Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Tại Sao Thiên Chúa Làm Người
|
|
Chủ Nhật, Ngày 23 tháng 10-2011
|
Tại sao Thiên Chúa làm người – Achille
Degeest.
(Trích trong
‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)
Vào thời Chúa Giêsu
có 2 phong trào đối địch cố gắng nắm
lấy uy thế lãnh đạo dân Do thái, đó là phái
sa-đốc và biệt phái. Những người sa-đốc
đã bị Thày chí thánh khóa miệng, đến
lượt những người Biệt phái tìm cách gây khó
cho Ngài; nếu thành công họ sẽ được hai cái
lợi: qua mặt người sa-đốc và tiêu hủy
uy tín của Chúa Giêsu. Họ hội họp nhau trong ý
định ấy và thỏa thuận gởi một
người trong bọn họ, chuyên gia về Lề
luật, đến gặp Chúa Giêsu để hỏi
Người về vấn đề tranh luận bất
tận trong giới ký lục và luật sĩ. Thực
vậy họ đã mổ xẻ lề luật và đã
chia lề luật làm 613 huấn giới, 365 điều
cấm, 48 chỉ thị. Trước một toàn bộ
như thế, một số người Do thái bỏ
hết thời giờ xem xét cách sống của mình
để sao cho phù hợp với lề luật, một
số thì chịu. Do đó một số mới tự hào
xem mình là công chính và một số khác sinh lo âu thấy mình là
kẻ phạm luật. Cả 2 đều không biết
đến sự tự do tinh thần của tình yêu. Vì thế
hiểu được có nhu cầu tổng hợp và
đơn giản hóa lề luật. Các người
Biệt phái chất vấn Chúa Giêsu về vấn
đề tế nhị này. Ngài tổng hợp ra sao, Ngài
đơn giản theo nguyên tắc nào? Câu trả lời
của Chúa Giêsu không muốn mới mẻ và đề ra
cái độc đáo. Chỉ có thể nằm trong
đường hướng nguyên thủy của một
bản luật do Thiên Chúa ban truyền. Câu trả lời
chỉ nhắc lại. Thái độ vụ luật tỉ
mỉ chi li của người Biệt phái hay khiến
họ quên điều chính yếu của lề luật: do
Thiên Chúa ban truyền. Luật thánh nhằm nối kết
con người với Thiên Chúa. Chúa Giêsu nhắc lại
ngọn nguồn và ý nghĩa của lề luật là gì.
Lề luật nhằm tạo tương quan yêu
thương với Thiên Chúa là Tình thương; bởi
đó tình yêu đồng đều Thiên Chúa ban phát cho
mỗi người phải liên kết người ta
lại với nhau bằng một phản ảnh của
tình yêu ấy. Giới răn thứ nhất là kính mến
Thiên Chúa và giới răn thứ hai giống như vậy
yêu mến người lân cận.
1) Người ta có thể yêu mến
Tuyệt đối được không? Có thể yêu mến
Đấng xưng mình bằng danh “Ta có” không? Thờ
phượng Ngài thì được, nhưng yêu mến Ngài?
Thế nhưng tôn giáo Israel và Kinh thánh không
ngừng diễn tả một tác động của tâm
hồn phải gọi là tình yêu mến. Như vậy có
nghĩa là mạc khải ban cho dân Thiên Chúa, khác hẳn các
tôn giáo khác. Thông thường các dân chọn và tạo
lấy cho mình các huyền thoại, các thần thánh. Trong
trường hợp Israel, chúng ta thấy chính
Thiên Chúa đã chọn lấy một dân, hành động
khởi đầu do từ Thiên Chúa đến và là một
hành động yêu mến. Israel được kêu
mời yêu mến một Thiên Chúa không phải trừu
tượng xa vời, nhưng là sống động và có
mặt điều khiển lịch sử của dân.
Hiểu cho đúng, lề luật đã khơi động
tiềm lực của trái tim. Ta sẽ đặt Luật
Ta vào đáy lòng chúng và sẽ viết lên trái tim chúng (Gr
31,33). Phải, người ta có thể yêu mến Tuyệt
đối khi Tuyệt đối mang tên Thiên Chúa Israel. Do đó Chúa Giêsu
quả quyết rằng giới răn thứ nhất là
yêu mến Thiên Chúa.
2) Nhưng Thiên Chúa Israel đã có mặt và tích
cực hoạt động trong lịch sử một dân
tộc và trong tâm hồn các tín hữu, còn muốn hơn
nữa, Con Thiên Chúa khi làm người ước ao được
người ta yêu mến bằng tất cả tiềm
năng của trái tim loài người. Yêu mến
Đấng “Hằng có” được mạc khải cho
Môi-sê là một giai đoạn đáng kể của quá trình
nhân loại vươn lên tới Thiên Chúa, nhưng chưa
phải là trình độ của Phúc âm. Từ Nhập
thể Thiên Chúa đã làm người. Ngài có thể làm
đối tượng cho toàn thể tác động thâm sâu
bao gồm trí khôn, ý chí, cảm xúc, tóm gọn trong chữ
“yêu mến” và tác động ấy đặt vào một ai
có thể đến gần. Con Thiên Chúa đã đích thân
đặt mình vào chỗ khả năng yêu mến của
con người có thể tới. Một sự kiện
đầy ý nghĩa. Chúng ta đều biết tầm quan
trọng của tên người mà mình yêu trong khi yêu. Vậy
mà Israel có lề luật tóm
tắt trong việc yêu mến đã đánh mất cách
đọc chân thật tên Thiên Chúa mình. Người ta không
biết danh hiệu “Giavê” có phù hợp với cách
đọc nguyên thủy của tên Thiên Chúa hay không. Từ
Phúc âm thì không còn như thế nữa. Giáo hội (nghĩa
là những người con ưu tú nhất của Giáo
Hội) yêu mến Chúa mình là Đức Kitô đến
nỗi sẽ không bao giờ quên Tên mà chỉ đọc lên
đã làm vui thỏa các thánh. Tên cực trọng Giêsu.
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|