Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Thứ Ba, Ngày 11 tháng 10-2011
|
Tiệc
cưới
Mùa xuân năm 1947, cả thế
giới chú ý tới hàng tin lớn trên báo chí cho biết: công
chúa Êlisabét của nước Anh sẽ đẹp duyên
với hoàng tử Philip người Hy Lạp. Cuộc tình
duyên này quan trọng, bởi vì công chúa Êlisabét sẽ lên ngôi
kế vị vua cha trị vì không những trên vương
quốc Anh và bắc Ailen mà còn đứng đầu
khối thịnh vượng lớn, gồm trên 50 quốc
gia lớn nhỏ như Ấn Độ, Canađa, Úc, Tân
tây Lan… Ai cũng tò mò theo dõi lễ
cưới lịch sử này. Cuộc lễ
được tổ chức ngày 20-11-1947 tại tu viện cổ kính Oét-minh-tơ, nơi chôn
cất các bậc vương quân và những nhân vật
lớn nước Anh. Người ta không
những theo dõi hai nhân vật chính là cô
dâu chú rể mà còn chăm chú điểm danh từng nhân
vật lớn trên thế giới. Không ai được
mời tới dự mà muốn vắng mặt, từ
những vị nguyên thủ quốc gia đến các
vị thủ tướng và các nhà chính trị, từ
những nhà quý tộc đến những nhà tỷ phú. Nói
tắt, tất cả những nhân vật quan trọng hàng
đầu của nước Anh và nhiều nước
trên thế giới đều lấy làm vinh dự
được mời và được xuất hiện
trong lễ cưới long trọng đó.
Bài Tin Mừng hôm nay cũng kể một lễ
cưới long trọng được tổ chức do
một ông vua mở tiệc cưới cho hoàng tử. Câu chuyện tiệc cưới này có cái gì khác
thường, từ thực khách cho đến những
sự tham dự, và nhất là cách xử sự của
chủ tiệc, cho chúng ta thấy có điều gì không bình
thường, và đó chính là điều Chúa Giêsu muốn
dạy bảo và chúng ta cần tìm hiểu. Trong thực tế có lẽ chẳng có tiệc
cưới nào diễn ra như thế. Đúng,
đây không phải là một tiệc cưới bình
thường mà là tiệc cưới nước trời.
Bữa tiệc cưới này là hình ảnh tiệc
cưới nước trời mà Thiên Chúa khoản đãi
loài người, không phân biệt ai, đều
được mời tham dự, chỉ với một
điều kiện tối thiểu là mặc áo
cưới.
Qua dụ ngôn này Chúa Giêsu đã phác
hoạ cho chúng ta thấy các giai đoạn chính của
lịch sử cứu chuộc. Từ khi Thiên Chúa gửi đến các
ngôn sứ cho đến khi Ngài gửi đến chính Con
Một Ngài, nhưng tất cả đều thất
bại. Cây thánh giá như chóp đỉnh
của lịch sử. Có phải
thất bại thật không? Thưa
không, qua biến cố phục sinh, lịch sử cứu
chuộc vẫn tiếp diễn. Phòng
tiệc cưới vẫn rộng mở, mời gọi
hết mọi người, mọi dân tộc đến
tham dự, làm sao cho đầy phòng tiệc. Không ai có
thể từ chối, viện lý do nọ lẽ kia ti tiện, hẹp hòi để
khước từ ơn Chúa. Nếu làm như vậy là
họ tự chuốc lấy án phạt
cho mình.
Quả thực, qua mọi
thời đại, Thiên Chúa đã gửi các đầy
tớ, các vị thừa sai, đi qua mọi nẻo
đường thế giới kêu gọi mọi người
vào Giáo Hội. Bất cứ họ là ai, tốt xấu bất
kể, đều được mời tất cả.
Thiên Chúa không loại bỏ ai bao giờ,
nhưng chính chúng ta tự loại bỏ chính mình, đó là
hình ảnh người không mặc áo cưới.
Chúng ta cần hiểu rằng: Giáo Hội đón nhận
tất cả mọi người, nhưng Giáo Hội không
phải là một quán cơm bình dân, nên cũng đòi
hỏi một chút điều kiện tối thiểu nào
đó. Nói cách khác, đành rằng Thiên Chúa rất
thương kẻ có tội, và Giáo Hội của Ngài
đầy tội nhân hơn là thánh nhân, nhưng dầu sao,
muốn vào Giáo Hội, Chúa cũng đòi hỏi một
điều kiện tối thiểu nào đó.
Y phục lễ cưới ở
đây chính là điều kiện tối thiểu
để được dự tiệc cưới trong
nước Thiên Chúa.
Theo ý kiến của một số giáo phụ, chiếc áo
cưới ám chỉ đức ái, tối thiểu là
cuộc sống ăn ngay ở lành. Còn theo ý kiến của các nhà chú giải Kinh
Thánh hiện đại, thì chiếc áo cưới ám
chỉ sự hoán cải hay sự trở về, tức là
tinh thần sám hối chân thật. Nội dung của
dụ ngôn cho thấy rõ điều đó: tất cả
những người xấu và cả những người
tốt đã được gọi vào dự tiệc. Vì
lòng thương bao la của nhà vua, những người
xấu này đã tỏ ra dấu hoán cải thật sự
hay đã thi hành những công việc cụ thể do
đức ái đòi hỏi. Chính vì thế
họ đã thoát khỏi cặp mắt xét xử của
nhà vua. Trong khi đó, con người kia
đã không thèm để ý gì tới việc cố gắng
và còn dám bước vào phòng tiệc mà không mặc áo
cưới. Vì vậy, anh ta đã tự
chứng tỏ rằng anh ta không xứng đáng tham dự
bàn tiệc. Nói ngắn gọn hơn, Giáo Hội là
một “bữa tiệc” của người tội
lỗi, nhưng là những người tội lỗi tin
tưởng vào Chúa Kitô và ơn cứu độ Ngài đem
đến, nên đã hoán cải để nhận
được ơn đó. Tóm lại, Thiên
Chúa yêu thương con người, nhất là người
tội lỗi. Tình thương ấy
đòi hỏi một chút tình thương đáp trả
mới xứng đáng dự vào bữa tiệc tình
thương.
Như vậy, bài Tin Mừng này muốn dạy chúng
ta ba điều: Thứ nhất, cho chúng ta thấy tính
phổ quát của ơn cứu độ, bao gồm
tất cả mọi người, ai cũng
được mời gọi đón nhận ơn cứu
độ, nhất là những người tội lỗi.
Tất cả đều do sáng kiến nhân từ của
Thiên Chúa hay thương xót. Thứ hai, ơn cứu
độ Thiên Chúa mang đến là nhưng không, nhưng
vẫn có điều kiện, là phải thống hối,
ăn năn, hoán cải, phục
thiện. Nói cách khác, Thiên Chúa yêu thương
con người, nhất là người tội lỗi.
Tình thương ấy đòi hỏi một
chút tình thương đáp trả, mới xứng đáng
dự vào bữa tiệc tình thương. Thứ ba, chúng ta phải cố gắng không
những vào số những người được
gọi, mà còn phải vào số những người
được chọn nữa, bởi vì gọi thì
nhiều, chọn thì ít. Được
rửa tội không có nghĩa là đã được
cứu rỗi không cần phải làm gì nữa.
Cũng thế, vào Giáo Hội của Chúa Kitô cũng không
đương nhiên vào thẳng nước trời, mà còn
phải tỉnh thức, phải ra sức lập công và
bền đỗ đến cùng mới được
cứu rỗi.
Bài Tin Mừng làm chúng ta rất phấn khởi: chúng
ta biết Thiên Chúa là một người cha thương yêu
chúng ta vô cùng, lúc nào cũng sẵn sàng ban ơn trợ giúp
chúng ta. Nhưng chính chúng ta phải đáp
lại tình yêu thương đó bằng đời
sống tốt đẹp hoặc bằng thái độ
chân thành sám hối. Mọi người
chúng ta hãy giúp đỡ nhau để cùng nhau sống
đẹp lòng Chúa và rồi cùng nhau dự tiệc
cưới nước trời vĩnh cửu mai sau.
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|