Yêu thương.
Vào ngày kỷ niệm 25 năm thành hôn, Abigail
Van Buren, đã xin đăng trên báo trong mục “Dear Abby” lá thư sau đây gửi cho chồng của bà:
“Ngày 2 tháng 7 năm 1964. Anh Mort yêu quý, hôm nay là ngày rất
đặc biệt đối với em. Đó là ngày kỷ
niệm 25 năm thành hôn của em, và em có lời này
để ngỏ cùng anh: em đã có một người
mẹ và một người cha thực sự yêu
thương nhau, do đó em biết được tình yêu
là gì. Em đã làm việc rất chăm chỉ để
nhìn thấy hai người con đang tuổi thanh xuân
vượt qua thời niên thiếu đầy gian khổ
một cách an toàn, do đó em biết
được sự hài lòng là gì. Em đã cầu
nguyện, và những lời cầu nguyện của em
đã được lắng nghe, do đó em biết
được đức tin là gì. Em đã có
anh ở bên cạnh em, một con người tử tế
nhất, dịu dàng nhất, đáng kể nhất trên
đời, do đó em biết được niềm vui là
gì. Em yêu anh”.
Tình yêu hướng
về Thiên Chúa và tha nhân mang lại niềm vui. Một
niềm vui không giống như khoái lạc, hay hạnh phúc.
Một con người hư hỏng có thể tìm
được khoái lạc trong những thoả mãn
nhục dục. Hoặc một con người tầm
thường cũng có những giây phút cảm thấy
hạnh phúc trong đời. Nhưng niềm vui chân thật
theo ý nghĩa của Thánh Kinh nói
đến, chỉ phát xuất từ tình yêu biết hy sinh
và quên mình vì Thiên Chúa và tha nhân.
Niềm vui đó cho
phép chúng ta nhìn thế giới từ một viễn
tượng đã được thăng hoa và phong phú
dưới ánh sáng của Tin Mừng. Đó chính là biết
“mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người” và
trở nên một “khí cụ bình an của Chúa”. Đó chính là
tìm an ủi, tìm hiểu biết, tìm yêu mến, hiến thân
và quên mình như lời Kinh Hoà Bình của thánh Phanxicô Assisi
đã diễn tả.
Truyện cổ Đông Phương kể
lại rằng ngày xưa có bốn chàng thanh niên thực
hiện một cuộc du hành băng qua khu rừng. Thình
lình, họ gặp một bức tường rất cao
chận đứng trước mặt. Lập kế,
họ bắc một cái thang dài để leo
lên xem cái gì ở phía bên kia. Người thứ nhất leo lên tới đỉnh, nhìn xuống
dưới và la lên trong khoái lạc cực độ. Ngay lập tức anh phóng mình xuống. Anh thứ hai cũng làm tương tự như
vậy. Rồi anh thứ ba cũng
thế. Sau cùng, anh thứ tư leo
lên, chiêm ngắm một khung cảnh đầy hứng thú:
cây cối xanh tươi, hoa trái muôn nghìn. Chưa
bao giờ anh nhìn thấy cảnh tượng đẹp
đẽ như vậy. Và, giống như những
người khác, anh cũng bị cám dỗ nhẩy
xuống đó. Nhưng anh kịp ngưng lại
để suy nghĩ đôi chút, nghĩ đến gia
đình, vợ con và bạn bè của mình. Sau đó anh đã
vội vã leo xuống chân thang và bắt
đầu đi rao giảng tin mừng về một khu
vườn đẹp tuyệt trần cho những
người khác biết.
Từng người một, ba chàng thanh niên
đầu tiên đã nhìn thấy một vùng đất
mới với những hứa hẹn tuyệt vời. Họ đã quyết định chiếm
đoạt lấy cho riêng mình nên đã tự huỷ
diệt. Chàng thanh niên thứ tư kịp suy nghĩ
và muốn chia sẻ nó với những người khác, nên
tồn tại. Cách chắc chắn nhất
để làm phong phú cái nhìn nội tâm của chúng ta về
tình yêu Thiên Chúa là chia sẻ tình yêu đó với những
người khác.
Tôi rất thích
bản dịch câu Kinh Thánh trích từ lá thư thứ
nhất của thánh Gioan, đoạn 4, câu 7b, của
học giả Thánh Kinh Công giáo, Edgar Bruns: “Phàm ai yêu
thương, thì sinh ra Thiên Chúa”. Câu này được
dịch đúng chữ như sau: “Phàm ai yêu thương, thì
đã được Thiên Chúa sinh ra”. Điều thực
sự rằng tình yêu Kitô giáo luôn ở trong một tiến
trình để Thiên Chúa được sinh ra,
được chia sẻ với hết mọi
người và lan rộng ra khắp nơi trên thế
giới.
Thời Giáo Hội sơ khai, những người không phải
Kitô hữu đã để tâm lưu ý đến những
người Kitô hữu bằng cách: “Hãy nhìn xem họ yêu
thương nhau là dường nào!” Theo
một truyền thống của Thánh Gioan để
lại, lúc đó ngài đã già yếu và bước đi
rất khó khăn đến nhà thờ vào mỗi ngày Chúa
nhật. Gioan phải nhờ những
người bạn dìu đi. Khi Thánh lễ kết
thúc, họ phải giúp cho Gioan đứng lên ban phép lành cho
cộng đoàn và nói: “Các con thân mến, các con hãy yêu
thương nhau”.
Một ngày nọ, một tín hữu
đưa ý kiến rằng vị môn đệ già yếu
đó lúc nào cũng nói y như vậy, giống như
một cha sở cứ lập đi lập lại mãi
một bài giảng. Nhưng vị trưởng lão Gioan
đã trả lời rằng: “Không còn gì hơn để
nói nữa. Đây là lời nói sau cùng.
Nếu chúng ta yêu thương nhau, đó là tất cả
mọi sự. Cuối cùng, người ta
sẽ thực sự biết rằng chúng ta là những
người Kitô hữu bằng tình yêu thương của
chúng ta”.
“Lạy Chúa Giêsu, xin
cho con toả hương thơm của
Chúa đến mọi nơi con đi. Xin Chúa tràn ngập
tâm hồn con bằng thần khí và sức sống của
Chúa. Xin Chúa xâm chiếm toàn thân con để
con chiếu toả sức sống của Chúa. Xin Chúa
chiếu sáng qua con, để những người con
tiếp xúc cảm nhận được Chúa đang
sống và hiện diện trong con. Xin cho con biết rao
giảng về Chúa, không bằng lời nói suông, nhưng
bằng cuộc sống chứng tá, bằng trái tim tràn đầy tình yêu của Chúa” (Lời
cầu nguyện của Mẹ Têrêsa Calcutta).