Tiệc
cưới
Chuyện kể rằng: Có
một con gà rừng đang ấp trứng, nhưng
lẫn trong ổ của nó một trứng đại bàng.
Đúng ngày giờ, trứng nở thành con. Đại bàng
con nô đùa vui vẻ bên đàn gà rừng như anh chị
em ruột.
Một ngày kia, đang bươi
móc kiếm ăn cùng đàn gà rừng, đại bàng con
bỗng thấy một con chim đại bàng lớn bay
lượn trên không thật oai phong và đẹp mắt.
Cậu liền hỏi mẹ gà:
- Mẹ ơi! Sao mình không bay
như chim kia trên trời?
- Chúng ta đâu phải đại
bàng mà bay được!
- Thế
chúng ta là ai?
- Chúng ta là gà
rừng!
Bỗng
một ngày, đang khi bươi chải kiếm ăn trên
đống rác cậu lại thấy đại bàng mẹ
bay lượn trên đầu gọi:
- Bay lên con
ơi, bay lên đại bàng con của mẹ. Thế
giới của con là trời cao đất rộng, chứ
không phải là đống rác này! Bay lên đi con.
Cậu
cố bay lên, nhưng lại rơi xuống. Trong khi các chú
gà rừng cười cợt chế nhạo:
- Chúng ta là gà
rừng, làm sao mà bay được.
Cậu suy
nghĩ, nếu ta là gà rừng sao đại bàng kia cứ
bảo ta là đại bàng con. Và khi bay lên ta thấy cũng
đâu có gì khó khăn, có lẽ chưa quen thôi. Nào hãy
thử lần nữa xem.
Thế là
cậu đại bàng đủ lông đủ cánh bay lên, và
bay lên mãi. Cậu bay theo mẹ về một chân trời
mới. Lần đâu tiên trong đời, cậu
được nhìn thế giới từ trên cao, lòng
cậu mênh mang, hạnh phúc ngập tràn.
Như đại bàng mẹ tha
thiết mời gọi đại bàng con bay lên bầu
trời thênh thang lộng gió, Thiên Chúa cũng gọi mời
các tín hữu Kitô, hãy tiến lên dự tiệc cưới
Nước Trời.
Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu ví:
“Nước Trời cũng giống như chuyện
một vua kia mở tiệc cưới cho con mình”. Ông cho
mời các quan khách, nhưng họ đều kiếm lý do
để từ chối; thậm chí, còn sỉ nhục các
đầy tớ của vua và giết đi. Cuối cùng
vua sai đầy tớ đi mời tất cả mọi
người bất kể tốt xấu vào dự tiệc
của ông. Rủi thay, có một thực khách không mặc y
phục lễ cưới. Ông liền ra lệnh cho gia nhân:
“Trói chân tay nó lại quăng nó ra chỗ tối tăm bên
ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc
nghiến răng! Vì kẻ được gọi thì
nhiều mà người được chọn thì ít”.
Mỗi một Kitô hữu đều
có một bộ y phục lễ cưới, đó là
tấm áo trắng ngày chịu phép Rửa tội.
Tấm áo trắng ấy là tâm hồn
thanh khiết của những người con Chúa đã
được tẩy trắng trong máu Con Chiên.
Tấm áo trắng ấy
được dệt bằng sợi tơ Lời Chúa mà
người tín hữu phải nâng niu, gìn giữ suốt
cuộc đời.
Tấm
áo trắng ấy luôn được mặc vào khi
người tín hữu đi dự tiệc Thánh Thể.
Và nhất là, tấm áo trắng
ấy phải tinh truyền cho đến ngày họ
bước vào dự tiệc cưới trong Nước
Trời.
Kitô hữu là người đã
được Thiên Chúa tuyển chọn, làm con cái của
Người. Họ là những con đại bàng, luôn
ngước mắt nhìn cao, mong bay lên cùng Thiên Chúa là cha
đầy yêu thương. Họ luôn sống tâm tình
của thánh Augustinô: “Lạy Chúa, Chúa dựng nên con cho Chúa. Tầm
hồn con luôn thao thức cho tới khi nào được
nghỉ yên trong Chúa”.
Đừng bao giờ nghĩ mình là
giống bà rừng, để cúi đầu bươi
chải, an phận với những hạnh phúc nhỏ nhoi
tầm thường. Tuy được những con sâu
bọ là miếng mồi ngon đấy, nhưng chúng
cũng nằm trên đống rác, đống phân.
Đừng bao giờ quên rằng,
những thành quả trong đời sống kinh tế, và
những ân sủng trong đời sống đức tin,
chỉ là phương tiên giúp ta đạt đến
cứu cánh của cuộc đời, là được vào
dự tiệc Nước Trời. Đức Giêsu nói: “Vì
nếu người ta được cả thế
giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào
có lợi gì?”.
Người Do Thái bị loại ra
khỏi tiệc cưới, cho dù họ là quan khác
được mời trước, chỉ vì họ đã
không đón nhận Đức Kitô của Thiên Chúa. Mặc
lấy “tấm áo trắng Rửa tội” là “mặc
lấy Đức Kitô”, là tin tưởng vào Người và
ơn cứu độ do Người mang đến.
Người Kitô hữu cũng có
thể không vào được Nước Trời, nếu
họ để mất “tấm áo trắng Rửa tội”.
Chính là việc họ từ chối “mặc lấy
Đức Kitô”, từ chối mặc y phục lễ
cưới mà vua đã qui định. Đức Giêsu nói
với họ rằng: “Không phải bất cứ ai
thưa với Thầy: “Lạy Chúa! lạy Chúa!” là
được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng
chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng
ngự trên trời, mới được vào mà thôi”.
Rốt cuộc, “chỉ ai thi hành ý
muốn của Cha” mới đúng là thực khách của bàn
tiệc Nước Trời. Còn tất cả những ai
mang danh hiệu Kitô, nhưng sống hoàn toàn ngược
lại với Tin Mừng, đều phải bị
loại ra “chỗ tối tăm bên ngoài”, “nơi khóc lóc
nghiến răng”.