Ai hy sinh hơn ai?
Có vị
bề trên một tu viện nổi tiếng thánh thiện
và hạnh phúc. Một tu sinh dưới quyền ngài, khi
biết được sự từ bỏ ít người
làm được, và thấy đời sống hết
sức thánh thiện của ngài, bèn thốt lên:
-
«Thưa Cha, đời sống Cha thật là tuyệt
vời, Cha đã từ bỏ mọi sự giàu sang sung
sướng để tìm Thiên Chúa, và để dạy cho
chúng con sự khôn ngoan của Ngài».
- «Con
đã nói phản lại sự thật rồi! - Vị
bề trên trả lời - Cha chỉ bỏ có vài cuộn
giấy bạc và những thú vui trần tục để
chinh phục một niềm phúc lạc vô biên. So với cái
kho tàng tâm linh quí báu này thì đó có thật là một sự
hy sinh chăng? Trái hẳn lại, chính những
người thế gian đã từ bỏ và hy sinh
những kho tàng tâm linh vô giá trên đường Đạo
để chạy theo những của cải vật
chất giả tạm vô thường.
«Những
vị khổ tu tuy áo quần đơn sơ thô thiển,
trong người không giữ riêng một đồng
bạc, lại trở thành những phú ông về tâm linh. Còn
những người tỷ phú kiêu hãnh lại là những
kẻ đáng thương về tâm linh mà không hay biết. Đó
chính là điều mâu thuẫn về sự dứt bỏ
và hy sinh».
Vì
thế, trong đời sống Ki-tô hữu hiện nay,
chúng ta cần xác định một lần cho rõ ràng và
dứt khoát mục đích cuộc
đời ta là gì, ta chọn cái lợi lớn hay cái
lợi nhỏ, loại hạnh phúc ta mong muốn là
loại nào: ngắn hạn hay dài hạn, đích thực
hay giả tạm, tuỳ thuộc hoàn
cảnh bên ngoài hay độc lập với mọi hoàn
cảnh, v.v… Một khi đã xác định rồi thì ta
chỉ cần sống theo sự lựa chọn nền
tảng đó. Lúc đó ta không còn nghĩ là mình phải hy
sinh cái này hay cái kia, nghĩ như thế là chỉ nghĩ
đến cái ta bị mất mà không nghĩ đến cái
ta sẽ được. Thánh Phao-lô nói: «Những đau
khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được
với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng
ta» (Rm 8,18). Nếu cái được lớn hơn cái
mất thì làm sao gọi là hy sinh được? Còn nếu
cái mất lớn hơn cái được thì mới
đáng gọi là hy sinh, và nếu lựa chọn như
thế thì thật là ngu xuẩn!
Sự
khôn ngoan như thế thật đáng khâm phục, nhưng
nó vẫn phảng phất mùi vị kỷ: lo cho hạnh
phúc của mình, cho dù là hạnh phúc vĩnh cửu. Sự
thánh thiện của Mẹ Ma-ri-a không dừng lại ở
sự vị kỷ «cao cả» đó, mà vượt lên cao
nữa, vượt khỏi những gì là vị kỷ
của mình. Theo niềm tin Công giáo, Mẹ đã
được Thiên Chúa giữ gìn khỏi mọi tội
lỗi và khỏi vòng kiềm toả của
tội lỗi. Vì thế, nhờ ơn Chúa và nỗ lực
bản thân, Mẹ đã thắng vượt mọi hình
thức ích kỷ cho dù vi tế nhất. Điều đó
không có nghĩa là Mẹ không bị cám dỗ về tính
vị kỷ, nhưng Mẹ luôn luôn chiến thắng. Động
lực khiến Mẹ luôn luôn chiến thắng chính là tình
yêu mạnh mẽ đối với Thiên Chúa và tha nhân. Mẹ
yêu Thiên Chúa vì Thiên Chúa, yêu tha nhân vì tha nhân, chứ không
phải vì mình. Chính vì thế, Mẹ không còn đặt
nặng hạnh phúc - cho dù là vĩnh cửu - của mình, mà
đặt nặng vinh quang và thánh ý của Thiên Chúa. Chính vì
thế, Mẹ trở nên người đạt
được hạnh phúc vĩnh cửu ở mức
độ cao nhất, trọn vẹn nhất. Đúng
như lời Đức Giêsu nói: “Ai muốn cứu
mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất
mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được
mạng sống ấy” (Mt 16,25; x. Mc 8,35; Lc 9,24; Ga 12,25). Mẹ
đã sống tinh thần câu Tin Mừng này một cách
trọn hảo nhất.
Mẹ
đã được Thiên Chúa thưởng vì sự
chọn lựa đầy khôn ngoan và sáng suốt đó. Mẹ
đã đạt được hạnh phúc đích
thật và vĩnh cửu vì Mẹ đã sống phù hợp
với sự chọn lựa đó suốt cả cuộc
đời, trong tất cả mọi hoàn cảnh. Viec
Mẹ là người duy nhất trên trần gian
được về thiên đàng cả hồn lẫn xác
cùng với Đức Giêsu là một ơn xứng đáng
với sự lựa chọn căn bản rất
tuyệt vời của Mẹ. Chúng ta hãy bắt chước
Mẹ trong cách chọn lựa căn bản của chúng ta.