Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Chủ Nhật, Ngày 25 tháng 9-2011
|
Sẵn sàng tin
1) Ý nghĩa thứ
nhất của dụ ngôn:
Do
Thái và lương dân đều có những thái độ
khác nhau, giống như thái độ của hai anh em
đề cập trong dụ ngôn. Những người
trước nài xin vâng rồi bỏ đi, và giờ
quyết định họ sẽ bị kết án. Còn
lương dân bị gạt bỏ, sau tìm thấy
đường về với nước Chúa. Lối
giải thích phổ biến này có vẻ hữu lý, nhưng
chưa đi vào điểm cốt yếu. Không thể
quả quyết về lương dân rằng họ đã
từ chối từ nguyên tắc. Nói chung, thái độ
của những người đại diện ưu tú
của họ chứng tỏ rằng, họ là những
người đang tìm hiểu và nhận biết đấng
thần linh là lẽ sống của họ. Nhưng theo
lời chú giải riêng của Đức Kitô, Ngài đã
hướng dụ ngôn này theo một ý nghĩa khác.
Có
những nhà chú giải thấy ở đó sự giải
thích về tương quan giữa lý thuyết và thực
tế. Bản văn tin mừng chỉ có những
người trong lý thuyết không chấp nhận, nhưng
lại chấp nhận trên thực tế. Song giải thích
này cũng bất toàn, vì lời chối từ của
người đầu tiên không dựa trên những
nhận định lý thuyết mà phát sinh từ một tâm
tính cục cằn và bất nhã. Những người khác
thấy trong dụ ngôn của Chúa sự đối lập
giữa thực tại và vẻ bên ngoài. Người con
thứ hai hình như vâng lời, nhưng thực tế
lại bất phục. Trong lúc người có một tâm
hồn tốt đẹp, nhưng bên ngoài lại khó
thương. Lối giải thích này cũng vô ích nếu ta
đào sâu bản văn, vì yếu tố cốt yếu
không phải là tình trạng cố hữu, cũng không
phải là thái độ trung thực núp trong vẻ bên ngoài
giả dối. Yếu tố cốt yếu chính là sự
hoán cải tình cảm, chính là một ý hướng canh tân,
một tình trạng cải hóa của con người:
nghĩa là hối hận về một thái độ sai
lạc và sau khi đã ý thức, họ ước muốn
thay đổi. Đây là điều thấy hiện rõ trong
lời Chúa: “Rồi sau anh hối hận và đi làm”.
Theo
lời quả quyết của Chúa Giêsu, dụ ngôn này nói
về những điểm khác nha giữa những
người biệt phái và luật sĩ, những
người thu thuế và những kẻ khác, những
người lãnh đạo tinh thần của Israel
sống mãi trong một thái độ vị kỷ, làm
họ xa Thiên Chúa. Chỉ biết chấp nhận lời
Chúa, họ trung thành với Môisen, với đức tin, và
với những đòi hỏi, như đứa con thứ
nhất trung thành với ý cha. Còn khi những giới
luật Thiên Chúa không còn đáp ứng với những
nguyện vọng cá nhân của họ, họ không còn tha
thiết nữa. Qua việc làm của Gioan Tẩy giả
xưa, Chúa đòi hỏi việc thống hối, kêu
gọi hoán cải tâm hồn và cuộc sống, thì họ
không lo gì đến. Còn những người phần thu có
lẽ đã lầm lạc, có lẽ hành động trái
với thiên ý, nhưng khi họ nghe thấy tiếng
gọi của Chúa Giêsu, họ hối cải và đạt
tới nước Chúa. Trung thành đích thực nghĩa là
sẵn sàng trả lời tiếng gọi của Chúa. Người
ta không thể tự khép mình mãi trong một hình thức
cuộc sống, vì họ phải thay đổi ngay
nếu tiếng gọi từ cao đòi hỏi. “Các ông
đã không thống hối để tin vào Gioan tẩy
giả”. Đó là lời mắng trách mà Chúa Giêsu nêu ra cho
bọn Biệt Phái.
2) Ý nghĩa thứ hai
của dụ ngôn.
Những
chú giải khác đem tới kết luận khác nhau. Một
lối chú giải sai lạc chỉ nêu cao ý nghĩa
lịch sử. Dụ ngôn được áp dụng theo
dự phóng của thời đại cho thái độ khác
nhau của Do Thái và lương dân, biệt phái và phần
thu. Lối giải thích lịch sử đó khá xa xôi
với đòi hỏi quan trọng nhất. Vì như
thế, dụ ngôn chỉ áp dụng cho kẻ khác chứ
không cho chính mình.
Dụ
ngôn có một ý nghĩa khác nếu ta thấy trong đó có
một đòi hỏi phải sẵn sàng tin tưởng.
Trong trường hợp này, con người cảm
thấy tâm hồn bị khích động rồi nhận ra
một đòi hỏi khắt khe rằng: cần phải
thuộc về Giáo Hội và phê bình những ai ở ngoài
Giáo Hội, rồi sẽ ngoan cố bịt tai không
chịu nghe thấy tiếng gọi của Ngài. Vô tình
người ta tự cho mình đang đi đúng
đường và sống trong tình trạng thiện
hảo. Lòng tự tin sai lạc này biến thành cảm giác
tự mãn: trong lúc kết án Biệt phái thì người ta
lại trở nên giống họ! Ở đây trái lại,
Đức Kitô mạnh mẽ mời gọi những ai nghe
theo tiếng Ngài phải thống hối, biến
đổi, sẵn sàng thay đổi hay hoán cải cuộc
sống theo lệnh Thiên Chúa. Thái độ chính đáng duy
nhất là tâm hồn sẵn sàng đón nhận đức
tin, luôn luôn chú ý nghe và vâng lời, không tự ý điều
hòa cuộc sống, nhưng đặt tất cả trong
bàn tay Thiên Chúa. Những người có tín ngưỡng
giữ đạo theo vẻ bên ngoài, với thời gian
sẽ không được chấp nhận vào nước
Chúa. Những kẻ khác, bề ngoài có vẻ theo một
đường xấu, nhưng trong thâm tâm nhận
biết sự sai lạc của tâm hồn mình rồi hoán
cải, chính họ sẽ được cứu rỗi. Vậy
dụ ngôn này đề phòng chống lại thái độ
cứng lòng trong tâm hồn, sự kiêu hãnh tôn giáo, sự an
bình giả tạo bên trong và đòi hỏi chúng ta phải
nghe Thiên Chúa để theo tiếng gọi của Ngài. Con
người phải hoán cải và để cho
người ta hoán cải không ngừng, bởi vì từ
một thái độ sai lạc, họ sẽ lầm
lạc vào đường xấu. Cho dù bên ngoài, tất
cả xem ra tốt đẹp. Thật là kỳ cục khi
thấy Chúa Giêsu yêu thích những kẻ phần thu hơn
những bọn Biệt Phái và Luật sĩ. Hẳn thái
độ đó phải là dịp tội cho Do Thái. Nhưng
sở dĩ như thế, vì Chúa Giêsu thấu suốt thâm
tâm nhân loại. Một tội nhân ý thức về tội
tính của mình và hối cải khi được ơn
sủng đánh động, còn giá trị hơn một
người mộ đạo chỉ muốn sống trong
vẻ đạo đức của mình, và vì kiêu ngạo
không nghe thấy tiếng gọi siêu nhiên. Hiểu như
thế, dụ ngôn bày tỏ sự nghiêm trọng và thái
độ cứng rắn đặc biệt đối
với những ai ở bên trong. Dụ ngôn khiển trách
thái độ hoán cải giả trá và thái độ bất
mãn ban đầu. Khi con người đi từ thái
độ chấp nhận đến từ chối, thì
đó là thái độ đáng thương hại. Vì
thực ra, phải đi từ từ chối đến
chấp nhận mới hợp lý. Con người mà luôn luôn
liều lĩnh chối bỏ Thiên Chúa, cũng sẽ
phải tỏ ra luôn sẵn sàng hối cải cách trung
thực nhất. Đó là điều mà dụ ngôn này bàn
tới.
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|