LUÔN CHỜ ĐỢI ĐỂ ĐÓN NHẬN CHÚA THÁNH LINH TRONG CUỘC SỐNG
Tôi đã nghe người ta cầu nguyện với Chúa Giêsu lớn tiếng. Tôi không nói những dịp cầu nguyện chung của một nhóm người, nhưng là những lời cầu nguyện khi người ta gặp những lúc đặc biệt trong đời họ như: trước khi thi, hay khi gặp khó khăn chẳng hạn. Tôi có một người cô bị bệnh phổi và từ từ đau đến chết. Nhiều khi cô tôi thở không được, và cầu nguyện rất cực khổ “Lạy Chúa, còn bao lâu nữa Chúa ơi?” Cách đây vài tuần một chiếc tàu chở người Lybia di cư bị lật vì gió lớn trong Địa Trung Hải. 600 người bị chết chìm. Có người trông thấy tin đó trên truyền hình và cầu nguyện “Còn bao lâu nữa, Chúa ơi?!” Lại một tin nữa về các linh mục xâm phạm tình dục, tôi lớn tiếng cầu nguyện khi nghe tin đó trên sóng phát thanh trong lúc tôi đang lái xe “còn bao lâu nữa, Chúa ơi!” Chúng ta cầu nguyện như thế vì chúng ta cảm thấy bị giới hạn ở giữa hai quảng thời gian: thời gian giữa lúc Chúa Giêsu ra đi để lại các môn đệ, và lúc Ngài hứa sẽ trở lại. Chúng ta mong Chúa mau trở lại, nhất là khi đời sống đè nặng trên chúng ta, hoặc trên những người xung quanh chúng ta.
Các môn đệ họp với Chúa Giêsu lúc Ngài sắp ra đi. Họ cầu nguyện cách khác: “Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục lại vương quốc Israel không?” Ai có thể bảo là các ông nóng lòng chờ đợi nên đặt câu hỏi ấy? Các ông muốn Chúa Giêsu hoàn tất công việc. Các ông không thể có Chúa Giêsu ở gần các ông trong 40 ngày sau khi Ngài sống lại như đã xảy ra. Các môn đệ và chúng ta còn phải chờ đợi đến khi Chúa Giêsu trở lại để hoàn tất điều Ngài đã định cho chúng ta.
Nói thì dễ mà làm thì khó. Chính lúc chờ đợi giữa hai khoảng thời gian đó là lúc đức tin, niềm hy vọng, tình yêu thương của các môn đệ và chúng ta được thử thách, và những thế hệ sau này trong đức tin. Giáo hội, cho đến ngày nay luôn cầu nguyện trong những lúc khó khăn: “Còn bao lâu nữa, Chúa ơi?!” Chúng còn còn phải chịu đựng sự cực khổ từ bắt bớ bên ngoài và từ tội lỗi của chúng con tất cả “bao lâu nữa, Chúa ơi?”
Chúa Giêsu đã gây một đời sống mới, nhưng chúng ta vẫn chưa cảm nhận đời sống đó trong lúc chúng ta chờ đợi, mong mỏi và cầu nguyện. Người môn đệ không dám hỏi Chúa Giêsu bao giờ Ngài sẽ “khôi phục lại vương quốc Israel”. Hình như chẳng có lý do gì để hỏi Chúa Giêsu câu đó. Sách Tông đồ công vụ viết là “Những người đang tụ họp ở đó hỏi Chúa Giêsu...” Đó là câu hỏi của Giáo hội. Cộng đoàn tín hữu đặt câu hỏi đó và bây giờ vẫn còn đặt câu hỏi đó. “Bao giờ Thầy sẽ hoàn tất công việc Thầy đã làm? Chúng con còn đợi bao lâu nữa để Thầy hoàn tất việc đó?” Chúa Giêsu không trả lời các môn đệ về việc bao giờ Ngài sẽ trở lại để hoàn tất điều các môn đệ chờ đợi. Điều đó sẽ đến, nhưng bây giờ Chúa Giêsu sẽ ra đi. Trong lòng các môn đệ chắc họ có cảm tưởng chán chường! Chúa Giêsu bảo các môn đệ tiếp tục thi hành sứ vụ của Ngài trong lúc Ngài vắng mặt. Chắc các ông cảm thấy bổn phận đang ràng buộc các ông.
Tôi đang xem phim tài liệu về đoàn người sửa soạn leo lên đỉnh Everest. Cuộn phim cho thấy họ phải tập luyện kỹ càng trước khi đặt bước chân để leo lên núi. Họ phải có quần áo đặc biệt, mang ống khí oxy, lều vải, dây, hệ thống liên lạc, bản đồ, cây cuốc chim và lẽ cố nhiên là có người Sherpas hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ dẫn cho họ cách len lên và leo xuống núi Everest. Người leo núi phải tập luyện sẵn sàng, và sẵn sàng chấp nhận những điều không thể ngờ trước được đó là những điều chắc chắn sẽ xảy ra. Tôi đoán chắc điều tốt nhất cho họ là có những người Sherpas có đủ kinh nghiệm dẫn họ lên núi. Chúng ta đều muốn có sự giúp đỡ của người khác mạnh hơn chúng ta để giúp chúng ta vượt qua quảng đời của người Kitô hữu. Như Chúa Giêsu đã hứa sẽ giúp đỡ các Kitô Hữu tiên khởi.
Chúa Giêsu biết trách nhiệm lớn lao Ngài đã giao cho họ. Ngài cũng biết họ đã yếu đuối thế nào, đã tranh luận với nhau thế nào, và đã bỏ Ngài chạy trốn trong lúc Ngài chịu khổ hình. Họ sẽ cần sự giúp đỡ để có thể đối phó với bao nhiêu đố kỵ, và vấn nạn của thế gian chung quanh họ. Chúa Giêsu cũng biết trước là họ sẽ đối mặt với các chống đối và chia rẽ ngay trong nhóm của họ. Bởi thế Chúa Giêsu hứa sẽ gởi cho họ Chúa Thánh Linh. Chúa Thánh Linh sẽ giúp họ thêm năng lực, thêm can đảm trong mọi hoàn cảnh để họ có thể làm nhân chứng cho Chúa Giêsu “ở Giê-ru-sa-lem và suốt vùng Giu-đê và Sa-ma-ria và cho đến tận cùng thế giới”.
Câu chuyện Chúa Giêsu lên trời trong sách Tông đồ Công vụ là kết thúc những lúc Chúa Giêsu hiện ra cho các môn đệ sau khi Ngài Phục Sinh. Luca viết Chúa Giêsu sống lại, hướng dẫn cho các môn đệ biết về Nước Trời. Và bây giờ sau khi Ngài ra đi, các ông sẽ là nhân chứng cho Ngài. Các ông sẽ nói và sẽ làm thay Ngài về Nước Trời. Nhưng, trước hết các ông phải chờ đợi Thần Khí Chúa Giêsu xuống trên các ông để các ông có thể ra đi rao giảng tin mừng đời sống mới mà Chúa Kitô đã khai sáng cho các ông.
Chúng ta đang sống trong khoản “thời gian chờ đợi” – giữa lúc Chúa Giêsu đến lần thứ nhất và ngày Ngài sẽ trở lại. Thật là một thời gian chờ đợi lâu dài! Mỗi thế hệ đều có thể gặp khó khăn, và giáo hội trong lúc chờ đợi có thể bớt lòng hăng hái, và sự sốt sắng dành cho Chúa Kitô, vì hình như Ngài vẫn còn trong quá khứ. Chúng ta có thể nhớ lại quá khứ. Giáo hội chúng ta không thể là nơi khóc nhớ một vị lãnh đạo đã ra đi từ trước xa xưa. Trên đỉnh Tabor lời thiên thần nói với các môn đệ đang nhìn vị lãnh đạo của họ ra đi về trời, cũng như với chúng ta là chúng ta không nên gặp nhau để ngưỡng mộ người trong quá khứ.
Trái lại, như Chúa Giêsu đã hứa, chúng ta được ơn Thần khí mạnh mẽ của Ngài không những trong những lúc Ngài rao giảng và chữa bệnh cho người ta, mà cả trong những lúc Ngài chịu khổ hình và chịu chết nữa. Cũng ơn Thần khí đó giúp chúng ta không ngồi yên, tò mò nhìn về dĩ vãng đã qua. Vì ơn Thần khí đó mà dân chúng không xem chúng ta là “những người kì lạ? những người có tín ngưỡng và làm việc quá cổ điển!” Nhờ ơn Chúa Thánh Linh chúng ta được đầy năng lực làm nhân chứng hiện tại cho việc Chúa Kitô đang sống thực trong chúng ta, và đang dùng chúng ta để gây dựng một đời sống mới như khi Ngài đang còn sống – là rao giảng tin mừng, chữa người bệnh hoạn, và đem dân chúng trở về với Thiên Chúa.
Các bạn còn nhớ những người leo núi đã chịu khó tập luyện để sẵn sàng leo núi Everest chứ? Chúa Giêsu đã chăm sóc và sửa soạn rất kỷ cho các môn đệ; để các ông có đủ hành trang cần thiết khi gặp thử thách trong đời sống và trong sứ vụ của họ. Khi mọ sự đã chu toàn, Ngài sẽ gởi ơn Thần Khí của Ngài cho họ. Các môn đệ và chúng ta làm sao ra đi khắp cùng thế giới rao giảng, làm nhân chứng nếu không có ơn Chúa Thánh Linh.
Luca không viết là Chúa Thánh Linh đến ngay sau khi Chúa Giêsu ra đi. Các môn đệ phải tin tưởng vào lời hứa của Chúa Giêsu và chờ đợi. Điều đầu tiên mà Chúa Giêsu bảo các ông phải làm là chờ đợi và cầu nguyện. Vì thế các ông cùng Đức Maria và các môn đệ khác cùng nhau cầu nguyện trong lúc chờ đợi trong phòng trên.
Chủ Nhật tuần sau chúng ta sẽ mừng lễ Chúa Thánh Linh khi Chúa Thánh Linh mà Chúa Giêsu đã hứa hiện xuống trên các môn đệ đang tụ họp. Chúng ta và toàn giáo hội luôn luôn cần ơn Chúa Thánh Linh ban cho chúng ta đời sống mới. Chúng ta có thể không được gọi đi khắp cùng thế giới để làm chứng nhân cho Chúa Giêsu, nhưng chúng ta có thể làm nhân chứng ở gần nhà – ngay trong gia đình, nơi sở làm, nơi trường học v.v... Và chúng ta được gọi đi để đem cho mọi người một đức tin sống thực nhờ bởi Chúa Thánh Linh.
Trong tuần lễ tới đây, chúng ta làm lại điều Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ Ngài là chờ đợi. Trong lúc chờ đợi, chúng ta cầu nguyện, xin được ơn đổi mới đức tin trong Chúa Kitô Phục Sinh. Chúng ta cũng cầu nguyện cho những người đã mất sự hiệp thông với cộng đoàn giáo hội, và những ai đang bị thử thách vì cô đơn, nghèo khổ, bạo lực, và bệnh hoạn v.v...
Chúng ta cầu nguyện “Lạy Chúa, còn bao lâu nữa, Chúa ơi?!” và chúng ta sẽ nghe Chúa Kitô luôn sẵn sàng ban ơn Thần Khí Ngài trên chúng ta “Thầy sẽ ban ơn ngay”.
Lm. Jude Siciliano, OP Chuyển ngữ: FX. Trọng yên, OP
|