Các
Linh Hồn Hư đi nhiều hay ít?
(x.
Luca 13:23)
Vấn
đề được một người trong Phúc Âm Thánh Luca ở đoạn 13 câu 23 đặt ra không phải
đơn giản như vấn nạn được nêu lên ở đây. Câu họ hỏi Chúa Giêsu bấy giờ đang trên
đường lên Giêrusalem là một câu nghi vấn khẳng định, nghĩa là một câu hỏi được
trả lời sẵn. Nguyên văn câu hỏi của "một người nào đó" là: "Phải
chăng số những người được rỗi thì ít?"
Chúng
ta không biết người nêu lên thắc mắc này là ai, nhưng chắc chắn là một
người Do Thái (x câu 28 và 29), thậm chí thuộc thành phần trí thức về đạo nghĩa
trong dân. Và chúng ta không biết quan niệm của con người có
thể đại diện cho dân Do Thái này về ơn cứu độ như thế nào, nhưng chúng ta,
căn cứ vào các câu Phúc Âm sau đó (như câu 26 và 29) có thể thấy được rằng họ có
vẻ tự cao tự đại, bởi cho rằng chỉ có họ mới được cứu rỗi, còn tất cả dân
ngoại tôn thờ tà thần ngẫu tượng ô uế, đều bị hư đi, phần họ được rỗi là vì
họ chẳng những là dân Chúa chọn mà còn là thành phần công chính nhờ việc tuân
giữ lề luật của họ.
Để
trả lời cho thắc mắc đầy tự đắc này, Chúa Giêsu đã không công nhận hay phủ nhận
vấn đề được đặt ra, trái lại, Người nhấn mạnh đến vấn đề đường lối để có thể
được cứu rỗi, một đường lối không như con người đặt vấn đề với Người suy nghĩ.
Căn cứ vào câu trả lời của Chúa Giêsu: "Hãy gắng mà vào qua cửa hẹp. Tôi nói
cho mà biết sẽ có nhiều người cố vào mà không được" (câu 24). "Nhiều người"
đây là ai mà "cố vào song không được", nếu không phải là chính nhiều người
trong dân Do Thái, chẳng hạn nhóm luật sĩ và Pharisiêu "giả hình" (xem Lk
11:37-52), tự cho mình là công chính mà khinh người khác, như dụ ngôn hai người
lên đền thờ cầu nguyện cho thấy (x Lk 18:9-14).
Phải,
"cửa hẹp" mà "nhiều người cố vào mà không được" như thành phần dân Do Thái tự
công chính hóa đây là gì, nếu không phải là "hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ"
(Mt 18:3), vì chỉ có trẻ nhỏ mới chui được vào "cửa hẹp" mà thôi, còn hạng người
lớn tự cho mình là công chính thì to con lớn tướng không thể nào chui lọt. Nếu
chỉ có những ai "hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ" mới có thể chui vào "cửa hẹp"
thì "cửa hẹp" đây có thể hiểu là "đức tin tuân phục" (Rm 1:5) nơi
những ai tin vào Chúa Kitô, vì Chúa Kitô cũng đã tự xưng: "Tôi là
cửa chiên" (Jn 10:7). Tức là chỉ có Chúa Kitô mới là Đấng Cứu Thế
duy nhất, ngoài ra không một ai khác dưới gầm trời này (xem Acts
4:12): "Thiên Chúa yêu thế gian đến ban Con Một Ngài để ai
tin Con thì không phải chết nhưng được sự sống..." (Jn
3:16).
Tuy
nhiên, cho tới nay, vào cuối Tháng 10/2011 vừa qua, tổng dân số trên thế
giới lên tới 7 tỉ người, trong đó, dân Công Giáo chiếm khoảng hơn 1/7 một
chút (khoảng 1 tỉ mốt), và cứ cho rằng tất cả mọi người Công Giáo đều được cứu
rỗi hết, hay thậm chí tất cả mọi Kitô hữu (bao gồm cả Chính Thống Giáo, Anh Giáo
và mọi cộng đồng Tin Lành), lên tới khoảng trên 2 tỉ một chút, vì "ai tin vào
ton mừng và lãnh nhận phép rửa thì được cứu rỡi" (Mk 16:16), vậy thì "những ai
không tin thì bị luận phạt" (Mk 16:16). Căn cứ vào cách tính toán gọn ghẽ này
thì thành phần được cứu rỗi ít hơn thành phần được rỗi, tức 5 tỉ người bị hư mất
đời đời. Chưa hết, nếu "không phải kẻ nào kêu lên 'Lạy Chúa, Lạy Chúa'
mà được vào Nước Thiên Chúa, nhưng chỉ có những ai làm theo Ý Cha Thày
trên trời" (Mt 7:21), và "chỉ có ai bền đỗ đến cùng mới được cứu
rỗi" (Mt 24:13), thì trong số những kẻ lãnh nhận phép rửa lại càng ít hơn nữa.
Vậy
thì công ơn cứu chuộc vô cùng quí giá và vô cùng khốn khổ của một Vị Thiên Chúa
hóa thân làm người chẳng bõ, nếu không muốn nói là vô cùng uổng phí, thậm chí
phải nói rằng Thiên Chúa vô cùng khôn ngoan và toàn năng đã hoàn toàn thua
Satan, vì hắn chẳng cần phải làm gì đến độ trở nên khốn cùng như Đấng đã hóa
thân làm người vô cùng hèn hạ và đã chịu treo trên cây thập tự giá vô cùng nhục
nhã, ngoài vai trò "ngư ông đắc lợi", mà cũng chiếm được, theo cách tính
toán gọn ghẽ trên đây, hơn gấp đôi Đấng được gọi là Tối Cao, Đấng
quan phòng mọi sự theo ý của mình, Đấng làm chủ lịch sử loài người v.v.
Đúng
thế, nếu loài người còn biết chân nhận rằng "người tính không bằng trời tính",
"mưu sự tại nhân thành sự tại thiên", "tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa", "ai khôn thì
dại, ai dại thì khôn" v.v. và họ không khi nào làm gì mà không có lợi cho
họ, và dùng hết cách để chiếm lợi, đến độ bất chấp thủ đoạn, thì thử hỏi Thiên
Chúa lại không biết tính toán những gì có lợi nhất cho Ngài, và cách thức làm
sao để đạt được mục đích tối hậu của mình là phần rỗi các linh hồn được Ngài yêu
thương dựng nên theo hình ảnh và tương tự như Ngài hay sao (x Gen 1:26)? Chỉ cần
căn cứ vào nguyên lập luận tự nhiên này thôi, Thiên Chúa khôn hơn loài người
trong vấn đề mưu tính lợi lộc cũng như trong cách thức sử dụng phương
tiện đạt đích cũng đã đủ cho thấy Thiên Chúa chắc chắn phải
cứu được nhiều linh hồn hơn, đúng như Chúa Giêsu đã
khẳng định với nữ sử giả biệt danh Marguerite người Bỉ của Người trong
Thông Điệp Tình yêu Nhân hậu gửi Các Hồn Nhỏ ngày 4/10/1967: “Hỏa ngục
chỉ thu nhặt được những cặn bã xấu nhất của nhân loại. Con hãy tin rằng trước
khi đành bỏ cho hỏa ngục một linh hồn, Cha đã thử dùng mọi phương thế theo lòng
thương xót của Cha, để cứu rỗi linh hồn ấy”.
Cụm
từ "cặn bạ xấu xa nhất của loài người" đây đã cho thấy chỉ một số rất ít bị hư
đi: "cặn bã" có thể hiểu cả về phẩm lẫn về lượng. Về phẩm, "cặn bã" tức là
những gì cần phế thải, không sử dụng được nữa; về lượng, "cặn bã" tức là một
chút cấn cuối cùng trong một ly nước hay trong một bình đựng, nghĩa là chỉ có
một chút xíu chẳng đáng bao nhiêu. Hình ảnh "cặn bã" liên quan tới lượng số này
cũng phản ảnh sự thật trong mạc khải thánh kinh về con số thành phần được cứu
rỗi. Trước hết, trong Tân Ước, chính Chúa Giêsu đã xác quyết rằng: "Con Người
đến để hiến mạng sống mình cho nhiều người được cứu rỗi" (Mt 20:28): "nhiều" chứ
không "ít". Nhưng “nhiều”
đến đâu? Câu trả lời được
tìm thấy trong
Cựu Ước, ở chỗ,
chính Thiên
Chúa đã hứa với tổ phụ Abraham của dân Do Thái đồng thời cũng là cha của
các kẻ tin thì giòng dõi thiêng liêng về đức tin của ông sẽ đông đúc "muôn
vàn như sao trời cát biển" (Sáng Thế Ký
22:17).
Vẫn
biết trong Thư thứ nhất gửi cho Timôthêu, ở câu 5-6, Thánh Phaolô viết như thế này: “Sự thật đó là chỉ có một Thiên Chúa duy nhất
và một Đấng trung gian duy nhất giữa Thiên
Chúa và loài người là Con Người
Giêsu Kitô, Đấng đã hiến mình làm giá cứu rỗi tất cả mọi người”. “Tất cả mọi người” trong câu này của
Thánh Phaolô có nghĩa là tất cả mọi người thực sự đã được cứu rỗi bởi công ơn
cứu chuộc vô giá của Chúa Kitô, một công ơn cứu chuộc được cả trăm ngàn triệu tỷ
thế giới này chứ không phải chỉ có
một thế giới này mà thôi, nhưng thực tế thì chỉ có những ai tin tưởng “chấp nhận
Người” (Jn 1:12,3:16), tức chấp nhận công ơn cứu chuộc của Người mới được cứu
độ, và thành phần chấp nhận Người như thế thì, như chính Người khẳng
định, “nhiều” chứ không “ít”, “nhiều đến độ “vô số kể - countless” (Sáng
Thế Ký
22:17).
Thế
nhưng, thực tế cho thấy, trong một thế giới càng ngày càng "mất ý thức tội lỗi",
như Đức Thánh Cha Piô XII nhận định trong sứ điệp truyền thanh gửi cho Hội
Nghị Giáo Lý Toàn Quốc Hoa Kỳ ở Boston ngày 26/10/1946, cũng như được Đức Thánh
Cha Gioan Phaolô lập lại với các vị giám mục Hoa Kỳ trong dịp viếng thăm ngũ
niên của các ngài ngày 31/5/1988, một tình trạng đã đi đến chỗ nguy hiểm
hơn nữa, đến độ trở thành, như từ ngữ được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô
II sử dụng, "văn hóa sự chết", nhất là ở thế giới Tây phương Kitô giáo như
hiện nay, một tình ttrạng đáng bị Trời Cao hủy diệt từ đầu thế kỷ 20,
như thị kiến của phần ba Bí Mật Fatima cho thấy, thì làm thế nào con số được cứu
rỗi lại có thể nhiều hơn con số bị hư đi được chứ?
Xin
xem tiếp Một Thoáng Suy Tư 6 trong Tháng Các Linh Hồn về vấn đề "làm thế nào để
có thể hiệu nghiệm cứu các linh hồn?"
Tông
Đồ Chúa Tình Thương Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Chia
sẻ với Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương
Một
Thoáng Suy Tư trong Tháng Các Linh Hồn 1, 2, 3 và 4
4-
Tại sao Chúa Giêsu khóc khi Người
biết Người sắp làm cho Lazarô sống lại?
3-
"Cái chết lần hai - the second
death"
2-
Nếu Kitô hữu chúng ta không quan tâm
đến phần rỗi của anh chị em mình thì đừng hòng được cứu rỗi - hãy coi chừng phần
rỗi của chính bản thân mình?
1-
Nếu chúng ta tin có đời sau thì chúng
ta đang tìm kiếm những gì ở đời này?
Xin
đón đọc tiếp Một Thoáng Suy Tư:
6-
Làm sao có thể hiệu
nghiệm cứu
được các linh hồn?
7-
Chân tướng của tên phản kitô - the anti-christ...