Hỏi:
xin cha cho biết giáo lý của Giáo
Hội về hai vấn đề chết êm dịu (euthanasia) và cung cấp lương
thực và nước uống cho bệnh nhân mà y khoa đã bó tay cứu chữa.
Trả lời:
Sự sống là
quà tặng linh thánh (sacred gift) mà Thiên Chúa ban cho con
người và chỉ một mình Ngài có toàn quyền trên sự sống đó mà
thôi. Chính vì thế mà Thiên Chúa đã truyền lệnh cho dân Do Thái
xưa và toàn thể nhân loại ngày nay: “ngươi không được
giết người”(Xh 20:13; Mt 5:21-22).
Thi hành mệnh
lệnh này của Thiên Chúa, Giáo Hội đã nêu rõ những trường hợp
phải bảo vệ sự sống của con người bằng mọi giá, nghĩa là không
được phép làm bất cứ điều gì có thể nguy hai đến sinh mạng của
ai, dù chỉ là một thai nhi chưa ra đời.
Liên quan đế
vấn đề chữa trị cho các bệnh nhân hiểm nghèo, y khoa ngày nay,
đưa ra 2 trường hợp để cho phép chấm dứt sự sống của một bệnh
nhân mà y khoa cho là đã hết hy vọng cứu chữa.
I- Trường
hợp thứ nhất: liên quan đến các bệnh nhân bị các chứng nan y
hay tật nguyền, đau đớn và đang chết dần chết mòn mà y khoa đã
chịu bó tay, không thể cứu chữa được nữa. Không chữa được mà để
bệnh nhân chịu đau đớn hành hạ lâu ngày là điều vô ích theo lý
luận của y khoa. Vì thế, họ đề nghị giải pháp chích thuốc cho
chết êm ái, (euthanasia) để khỏi kéo dài sự đau khổ cho bệnh
nhân và tốn phí cho gia đình.
Đây là giải
pháp của y khoa dựa trên những dữ kiện thực tế và khoa học.
Nhưng trên bình diện luân lý, đạo đức thì giải pháp này hoàn
toàn không thể chấp nhận được, vì nó vi phạm đến quyền tối
thượng của Thiên Chúa trên mạng sống của con người.
Vì thế Giáo
Hội đã dạy như sau: “Dù với lý do nào và với phương tiện nào
đi nữa, trực tiếp làm cho chết êm ái cũng chỉ là chấm dứt
cuộc đời của những người bị khuyết tật, đau yếu hoặc đang chết
dần chết mòn. Về mặt luân lý, điều này không thể chấp nhận được.”
( SGLGHCG, số 2277).
Nói rõ hơn,
Giáo Hội không cho phép dùng bất cứ phương pháp nào có mục đích
chấm dứt sớm sự sống của một bệnh nhân, dù cho y khoa đã bó tay
cứu chữa. Nghĩa là phải tôn trọng tiến trình tự nhiên của sự
chết (natural death) chứ không được can thiệp cách nào để đẩy
nhanh tiến trình tự nhiên này theo ý muốn của con người.
Nhưng cũng
cần nói thêm về trường hợp bệnh nhân, đang được các phương tiện
trợ sinh như máy giúp cho thở (techniques of resuscitation)
trong các phòng săn sóc đặc biệt (Intensive Care Unit). Bao lâu
cơ thể còn cần đến các phương tiện này, thì không được phép
ngưng cho sử dụng. Ngược lại, chỉ khi nào các cơ năng chính yếu
như não bộ, tim phổi và thận đã ngưng làm việc, nhưng bệnh nhân
vẫn còn thoi thóp thở vì nhờ có máy hoạt động thì khi đó được
phép rút các phương tiện trợ sinh kia ra.
II- Trường
hợp thứ hai: liên quan
đến những bệnh nhân ở trong tình trạng gọi là “thảo mộc =
vegetative state”. Đó là trường hợp những bệnh nhân bị hôn mê
bất tỉnh (coma) mà mọi phương pháp cứu chữa của y khoa đã vô
phương giúp cho phục hồi. Tình trạng hôn mê này cứ kéo dài
khiến bệnh nhân không tỉnh lại mà cũng không tắt hơi thở. Đó là
tình trạng của một bệnh nhân tên là Chiavo bên Florida cách nay
6 năm trước khi chết (2005). Vì bệnh nhân cứ thoi thóp trong
cơn hôn mê bất tỉnh này từ nhiều năm và mọi phương pháp cứu chữa
đã trở nên vô hiệu, nên người chồng, với sự hỗ trợ của các bác
sĩ trị liệu, đã xin tòa cho phép rút ống truyền nước và đồ ăn
lỏng ra khỏi cơ thể bệnh nhân. Tòa cho phép và người ta đã rút
ống truyền kia ra và chỉ vài ngày sau đó bệnh nhân đã tắt thở.
Tòa Thánh đã phê phán việc này là vô luân. Và cũng nhân vụ này,
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, trong thắc mắc gửi sang Tòa Thánh
tháng 7 năm 2005, đã nêu hai câu hỏi sau đây:
1-
Có bó buộc về luân lý để cung cấp
đồ ăn và nước uống cho các bệnh nhân trong tình trạng “thảo mộc
= vegetative state” không?
(trừ trường hợp cơ thể của bệnh nhân không còn tiếp nhân được
nữa)
2- Có
được phép ngưng việc cung cấp đồ ăn và nước uống cho bệnh nhân
trong tình trạng trên nếu bác sĩ đã kết luận là bệnh nhân sẽ
không bao giờ hồi tỉnh lại được nữa?
Để trả lời
cho hai câu hỏi này, ngày 01 tháng 8 năm 2007 , Đức Hồng Y
William Lavada, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin (Congregation of
the Doctrines of the Faith) của Tòa Thánh đã trả lời rõ như sau
:
1- Về câu hỏi
thứ nhất, câu trả lời là CÓ. Việc tiếp đồ ăn và nước
uống, dù bằng phương pháp nhân tạo, trên nguyên tắc, cũng là
phương tiện thích đáng để bảo toàn sự sống. Do đó, bó buộc phải
cung cấp đồ ăn và nước uống cho bệnh nhân. Như vậy sẽ tránh cho
bệnh nhân khỏi đau khổ và chết vì đói và khát nước. (suffering
and death by starvation and dehydration)
2- Về câu hỏi
thứ hai, câu trả lời là KHÔNG. Lý do, bệnh nhân dù ở
trong tình “trạng thảo mộc thường xuyên = permanent vegetative
state”, thì vẫn là con người với đầy đủ nhân phẩm, nên phải được
săn sóc bình thường và cân xứng, kể cả được cung cấp đồ ăn và
nước uống dù với phương tiện nhân tạo (artificial means).
Đức Thánh Cha
Bênêđíchtô XVI đã chấp thuận hai câu trả lời trên đây, khi tiếp
kiến Đức Hồng Y Tổng Trưởng Bộ Giáo lý Đức Tin và cho phép công
bố các câu trả lời trên đây. (Orgins, September 2007, Volume 37,
Number 16).
Như vậy, Tòa
Thánh không cho phép việc ngưng tiếp đồ ăn và nước uống,
dù bằng phương pháp nhân tạo, cho bệnh nhân lâm vào tình trạng
vegetative state (thảo mộc) mê man bất tỉnh, dù y khoa có cho
việc này là vô ích đối với bệnh nhân trong trường hợp này.
Đây là vần đề
luân lý y khoa (medical ethics) mà các y sĩ, y tá và tín hữu
Công giáo cần nắm vững để thi hành khi chăm sóc bệnh nhân.
LM. Phanxicô
Xaviê Ngô Tôn Huấn.