sinh ra theo thể xác (x.
Rm 9,4-5). Họ là dân rất được yêu quí, bởi đã được tuyển chọn vì
cha ông họ: Thiên Chúa không ân hận gì vì đã ban ơn và kêu gọi
họ (x. Rm 11,28-29). Nhưng kế hoạch cứu độ cũng còn bao hàm
những ai nhận biết Ðấng Tạo Hóa: trước tiên phải kể đến người
Hồi Giáo; họ xưng rằng họ giữ đức tin của Abraham; cùng với
chúng ta, họ thờ phượng Thiên Chúa duy nhất, nhân từ, Ðấng sẽ
phán xét loài người trong ngày sau hết. Những kẻ đang tìm kiếm
Thiên Chúa trong bóng tối và qua ngẫu tượng, Thiên Chúa mà họ
không biết, cả những kẻ ấy, Ngài cũng không xa họ, bởi vì chính
Ngài ban cho mọi người sự sống, hơi thở và tất cả mọi sự (x.
CvTđ 17,25-28), và vì là Ðấng Cứu Thế, Ngài muốn mọi người đều
được cứu rỗi (x. 1Tm 2,4). Thực thế, những kẻ vô tình không nhận
biết Phúc Âm của Chúa Kitô và Giáo Hội Người, nhưng nếu thành
tâm tìm kiếm Thiên Chúa, và dưới tác động của ơn thánh, họ cố
gắng chu toàn Thánh Ý Thiên Chúa trong công việc mình theo sự
hướng dẫn của lương tâm, thì họ có thể được cứu rỗi
19. Cả những kẻ vô tình chưa nhận biết Thiên Chúa cách
rõ ràng, nhưng nhờ ơn Chúa, cố gắng sống đời chính trực, thì
Chúa Quan Phòng không từ chối ban ơn trợ lực cần thiết để họ
được cứu rỗi. Thực vậy, Giáo Hội xem tất cả những gì là chân
thiện nơi họ như để chuẩn bị họ lãnh nhận Phúc Âm
20, và như một ân huệ mà Ðấng soi sáng mọi người ban
cho hầu cuối cùng họ được sống. Nhưng thường con người bị ma quỉ
gạt gẫm làm sai lạc phán đoán của mình khiến họ đánh đổi chân lý
Thiên Chúa lấy sự giả dối, khiến họ phụng sự tạo vật hơn là
phụng sự Ðấng Tạo Hóa (x. Rm 1,21 và 25); hoặc vì họ sống chết
như không có Thiên Chúa trên đời này, nên liều mình rơi vào sự
thất vọng tột độ. Vì hằng quan tâm làm vinh danh Thiên Chúa, và
cứu rỗi tất cả những người ấy và hằng nhớ lời Chúa truyền: "Hãy
rao giảng Phúc Âm cho mọi tạo vật" (Mc 16,15), nên Giáo Hội tận
tâm lo lắng và cổ võ việc truyền giáo.
21*
17. Tính cách truyền giáo của
Giáo Hội. Như Chúa Cha sai Người thế nào, Chúa
Con cũng sai các Tông Ðồ như vậy (x. Gio 20,21) khi Người phán:
"Vậy các con hãy đi dạy dỗ muôn dân, thanh tẩy họ nhân danh Cha
và Con và Thánh Thần, hãy dạy dỗ họ vâng giữ mọi điều Thầy đã
truyền cho các con. Và đây Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho
đến tận thế" (Mt 28,19-20). Lệnh ấy, lệnh mà Chúa Kitô long
trọng truyền rao giảng chân lý cứu rỗi, Giáo Hội đã nhận lãnh từ
các Tông Ðồ để chu toàn khắp cõi đất (x. CvTđ 1,8). Vì thế, Giáo
Hội xem lời sau đây của Thánh Tông Ðồ như lời của mình: "Khốn
thân tôi nếu tôi không rao giảng Phúc Âm" (1Cor 9,16), và vì thế
Giáo Hội không ngừng gửi sứ giả Phúc Âm cho đến khi các Giáo Hội
trẻ được trưởng thành hoàn toàn và tự mình tiếp tục việc rao
giảng Phúc Âm. Chúa Thánh Thần thúc đẩy Giáo Hội cộng tác với
Ngài để hoàn tất trọn vẹn kế hoạch của Thiên Chúa là Ðấng đã đặt
Chúa Kitô làm nguyên lý cứu độ cho cả thế giới. Bằng việc rao
giảng Phúc Âm, Giáo Hội sửa soạn cho người nghe đón nhận và
tuyên xưng đức tin, và chuẩn bị cho họ lãnh phép Thánh Tẩy, đưa
họ ra khỏi cảnh nô lệ của sự lầm lạc, tháp nhập họ vào thân thể
Chúa Kitô, hầu nhờ đức ái, họ tăng triển mãi trong Người cho đến
khi đạt tới viên mãn. Thực ra, những gì thiện hảo trong tâm hồn
và tư tưởng của loài người, hoặc trong nghi lễ và văn hóa riêng
của các dân tộc, hoạt động của Giáo Hội không nhằm tiêu diệt
chúng, nhưng lành mạnh hóa, nâng cao và hoàn thành chúng, hầu
làm vinh danh Thiên Chúa, đánh bại ma quỉ và mưu cầu hạnh phúc
cho con người. Mỗi môn đệ Chúa Kitô đều có bổn phận góp phần
truyền bá đức tin
21. Tuy bất cứ ai cũng có thể ban phép Thánh Tẩy cho
những kẻ tin, nhưng chỉ có linh mục mới hoàn tất, xây dựng Nhiệm
Thể bằng hy lễ tạ ơn, làm trọn lời Thiên Chúa đã phán qua miệng
tiên tri: "Từ đông sang tây, Danh Ta sẽ được lừng lẫy khắp muôn
dân; khắp nơi đều sát tế và dâng lễ vật thanh sạch kính Danh Ta"
(Mal 1,11)
22. Như thế Giáo Hội vừa cầu nguyện vừa hoạt động để
toàn thể vũ trụ biến thành Dân Thiên Chúa, Thân Thể Chúa Kitô và
Ðền Thờ Chúa Thánh Thần, và trong Chúa Kitô là thủ lãnh muôn
loài, mọi danh dự và vinh quang được dâng lên Chúa Cha Ðấng Tạo
Thành vũ trụ.
22*
|