Truyền giáo.
“Mỗi người
ở ngoài Chúa là một cánh đồng truyền giáo, và
mỗi người ở trong Chúa là một nhà truyền
giáo”. Câu nói trên rất đúng và cũng rất hay.
“Mỗi người
ở ngoài Chúa là một cánh đồng truyền giáo”. Điều
đó rất đúng. Như vậy, cánh
đồng truyền giáo vẫn còn bao la, mênh mông.
Mặc dầu Tin Mừng đã được loan
truyền và đạo Chúa đã được thiết
lập cả hai ngàn năm rồi mà số đông vẫn
chưa được nghe biết Tin Mừng, hay nói
ngược lại, chưa được một phần
ba nhân loại nhận biết Chúa Kitô. Với đà gia
tăng dân số kinh khủng hiện nay, thì một ngày kia số ngày tin theo Chúa sẽ trở thành
thiểu số đáng ngại.
Các nước
được mệnh danh là “Công giáo” như Tây Ban Nha, Pháp,
Ý… có tới 70-80 phần trăm dân số được
rửa tội, nhưng được mấy chục
phần trăm sống theo đức
tin? Từ hơn nửa thế kỷ rồi, ngay giữa
Âu Châu đã vang lên những lời cảnh tỉnh:
“Nước Pháp, xứ truyền giáo”. Nước
Pháp mà còn gọi là xứ truyền giáo thì nói gì đến
những xứ truyền giáo chính hiệu như ở Á
Châu, Phi Châu. Hai nước có dân số lớn nhất
nhì thế giới là Trung Quốc và An
độ, chỉ có không tới một phần trăm là
Công giáo. Nếu đất nước chúng ta đã thấm
nhiều máu tử đạo và đang có một cộng
đồng Công giáo tương đối đông
đảo, thì sát cạnh nước chúng ta, hai
nước Lào và Campuchia kể như vẫn chưa
được rao giảng Tin Mừng.
Ngay tại Việt
Nam chúng ta, tính đến ngày 31-12-2004, số người
Công giáo trên toàn quốc là 5.776.972 người trên tổng
số dân cả nước là 82.032.300 người, chiếm
tỷ lệ khoảng 7,04% dân số. Việt
Nam
vẫn còn là xứ truyền giáo, và việc truyền giáo
vẫn luôn là vấn đề cấp bách. Chính vì
sự cấp bách đó nên Giáo Hội luôn luôn cổ võ tinh
thần truyền giáo, nhất là trong những văn
kiện gần đây của Công đồng Vaticanô II
cũng như của các Đức Giáo Hoàng. Cũng
nhằm mục tiêu đó, mỗi năm Giáo Hội dành riêng
một Chúa Nhật để cầu cho công cuộc
truyền giảng Tin Mừng, kêu gọi các tín hữu
cầu nguyện, hy sinh, đóng góp, đồng thời thúc
giục mọi người tham gia vào công cuộc cao quý
vĩ đại ấy.
Truyền giáo là
bổn phận của mọi người và mỗi
người, việc truyền giáo không của riêng ai, và
không phải là một việc làm tùy sở thích, muốn làm
hay không cũng được, đây là một bổn
phận, một nhiệm vụ bắt buộc, không ai có
quyền trốn tránh và không ai có lý do nào tự miễn
chuẩn cho mình hay tự bào chữa cho mình được.
Từ một em bé đến một cụ già, từ
một bệnh nhân đến một lực sĩ, từ
một người buôn bán đi khắp đó đây
đến một người nội trợ, từ
một người bình dân đến một người
trí thức… trong mỗi hoàn cảnh sinh sống, ai cũng
phải truyền giáo, người nào cũng có thể tìm
thấy cách thức truyền giáo thích hợp với
khả năng của mình. Do đó, “Mỗi người
ở trong Chúa là một nhà truyền giáo”, câu nói đó
rất đúng, mỗi người chúng ta phải là
một nhà truyền giáo.
Đành rằng không
phải ai cũng có thời giờ hoặc khả năng
làm công việc truyền giáo trực tiếp, nhưng
tất cả mọi người đều có thể và
phải thực hiện cách gián tiếp. Chẳng
hạn, cầu nguyện cho việc truyền giáo; đóng
góp vào việc truyền giáo bằng những hy sinh; bớt
tiêu xài một chút trong gia đình hay cho cá nhân mình để đóng
góp vào công cuộc truyền giáo, nhưng trên hết là
truyền giáo bằng đời sống chứng nhân.
Đây là cách truyền giáo tốt nhất và hữu hiệu
nhất: Truyền giáo bằng đời sống tốt
đẹp của chúng ta, một đời sống
đạo đức chân thành, cởi mở, yêu
thương là một tấm gương sáng trước
mặt mọi người.
Cách đây ít năm,
có một cuốn Phim Việt Nam gây được
nhiều chú ý ở ngoại quốc là phim “Chuyện Tử
tế” của đạo diễn Trần văn Thuỷ, phim
được hãng truyền hình Pháp mua và trình chiếu trong
chương trình có tên là Đại Dương. Sau khi xem
cuốn phim này, một ký giả ngoại quốc đã
hỏi đạo diễn Trần văn Thuỷ:
“Những người Kitô Việt Nam có thể làm gì
để truyền giáo cho dân tộc họ?” Nhà đạo
diễn đã trả lời: “Với tôi, điều
người ta mong đợi ở các Kitô-hữu là
niềm tin của họ và họ phải sống điều
họ tin”. Lời phát biểu trên đáng
để chúng ta suy nghĩ. Sống trong một
đất nước còn nhiều khó khăn, sống trong
một dân tộc còn nhiều người chưa biết
Chúa, sống trong một xã hội còn nhiều tiêu cực,
thì đối với người Kitô, tin và sống
niềm tin của mình là phải sống, phải tin
thật tử tế, tức là tin và sống tình nhân
loại, sống quảng đại, tóm lại là sống
tình người. Tin và sống như thế
không phải chỉ là cách sống dành cho các nữ tu, các
linh mục mà cũng chính là sứ mạng và ơn gọi
của mỗi Kitô hữu.
Trong Tin Mừng, chúng
ta thấy Chúa Giêsu không chỉ sai 12 tông đồ đi rao
giảng nhưng Ngài sai tất cả 72 môn đệ. Điều này có
nghĩa là việc rao giảng Tin Mừng không phải
chỉ dành cho một số thành phần trong Giáo Hội:
Giám mục, linh mục, tu sĩ, nhưng là bổn phận
của mọi người và mỗi người. Điều đáng chú ý nữa là khi sai các môn
đệ đi rao giảng, Chúa Giêsu không mấy chú
trọng đến phương tiện. Phương
tiện mà Chúa trao cho họ là đừng mang theo
túi tiền, bao bị gì cả, phương tiện duy
nhất và tiên quyết là đem lại bình an cho mọi
người, là sống chia sẻ, sống trọn tình
người với họ. Tóm lại là
sống tử tế với mọi người.
Sống tử
tế là sống vui tươi, sống lạc quan,
sống biết điều, sống lịch sự,
sống cảm thông, sống yêu thương với mọi
người, sống như thế là chúng ta đang góp
phần làm cho danh Chúa được cả sáng và
nước Chúa được trị đến, tức
là chúng ta đang truyền giáo vậy.