MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: thiên chúa :: cảm nghiệm vinh danh chúa
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Những Bàn Chân Thầm Lặng: Cảm Nghiệm Về Phòng Khám Bệnh Tại Đền Thánh Martinô, Hố Nai
Thứ Hai, Ngày 12 tháng 9-2011

Những bàn chân thầm lặng: Cảm nghiệm về phòng khám bệnh tại đền thánh Martinô, Hố Nai

§ Peter Kim
Có lẽ không một phòng khám chữa trị nào như phòng khám tại đền thánh Martinô, Hố Nai. Những trang bị y tế cũng như căn phòng cho việc trị bệnh nằm ngay góc khuất của đền thánh, trông vô cùng giản dị và nghèo nàn, nhưng khi tôi đặt chân đến, lại có cảm giác ấm lòng và như đã thân quen chốn này từ lúc nào ấy.
Tôi đã sống ở Melbourne, Úc, được 21 năm, công việc tôi là Structural Engineering. Tôi đã chữa trị tại nhiều bệnh viện và đến phòng mạch của nhiều bác sĩ cho những căn bệnh của tôi như đau đầu từng cơn, bệnh mất ngủ triền miên hơn sáu năm trời, lại thêm thoái hóa cột sống lưng và cổ hơn 12 năm trời. Nhưng khi về thăm quê nhà, được nghe biết bạn bè nói đến đền thánh trên khu Hố Nai nhiều bệnh nhân đến chữa được khỏi bệnh, tôi bèn thử một chuyến xem thế nào. Dù trước kia tôi không tin vào phương pháp chữa bằng châm cứu bấm huyệt cho mấy… Vì sau khi uống bao nhiêu thuốc đặc trị mà các bác sĩ tại Úc cho, thậm chí tôi cũng đến những vị thầy thuốc giỏi người Hoa vùng China Town cách chỗ tôi ở hơn 100 km để châm cứu bốc thuốc, rồi tôi lại dùng các loại máy của Nga, của Nhật điều trị đau nhức, nhưng tôi cũng không thấy biến chuyển, nhất là khi trời lạnh. Tôi gần như chán nản và không còn muốn chạy chữa gì nữa.
Tôi khởi hành sớm vì nghe nói phải đăng ký trước. Đường vào đền thánh Martinô rất khó khăn cho xe hơi, vì phải qua khu chợ chen chúc đến kinh hoàng. Cuối cùng xe cũng lết được đến đền thánh Martinô. Chợt hiện ra trước mắt tôi một cảnh quang khá yên tĩnh cùng với nhiều ghế đá tạ ơn xếp thứ tự, tôi cảm thấy lòng nhẹ nhàng sau khi trải qua hơn 1 tiếng rưỡi trên đoạn đường xe cộ hỗn loạn làm tôi rất sợ hãi. Tôi được anh giữ cổng hiền hòa bảo tôi khám bệnh thì đi thẳng và quẹo phải để vào trong phòng khám. Tôi cảm ơn anh, và chiếc xe chậm chậm đi qua các hàng ghế đá.
peterkim.jpg
Buổi cầu nguyện trước bệnh nhân nặng
Bước đến khu phòng khám bệnh, tôi chẳng thấy một tấm bảng tên tuổi nào cũng như một nội quy nào, ngoài các bệnh nhân đang ngồi chờ đợi, có vài người vừa chờ vừa cầm ổ bánh mì trên tay ăn sáng. Nhìn vào trong, đã có những bệnh nhân nằm đang được châm cứu bấm huyệt. Bầu khí trong phòng khám yên tĩnh. Ngồi chờ đợi, tôi quan sát thấy mọi nhân viên tất bật làm việc trong yên lặng và rất nhịp nhàng với nhau. Ý nghĩ đầu tiên trong đầu tôi là hơi thất vọng khi nhìn bao quát phòng khám.
Trông thấy phòng khám rất nghèo nàn, cách chữa trị vô cùng đơn sơ, vậy mà những bệnh nhân ngồi đợi chung quanh tôi đều cho biết là đỡ và khỏi bệnh rất nhiều! Một bác tóc bạc nhiều, độ chừng 65 tuổi nói với tôi: “Tôi bị tai biến lần thứ hai và giờ đây tôi đã đỡ nhiều. Khi con cái bận không chở tôi đến đây được thì ở nhà tôi thấy thiếu thiếu gì đó. Sáng nào tôi cũng đến đây. Tôi có cảm giác bình an lắm anh ạ.”
Rất ngạc nhiên khi tôi được biết một linh mục trẻ, đó là cha Tuyền, khoảng chừng ba mươi mấy tuổi, đã mở ra nơi này để cứu giúp bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân nghèo, những bệnh nhân đã chạy chữa hết thầy hết thuốc.
Tôi kiên nhẫn đi đến đền thánh mỗi buổi sáng trong vòng 1 tuần thì sức khỏe rất khả quan. Nhất là tôi đã tìm lại giấc ngủ khoảng chừng 4, 5 tiếng một ngày. Điều mà trong suốt sáu năm qua tôi hằng mong mỏi và tốn kém rất nhiều thời gian và tiền bạc. Cách chữa trị rất đơn giản, không như trước kia tôi cứ phải chụp film, điện não, điện tâm đồ, cùng với bao nhiêu cái test phức tạp, rồi nhiều loại thuốc tây, thuốc tiêm…
Cứ đến giữa buổi sáng, dù công việc khám chữa bệnh đang lúc cao điểm, cha Tuyền cùng tất cả nhân viên dừng tay và mọi bệnh nhân quay về thánh Martinô để cầu nguyện và hát với âm thanh mộc mạc của cây Guitar. Sáng nào tôi cũng thấy tất cả mọi người cũng dừng lại và hướng lên thánh Martinô như thế. Lòng tôi chợt chùng xuống lạ thường. Dù tôi là người Catholic, nhưng đã hơn mười mấy năm tôi không biết đến nhà thờ là gì do cuộc sống mưu sinh nơi đất khách quê ngưởi, cộng thêm nhà thờ không gần chỗ tôi ở. Mỗi ngày trong giờ cầu nguyện, cha Tuyền đều nói vài lời nâng đỡ và chia sẻ Lời Chúa ngắn gọn, và từ đó làm tôi suy nghĩ nhiều về ý nghĩa cuộc đời tôi…
Cha Tuyền không chỉ chú trọng về việc chữa bệnh thân xác, nhưng cha và các nhân viên còn là động lực nâng đỡ tinh thần cho các bệnh nhân khốn cùng rất lớn. Trong khi chờ đợi, tôi được nghe nhiều bệnh nhân xung quanh nói thế.
Trải qua những ngày tôi đến chữa trị, tôi vẫn thương thấy hình ảnh cha đến từng bệnh nhân trò chuyện thân tình, thậm chí có những bệnh nhân yếu nặng, cha dìu dắt ra vào phòng khám. Còn nhân viên thì hiền hòa như chìu lòng hết mọi bệnh nhân với nhiều tính tình rất khác biệt. Có một người vợ nọ sáng nào cũng đưa chồng đang bị cancer gan giai đoạn cuối đến phòng khám này chữa. Chị cho biết: “Chúng tôi biết căn bệnh này rất nặng, nhưng chồng tôi cứ nằng nặc không chịu đi chữa chỗ nào hết, chỉ muốn lên đền Martinô. Còn riêng tôi, từ khi đến chỗ này, tôi học được nhiều bài học vô giá. Tôi thấy tôi lại càng tin tưởng vào tình yêu Chúa hơn dù chúng tôi đang gặp thử thách.” Nhiều bệnh nhân chữa xong, nhưng vẫn ở lại để tham dự buổi cầu nguyện giữa giờ thì họ mới chịu ra về. Có những lúc cha đeo dây tím vào để giải tội ngay khi chữa trị, rồi có những lúc tôi thấy cha cùng một số nhân viên cùng cầu nguyện trước bệnh nhân nặng để lãnh bí tích xức dầu. Rồi có khi cha đi xuống ngôi nhà bé nhỏ bên dưới của phòng khám để ngồi lặng lẽ giải tội.
Không như những nơi chữa trị hay bệnh viện khác, tôi đến đây có một cảm giác rất lạ, cảm thấy như là mái nhà ấm cúng mà tôi không còn thấy nữa từ khi tôi đặt chân đến xứ lạ quê người này. Có điều lạ là chẳng nhân viên nào tỏ ra cau có khó chịu. Dù đã quá trưa, hơn 6 tiếng đồng hồ working mà nhân viên nào cũng tươi cười. Cha và các nhân viên cũng không lấy tiền ai, hoàn toàn free. Có lần, tôi muốn giúp phòng khám vì tôi thấy cha cùng nhân viên quá mệt mỏi, làm việc không ngưng tay bao giờ, hơn nữa tôi thấy với lượng bệnh nhân như thế tiền đâu mà lo nổi, vậy mà, cha các các nhân viên không đụng gì đến tiền bạc. Nhưng cha chỉ mỉm cười: “Chúng tôi cứ phục vụ hết sức và tin tưởng ông da đen sẽ không bao giờ bỏ rơi người nghèo của ngài! Chính thánh da đen chữa chứ chúng tôi làm được gì đâu anh.” Được một bệnh nhân cho biết, phòng khám đã hoạt động âm thầm như thế này đã lâu rồi, không tên tuổi, không quảng cáo. Chắc hẳn cha cũng mệt mỏi và gặp nhiều khó khăn lắm. Vì nhìn trên nét mặt xanh xao, hốc hác, tôi cũng biết cha gánh vác nặng nề với bao con chiên lạc, con chiên bệnh tật thể chất lẫn tinh thần mỗi lúc một nhiều từ khắp mọi nơi.
May mắn cho tôi là sau hai tuần tôi chữa trị, tôi gặp được lễ cầu nguyện đặc biệt cho bệnh nhân vào mỗi thứ sáu đầu tháng. Thánh Lễ cũng rất ấn tượng và đầm ấm, làm tôi hiểu được tình thương Chúa và sự chết vì nhân loại của Ngài hơn. Tôi đã xa Chúa quá lâu rồi. Trong Thánh Lễ, cha Tuyền đã nói lớn tiếng như gào cho mọi người nghe: “ Sáng nay chúng ta vẫn được chữa trị như mọi ngày, nhưng hôm nay người chữa trị không phải là tôi, một tay thầy thuốc quèn ngu dốt, mà là sư phụ của tôi nhưng cũng là của ông bà anh chị em, đó là Thầy Giêsu. Thầy Giêsu sẽ chữa lành qua sức mạnh Thánh Thể đó thưa ông bà anh chị em.” Ngôn ngữ cha dùng giản dị mà ai cũng có thể hiểu. Tôi đảo mắt quan sát phòng đang dự lễ, từ ông bà cụ, đến những em bé bại não, những cô gái bị tâm thần, những anh thanh niên bị liệt đang nằm giường… đều sốt sắng dự Lễ.
Trước và sau Lễ, cha Tuyền và các nhân viên thường trò chuyện nâng đỡ và chào hỏi các bệnh nhân, nếu cần cha cũng sẵn sàng giải tội cho họ, lắng nghe họ khi họ bị stress hay depression vì nhiều nguyên nhân.
peterkim2.jpg
Hình ảnh người cha đang cúi xuống giải tội cho bệnh nhân nặng
Tôi được biết trong một bài báo của Hiệp Hội Y Tế Tin Lành ở Mỹ có viết: Một trong 20.000 thanh niên Mỹ dự chương trình để nghiên cứu về sức khỏe. Kết quả cho thấy là sức khỏe có liên quan mật thiết với mức thu nhập và trình độ học vấn. Ngoài ra, người ta còn cho biết thêm nữa là những người đi nhà thờ đều đặn lại có thể sống thọ hơn 7 năm. Chính vì thế mà tuổi thọ của người Mỹ gốc Phi Châu đã tăng gấp đôi là 14 năm.
Còn đối với những người gặp những căn bệnh về tâm lý như rối loạn tâm thần đã chứng minh rằng họ được lành bệnh sớm hơn hay họ chữa trị có hiệu quả hơn khi họ có niềm tin vào tôn giáo. Nghiên cứu này cho biết những lợi ích mà người tin vào Chúa có được về mặt tinh thần bao gồm khỏe mạnh, hạnh phúc, hy vọng, lạc quan với một cuộc sống có mục đích và đầy ý nghĩa.
Người tin vào Chúa dễ thích nghi với sự đau khổ hơn, ít cảm thấy buồn chán và có thể vượt qua sự ngã lòng. Những người vượt qua sự ngã lòng có xu hướng thoát khỏi tình trạng này một cách nhanh chóng. Họ không tự tử hay lo lắng, không rơi vào tình trạng bị tâm thần và không nghiện rượu hay lạm dụng thuốc. Họ cũng không phạm pháp hay có hành vi vi phạm pháp luật nhưng có xu hướng ổn định trong hôn nhân và hài lòng trong cuộc sống.
Ngày cuối cùng, sau quãng thời gian điều trị khoảng 4 tuần, tôi cảm thấy sức khỏe khá lên nhiều, giấc ngủ trở lại gần như bình thường đến không ngờ, tôi đến tâm sự và chào cha để trở về Úc (lúc này tôi mới kể cho cha cuộc đời quên Chúa của tôi và cho cha biết tôi đang sống ở Úc). Cha chăm chú im lặng lắng nghe đến từng hơi thở của tôi. Khi chia tay, cha nói tôi một câu mà tôi cứ bị ám ảnh mãi: “Tình thương giữa phận người với nhau sẽ là viên thuốc hiệu quả nhất để chữa lành tất cả. Và đỉnh cao sự chữa lành, là bí tích Thánh Thể đó anh!
Trước khi ra về, tôi nhìn lần cuối phòng khám, khoảng 15 nhân viên áo trắng, mỗi người mỗi việc. Bởi đâu họ có sức mạnh như thế? Dù tôi được biết qua một số bệnh nhân quen thuộc nói là tất cả nhân viên ở đây không nhận một đồng xu nào hay lương bổng gì. Vậy mà năm này qua tháng khác họ vẫn thầm lặng phục vụ trên những thân thể đau bệnh, thậm chí hôi hám nữa, mà không cần ai biết, chẳng cần ai khen. Ngoài Thánh Lễ, làm các bí tích và giải tội ở nhà thờ, Cha Tuyền làm công việc chữa bệnh như thế này có lẽ ngoài sức con người của cha. Nhưng tôi nghĩ đời cha sẽ ý nghĩa hơn dù có gục xuống vì lây nhiễm từ nhiều căn bệnh quái ác của thời đại. Hằng ngày cha tiếp xúc với bệnh nhân như thế sẽ không tránh khỏi sự lây nhiễm và mùi vị xung quanh cơ thể người bệnh.
Khi con người thời đại đang sống trong thế giới mỗi lúc một xâu xé, ganh đua, vật chất, danh vọng, ích kỷ, tự mãn… thì nơi góc nhỏ nào đó vẫn có những con người chỉ sống vì tình thương đồng loại, làm nhẹ đi chút nào nỗi đau của tha nhân. Theo thiển ý tôi, tôi nghĩ đó chính là cốt lõi của công việc mục vụ. Mục vụ đơn giản là như thế, là hiện diện với người đồng loại đang quằn quại hoặc đang bị chịu đựng với những vết thương xác hồn (Nếu nói gì sai xin thứ lỗi). Có thể nhiều căn bệnh cha Tuyền và các nhân viên phục vụ cũng đành bó tay, nhưng sự hiện diện của cha giữa họ cũng viên thuốc thần kỳ rồi. Khi con người biết bày tỏ những cử chỉ thân tình như đón nhận, chia sẻ, quan tâm lẫn nhau thì có nghĩa là người ấy muốn nói cho đối tượng mình tiếp xúc nhận thấy giá trị bản thân: You are really beautiful, actually!
Cầm sổ khám bệnh rất nghèo nàn thô sơ và mỏng manh trên tay, tôi như muốn rơi nước mắt. Tôi sẽ mang về bên kia làm kỷ niệm. Tôi nhìn phía sau bìa thấy hàng chữ mà cha đã trích dẫn câu của Mẹ Têrêsa Calcutta: “Tôi không làm vì tiền bạc. Tôi làm vì tôi nhìn thấy khuôn mặt của Chúa Giêsu đau khổ nơi anh chị em tôi.
Tôi học được nhiều điều từ khi tôi bước lên đền thánh Martinô, nơi mà tôi từng nghe thánh Martinô làm nhiều phép lạ. Trước kia, tôi chỉ nghĩ đến việc chạy chữa cho hết căn bệnh thể xác đau đớn của tôi, nhưng bây giờ tôi còn được chữa thêm nhiều căn căn bệnh khác nữa.
Tạ ơn Chúa và tạ ơn ông thánh da đen (mà cha Tuyền hay nói như thế), tôi sẽ không bao giờ ngã lòng.
Rời khỏi phòng khám, tôi đi một khoảng, rồi ngoái cổ nhìn lại lần nữa. Phòng khám chẳng giống như phòng khám chút nào cả. Một góc nhỏ như bị lãng quên. Một góc nhỏ như bị khuất tầm nhìn mọi người. Nhưng mà là góc nhỏ dừng chân cho những mỏi mệt riêng tư…
Tôi đi một đoạn thì lúc này, mới thấy rõ nghĩa trang của các linh mục, các thầy nơi tu viện đền thánh Martinô Đa Minh mà gần 1 tháng tôi đi qua mà chẳng lưu ý. Tôi đứng lại, im lặng nhìn các ngôi mộ được xây đơn sơ gần mặt đất, có những tấm bia được trang điểm phía trước những cành hoa còn tươi thắm, nhưng có một số bia mộ với những cành hoa nhân tạo cứ nở mãi, và… có vài bia mộ với những bông hoa đã rũ héo cách thê thảm từ bao giờ…
Melbourne, Summer 04.09.2011
Peter Kim
Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Cn1300: Linh Mục Frank Pavone Cứu Thai Nhi Và Chữa Lành Tôi (9/17/2011)
Tưởng Nhớ Và Tri Ân Cha Sesto Quercetti Hoàng Văn Lục (9/17/2011)
Hãy Làm Điều Thiện Và Tìm Kiếm Lẽ Công Bằng! (9/17/2011)
Cn 1299: Phép Lạ Tình Yêu Chúa Thánh Thể (9/16/2011)
Cn 1298: Ngưòi Anh Hùng Của Ngày Định Mệnh 11 Tháng 9 Năm 2001 (9/13/2011)
Tin/Bài cùng ngày
Cn 1297: Biến Cố Ngày 11 Tháng 9 Năm 2001 Được Tiên Báo (9/12/2011)
Tin/Bài khác
Cn 1296: Cuộc Đời Của Chân Phước Elana Aiello (4) (9/10/2011)
Cn 1295: Cuộc Đời Của Chân Phước Elana Aiello (3) (9/10/2011)
Cn 1294: Cảm Tạ Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận Chữa Mắt Cho Con (9/10/2011)
Xin Chúa Uốn Lòng Chúng Con Nên Giống Như Rất Thánh Trái Tim Chúa (9/10/2011)
Tận Hiến Cho Thiên Chúa Là Câu Chuyện Tình Yêu Tuyệt Vời (9/10/2011)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768