MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm :: suy niệm tổng hợp
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Cát Bụi Hư Vô
Chủ Nhật, Ngày 20 tháng 11-2011
Cát bụi hư vô

Trở về với bầu khí của tháng 11, xin giới thiệu một clips rất đặc biệt, với hai nhạc phẩm “Cát bụi hư vô” của Mai Thu Sơn và “Sự sống thay đổi mà không mất đi” của Phanxicô. Ca sĩ Mai Hậu,
Clips đặc biệt trong việc sưu tập hình ảnh đa dạng từ khắp miền thế giới, với nhiều cách chết khác nhau : kẻ chết bờ chết bụi, người chết vì thiên tai hoặc chiến tranh tàn bạo... Thành phần rất đa dạng : từ thường dân đến linh mục, giám mục hồng y, giáo hoàng...
Clips có hình ảnh khiêng quan tài tại khuôn viên nhà thờ Ba Chuông và gian cung thánh của thánh đường.
 
 
Cát bụi hư vô
Bao năm lo toan trong cuộc đời,
Bao năm lênh đênh trên dòng đời
Nào có biết, nào có biết đâu
giờ đây ta trở về cát bụi hư vô.
Lạy Chúa nhân từ, lạy Chúa nhân từ xin xót thương,
xin xót thương con nơi vưc sâu
Vì tháng năm qua trần thế hảo huyền
nhận chìm con trong mê đắm phù hoa
Hôm nao ra đi vĩnh biệt đời,
tâm tư an vui hay ngậm ngùi,
Tình yêu Chúa, tình yêu mến nhau ngày qua
sẽ giữ phần phúc lộc cho ta
Lạy Chúa nhân từ, lạy Chúa nhân từ xin xót thương,
xin xót thương con nơi vưc sâu
Vì tháng năm qua tình Chúa kêu mời
mà hồn con như quên lãng từ lâu.
Bao năm qua đi có là gì
Vinh hoa dương gian trước bụi mờ
Một cơn gió một cơn gió thỏang mà thôi
Tiễn đưa người xót phận đơn côi
Lạy Chúa nhân từ, lạy Chúa nhân từ xin xót thương,
xin xót thương con nơi vưc sâu
Vì tháng năm qua mộng ướ tương lai
Đã làm con xa Thiên Chúa tình yêu...
 
 
Ước Gì Đừng Có Ngày 20/11
20-11Ngày 20/11 lại đến, một ngày lúc đầu mang ý nghĩa tôn vinh những người làm công tác giáo dục, nhưng theo dòng đời trôi cùng với tác động của cơm áo gạo tiền trở thành “ngày lễ thầy” với đúng nghĩa đen của từ lễ.
Thật vậy, cách tổ chức mừng ngày này của các trường na ná giống nhau về hình thức. Các thầy cô giáo phải đến trường, nghe những lời huấn dụ phải thế này, thế kia... Điều quan trọng nhất là làm gì để cho vị thế của giáo viên trong xã hội được nâng cao, được tôn trọng thì lại chia ở thì tương lai với động từ “sẽ...” mà không biết bao nhiêu năm “sẽ...” đã trôi qua. Tại sao trong ngày này, giáo viên không được nghỉ ngơi thư giãn, đi chơi đâu đó để có thể đón nhận những niềm vui thật sự từ học trò, từ người thân, từ bạn bè...
Có ngày 20/11 để làm gì, khi những món quà tặng thầy cô bị biến tướng thành phong bì, voucher quà tặng với 1 chữ số khác 0 đứng trước và đi kèm theo đó là 5 hoặc 6 chữ số 0. Để rồi sau đó, các phương tiện truyền thông và một bộ phận xã hội người dân nhìn, nói những lời xúc phạm nặng nề đến nhân cách của giáo viên. Là giáo viên chân chính không ai muốn điều đó cả. Nhưng hình như mọi người quên rằng, có những phụ huynh thật sự có điều kiện về kinh tế, họ không được tặng cho người thầy cô mà con cái họ yêu quý những món quà có giá trị lớn sao? Và người giáo viên nhận những món quà này có gì sai chăng?
Có ngày 20/11 để làm gì khi mỗi ngày trong cuộc sống, người giáo viên đang là những “Don Quixote” cố gắng giáo dục cho học trò viết đúng tiếng Việt, tôn trọng những chuẩn mực đạo đức của xã hội, tuân thủ luật pháp; thì hàng loạt “cối xay gió” kiểu “sát thủ đầu mưng mủ” lại in vào đầu các em những câu văn vô nghĩa, những câu nói vớ vẩn mà một số người lớn lại biện minh đó là “sự sáng tạo của tiếng Việt hiện đại”. Những hành động vô cảm trước hoạn nạn của người khác, thậm chí còn hưởng lợi từ sự thiếu may mắn của người khác. Để rồi đến một ngày khi đám trẻ trở thành sát thủ, giải quyết mọi mâu thuẫn bằng bạo lực, mọi nguyên do lại được quy về “không biết thầy cô dạy dỗ như thế nào?”.
Có ngày 20/11 để làm gì khi có những phụ huynh vì không nhìn thấy cái sai của quý tử nhà mình, sẵn sàng hành hung giáo viên, hả hê khi thấy giáo viên bị kỷ luật chỉ vì không kiềm chế được trong lúc nóng giận đã lỡ quất vào mông của quý tử đó một roi. Chưa bao giờ, giáo viên lại là người dễ bị “bắt nạt” như bây giờ, giáo viên bị phụ huynh hành hung, bị học sinh tấn công thì mọi chuyện sẽ không có gì ầm ĩ. Nhưng chỉ cần giáo viên có một hành động gì đó không đúng chuẩn mực lắm thì ngay lập tức hàng loạt "cơn mưa đá" sẽ trút xuống người giáo viên tội nghiệp, mà hình như mọi người ném đã quên mất rằng giáo viên cũng có đầy đủ hỷ nộ ái ố của một con người bình thường.
Khi cuộc sống đời thường của người giáo viên quá nghèo khổ thì bị nhìn với cặp mắt thương hại. Nhưng khi người giáo viên vươn lên thoát nghèo bằng chính nghề nghiệp của mình thì bị xã hội mỉa mai gọi là “bán chữ”, thậm chí còn bị xem đó như hành vi phạm tội, lập ra đội chống dạy thêm để hạch sách.
Xã hội đòi hỏi giáo viên phải sống thanh bạch như những cụ đồ ngày xưa trong làng xã, nhưng quên mất rằng những cụ đồ ngày xưa chỉ chăm lo việc dạy, còn cuộc sống được dân trong làng đảm bảo không để thầy phải bận tâm về cơm áo gạo tiền. Những người thầy mẫu mực được gọi là “vạn thế sư biểu” trong lịch sử như Chu Văn An, Khổng tử... đều có một cuộc sống đời thường thanh bạch giản dị nhưng không phải thiếu thốn những nhu cầu cần thiết.
Có lẽ, rất nhiều giáo viên đều ước rằng thay vì một năm có một ngày 20/11 với đủ các lời chúc hoa mỹ, quà tặng, với những lo lắng “đua quà” của phụ huynh, thì suốt cả năm cha mẹ hãy cùng chung tay với thầy cô trong việc giáo dục con em mình trở thành những người có ích trong xã hội, nói đúng ngôn ngữ tiếng Việt.
Cả xã hội thay đổi cách nhìn, nâng cao vị thế và cuộc sống thực tế của giáo viên để người thầy không còn là những “Don Quixote” trong cuộc chiến chống lại những cái xấu; để giáo viên xuất hiện trước mắt học sinh thân yêu với hình ảnh đẹp và mẫu mực của một thầy cô giáo đúng nghĩa.
Làm được như thế, ngày 20/11 không còn là một ngày của riêng ngành giáo dục mà mang một ý nghĩa to lớn hơn rất nhiều. Đó là ngày toàn dân vì tương lai của thế hệ trẻ sau này.
Phạm Phúc Thịnh (st)
Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Giá Trị Tuyệt Đối Của Tình Yêu (11/23/2011)
Quyền Sống (11/23/2011)
Dân Thiên Chúa (tiếp Theo) (11/22/2011)
Thương Mình (11/22/2011)
Giáo Dân, Nói Chung Đều Tốt Cả (11/22/2011)
Tin/Bài cùng ngày
Một Thoáng Suy Tư Trong Tháng Các Linh Hồn – 5 Các Linh Hồn Hư Đi Nhiều Hay Ít? (11/20/2011)
Tin/Bài khác
Nhục Thân Của Các Vị Thánh " Bất - Hoại " Là Một Vấn Đề Rất Huyền Bí Mà Đến Nay Khoa Học Chưa Giải Thích Được (11/13/2011)
Tử Đạo Là Làm Chứng (11/12/2011)
Một Thoáng Suy Tư Trong Tháng Các Linh Hồn – 3 --- "cái Chết Lần Hai - The Second Death" (11/10/2011)
Lời Nói Của Một Người Đau Khổ (11/9/2011)
Giá Trị Của Một Thánh Lễ Misa (11/8/2011)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768