Áo cưới
Phong tục đám cưới
của người Do Thái có hai giai đoạn. Lời
mời được gửi đi trước, nhưng
không nói rõ ngày và giờ của tiệc cưới. Khi chủ nhà chuẩn bị xong, mới sai
đầy tớ đi mời khách dự tiệc
cưới vào. Những người khách khôn ngoan tắm
rửa sạch sẽ, sẵn sàng áo cưới và chờ
đợi ngay cửa triều đình, khi có lệnh
liền nhập vào tiệc cưới ngay. Những
người khách ngu dại nghĩ rằng
phải chờ đợi rất lâu mới có tiệc, nên
họ vẫn đi lao động ngoài đồng
ruộng, nơi lò gốm… Thình lình lệnh vua mời vào
dự tiệc cưới, họ chưa sẵn sàng, không
mặc áo cưới, nên bị loại ra ngoài phòng
tiệc, buồn bã và đói khát.
Một lần nữa Chúa Giêsu dùng
dụ ngôn này để tố cáo những người Do
Thái là những người khác được mời
đến dự tiệc cưới nhưng từ
chối. Trải
qua bao nhiêu thế hệ, Thiên Chúa đã sai các tiên tri và
sứ giả đến mời họ, như dân tộc
được tuyển chọn, họ đã từ
chối, hành hạ và giết chết các đầy tớ
của Thiên Chúa, ngay cả đến Con Thiên Chúa. Vì thế, những người ở ngoài
đường sá là dân ngoại và những người
tội lỗi đã được mời tham dự vào
vương quốc Thiên Chúa.
Ngày xưa, một vị vua kia có bốn người con trai
được yêu cầu phải tự chọn lựa
nghề nghiệp cho tương lai của mình. Bốn
người con mới bàn tính với nhau: “Nào chúng mình hãy
đi khắp nơi trong thiên hạ và tìm kiếm lấy
một nền khoa học đặc biệt”. Họ
đồng ý sẽ gặp lại nhau ở một chỗ
nào đó, và bốn anh em bắt đầu ra đi theo bốn hướng khác nhau. Thời gian
qua đi, bốn anh em gặp lại nhau ở chỗ
đã hẹn để tổng kết điều họ
học hỏi được. “Tôi đã làm
chủ một nền khoa học”. Người anh
cả nói, “khoa học này cho phép tôi có thể làm ra một
tạo vật có đầy đủ bắp thịt
với điều kiện tôi phải có một miếng
xương”. “Tôi”, người thứ hai nói,
“học được cách làm ra da và lông nếu đã có các
bắp thịt trên xương của nó”.
Người thứ ba nói, “Tôi có thể tạo ra chân tay
nếu tôi đã có thịt, da và tóc”. Và tôi”,
người thứ tư kết luận, “biết cách ban
cho tạo vật đó sự sống, nếu nó đã có
đầy đủ hình thù tay chân”.
Sau khi bàn tính với nhau, bốn
anh em đi vào rừng sâu tìm một miếng xương
để có thể chứng tỏ những tài năng
chuyên môn của họ. Như số phận đã
định, miếng xương họ tìm thấy là
miếng xương của một con sư tử, nhưng
họ đã không biết. Một người đắp
thịt vào xương, người thứ hai thêm da, lông và
tóc, người thứ ba hoàn chỉnh với tay chân, và người thứ tư ban cho con
sư tử sự sống. Đang khi lúc lắc bộ lông
rậm rạp trên gáy, con sư tử hung dữ gầm lên
một tiếng, nó chồm lên ngoác to miệng đe doạ
với những chiếc răng nanh và móng vuốt nhọn
hoắt. Nó nhẩy về phía những nhà sáng tạo,
giết chết tất cả, rồi biến mất vào
trong rừng.
Bất cứ khi nào chúng ta cố ý sống tách
rời ra khỏi Thiên Chúa, chúng ta cũng có thể trở
nên nạn nhân của chính những công trình do mình làm ra. Tách
biệt ra khỏi Thiên Chúa, sự tự do và những
khả năng trí tuệ cho phép con người tạo nên
vũ khí hạch nhân, sử dụng quyền hành và của
cải trần gian để áp đặt sự thống
trị trên những người khác… cũng tiềm ẩn
một khả năng tự huỷ diệt con
người.
Những người từ chối dự tiệc
cưới đã viện dẫn rất nhiều lý do
chỉ vì họ không muốn đến. Và những
người không muốn tham dự thánh lễ ngày Chúa
nhật cũng có rất nhiều lý do để biện
minh.
Người Ả Rập có một ngụ ngôn kể
về một người sang nhà hàng xóm xin mượn
một sợi dây thừng. Người hàng xóm trả
lời: “Tôi không thể cho anh mượn được,
vì tôi đang dùng nó để cột đống cát”. Về
nhà suy nghĩ một lúc, anh trở sang nhà hàng xóm và phân
trần: “Nhưng anh không thể nào cột đống cát
bằng sợi dây thừng được!” Lúc
đó người hàng xóm mới trả lời một cách
xảo quyệt rằng “Phải rồi, bạn có thể…
làm bất cứ điều gì bằng sợi dây thừng
khi bạn không muốn cho người khác mượn!”
Thiên Chúa mời gọi con người đến tham
dự tiệc cưới. Tiệc
cưới là tiệc vui tươi, chúc mừng tình yêu
của cô dâu, chú rể. Chúa Giêsu là chàng
rể và Giáo Hội là cô dâu. Thiên Chúa
đã mời gọi các Kitô hữu đến bàn tiệc
để chia sẻ niềm vui và hạnh phúc vĩnh
cửu với Ngài.
Niềm vui đó được trao ban ngay từ
đời này và cả đời sau nữa. Kitô giáo không
phải là thuốc phiện ru ngủ con
người trong đau khổ, quên đi hạnh phúc
của cuộc sống ở đời này để
chỉ mơ tưởng nước thiên đàng ở
đời sau.
Có một huyền thoại kể
về một người câu cá tên là Aaron. Aaron sống ở
bên bờ sông. Vào một buổi
chiều, đang khi đi bộ về nhà, mắt nhắm
mắt mở sau một ngày làm việc vất vả, anh
mơ tưởng mình sẽ phải làm gì nếu giàu có.
Đang khi bước đi, chân anh đá
phải một cái túi da, trong lúc lơ mơ, anh nghĩ
dường như đó là những hòn sỏi nhỏ.
Đãng trí, anh nhặt cái túi lên và bắt
đầu ném từng viên sỏi xuống mặt
nước sông. “Khi ta giầu có”, anh nói,
“Ta sẽ mua một cái nhà thật lớn”. Anh lại ném hòn sỏi khác xuống nước.
Ném hết hòn này tới hòn khác rồi anh nghĩ, “Vợ ta
và ta sẽ có những người đầy tớ
phục vụ, đồ ăn dư giả với
tất cả mọi sự sang trọng”. Và cứ như
vậy xảy ra cho đến khi chỉ còn lại một
hòn sỏi trong tay. Khi Aaron cầm nó trong tay và nhìn xuống, một luồng ánh sáng phát
ra lấp lánh. Anh nhận ra rằng đây là một
hòn ngọc quý giá. Anh ném xuống nước bao nhiêu
viên ngọc quý đã có trong bàn tay, trong
khi đó lại mơ tưởng những của cải
không có thực ở tương lai.
Niềm vui trong tâm hồn giúp cho con người
sống hy vọng và tin tưởng, giữa những khó
khăn và khổ đau ở đời này. Bài đọc
thứ hai, trích thư thánh Phaolô gửi
tín hữu Philipphê: “Trong mọi trường hợp, và
hết mọi cách, tôi đã học biết no, biết
đói, biết dư thừa và thiếu thốn”. Ngài viết những lời khuyên nhủ này
đang khi ở trong nhà tù. Ngài nói: “Trong mọi sự
hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa”. “Trong
mọi hoàn cảnh hãy tạ ơn Thiên Chúa”.