Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Chân Dung Thánh Gioan Thánh Giá: Tất Cả Tạo Vật Chúa Dựng Nên Đều Tốt Đẹp
|
|
Thứ Hai, Ngày 21 tháng 2-2011
|
CHÂN DUNG THÁNH GIOAN THÁNH GIÁ:
TẤT CẢ TẠO VẬT CHÚA DỰNG NÊN ĐỀU TỐT ĐẸP, TRONG ĐÓ CHÚNG TA CÓ THỂ KHÁM PHÁ RA ĐƯỢC DẤU VẾT CỦA CHÍNH NGƯỜI ĐỂ LẠI. ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI
Anh Chị Em thân mến, hai tuần qua, tôi đã trình bày chân dung của vị nữ bí nhiệm cao cả người Tây Nan Nha, Thánh Nữ Teresa của Chúa Giêsu ( Teresa dAvila ). Hôm nay, tôi muốn được nói đến một Vị Thánh quan trọng khác của miền đất đó, thân hữu thiêng liêng của Thánh Nữ Teresa, cùng với Thánh Nữ, là người đứng ra canh tân gia đình tu sĩ Carmelitano: đó là Thánh Gioan Thánh Giá, được Đức Thánh Cha Pio XI tuyên dương Tiến Sĩ Giáo Hội năm 1926, và được gọi đặc danh theo truyền thống là " Doctor mysticus " ( Tiến Sĩ đời sống siêu nhiệm ".
1 - Gioan Thánh Giá được sinh ra năm 1542 trong một làng nhỏ ở Fontiveros, gần Avila, trong miền Vecchia Castiglia, bởi Gonzalo de Yepes và Castalina Alvarez. Gia đình rất là nghèo khổ, bởi người cha thuộc dòng qúy tộc gốc gác ở Toledo, bị đuổi ra khỏi nhà, trở thành vô gia cư, vì dám thành hôn với Catalina, một cô thợ dệt vãi khiêm tốn
Mồ côi cha từ lúc thiếu thời, lúc mới chín tuổi, Gioan di chuyển cùng với mẹ và người anh Phanxicô về Medina del Campo, gần Valladonid, trung thâm thương mãi và văn hoá. Ở đây câu Gioan vào học trường Collegio del los Doctrinos; ngoài ra cậu cũng phụ làm một vài việc khiêm nhườnggiúp các nữ tu của nguyện đường dòng Maddalena .
Kế đến, nhờ phẩm chất nhân hậu của cậu và các kết quả học vấn, cậu được nhận vào trước hết như là y tá của bệnh viện Concezione, kế đến vào Học Viện các Cha Dòng Tên, vừa được thành lập ở Medina del Campo.
Ở đây anh Gioan nhập trường lúc 18 tuổi và học trong ba năm các môn khoa học nhân văn, tài hùng biện và các cổ ngữ. Kết thúc cuộc huấn luyện, anh cảm nhận được rõ ràng ơn gọi của mình, đó là sống đời sống tu trì và, giữa nhiều dòng hiện diện lúc đó ở Medina, anh càm thấy mình được gọi nhập vào dòng các tu sĩ Carmelitano.
Mùa hè năm 1563, anh bắt đầu vào nhà tập dòng Carmelitano tại thị xã, với danh xưng là Mattia. Năm sau thầy Gioan được cho vào đại học thời danh ở Salamanca, nơi mà trong ba năm thầy theo học nghệ thuật và triết học.
Năm 1567 thầy được truyền chức Linh Mục và trở về Medina del Campo để cử hành Thánh Lễ mở tay, được tình yêu thương các thân nhân ấp ủ bao quanh mình. Chính nơi đây xảy ra cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Gioan và Teresa của Chúa Giêsu. Cuộc hội ngộ trở thành quyết định cho cả hai. Teresa bày tỏ đồ án canh tân dòng Carmelitano của dì, canh tân cho cả ngành các tu sĩ nam giới của Dòng và yêu cầu Cha Gioan tham gia " để cho danh Chúa được cả sáng hơn " ( Ad majorem Dei gloriam).
Vị Linh Mục trẻ rất phấn khởi trước những tư tưởng của dì Teresa, đến nỗi Cha trở thành người ủng hộ cho đồ án. Cả hai cùng làm việc chung với nhau một vài tháng, bằng cách chia xẻ nhau các lý tưởng và các đề nghị để khánh thành sớm hết sức có thể trụ sở đầu tiên của dòng các Tu Sĩ Carmelitano Chân Không. Cuộc khánh thành được xảy ra ngày 28 tháng 12 năm 1568 ở Duruelo, một nơi thanh vắng trong tỉnh Avila.
Với Cha Gioan, ba tu viện khác cũng cùng được thành lập chung với trụ sở tiên khởi nầy. Trong việc canh tân lại lời tuyên khấn đạo đức theo Lề Luật Tiên Khởi, cả bốn tu viện đều dùng một danh tánh mới. Cha Gioan được gọi là " của Thánh Giá ", như là kế đến khắp nơi đều biết đến ngài dưới danh tánh đó.
Vào cuối năm 1572, theo lời yêu cầu của Thánh Nữ Teresa, Cha Gioan trở thành cha cáo giải và phó bề trên cho nhà dòng Incarnazione ( Nhập thể ) ở Avila, nơi mà trước đó Thánh Nữ là Mẹ Bề Trên. Đó là những năm sự cộng tác và tình thân hữu thiêng liêng làm cho cả hai được trở nên sung mãn hơn.
Cũng trong thời gian đó, là thời gian các tác phẩm quan trọng của Nữ Tu Teresa và Cha Gioan được sáng tác ra. 2 - Hội nhập vào việc canh tân dòng Carmelitano không phải là điều dễ dàng và Cha Gioan đã phải trả đắc giá bằng nhiều đau khổ.
Biến cố thảm đạm nhứt đó là, năm 1977, Cha bị bắt cóc và bỏ tù trong dòng Carmelitano Antica Osservanza ở Toledo, do một cuộc tố cáo bất công. Vị Thánh bị nhót tù trong nhiều tháng, chịu nhiều thiếu thốn và bó buộc thể xác cũng như tinh thần. Trong lúc ở đó Cha sáng tác những vần thơ, cùng với quyển " Cantico spirituale " ( Lời Ca Ngợi thiêng liêng ).
Sau cùng, trong đêm 16 rang 17 tháng 8 năm 1578, Cha thành công trong việc trốn thoát một cách mạo hiểm, bằng cách ẩn mình trong tu viện các nữ tu Carmelitane Chân Không trong thị xã. Thánh Nữ Teresa và các bạn đồng nghiệp vô cùng hớn hở vui mừng cuộc thoát nạn của Cha, và sau một thời gian hồi phục sức khoẻ, Cha Gioan được sai đi Andalusia, nơi đó Cha trải qua cuộc sống 10 năm trong các tu viện khác nhau, nhứt là ở Granada.
Càng ngày Cha càng nhận lãnh trách được nhiệm quan trọng hơn trong Dòng, đến trở thành Phó Tỉnh Dòng, và hoàn thành các bản văn khảo cứu về đàng thiêng liêng của ngài. Kế đến, Cha trở về quê quán của mình với tư cách là thành viên của đấng bậc lãnh đạo của gia đình tu sĩ của Nữ Tu Teresa, đã từ lâu là tổ chức dòng tu tự lập về phương diện pháp luật.
Cha cư ngụ trong tu viện Carmelitano ở Segovia, hành xử phận vụ là Cha Bề Trên của cộng đồng tu sĩ đó. Năm 1591, được miễn chuẩn khỏi mọi trách nhiệm và được bổ nhiệm cho tỉnh dòng mới ở Mể Tây Cơ. Trong khi chuẩn bị cho cuộc hành trình lâu dài cùng với 10 bạn đồng môn khác, Cha lui về một tu viện lẻ loi ở gần Jaén, Cha liền bị phát bệnh nặng.
Cha Gioan đương đầu những cơn đau đớn nặng nề với tinh thần trong sáng gương mẫu và nhẫn nại. Cha mất đi trong đêm 13 rạng 14 thánh 12 năm 1591, khi các anh em đồng môn đang đọc Kinh Nhật Tụng Buổi Sáng. Cha chào từ giả anh em, bằng câu nói:
- " Hôm nay, tôi hát buổi Kinh Nhật Tụng trên trời ". Thi hài của Cha được chuyển về Segovia. Cha được Đưc Thánh Cha Clemente X phong chân phước năm 1675 và được Đức Benedetto XIII phong thánh năm 1726.
3 - Thánh Gioan được coi là một trong những thi sĩ quan trọng của nền văn chương Tây Ban Nha. Các tác phẩm quan trọng của ngài gồm: * Ascesa al Monte Carmelo ( Cuộc tiến lên núi Carmelo),
* Notte Oscura ( Đêm tăm tối ), * Cantico spirituale ( Lời hát ngợi khen thiêng liêng), * Fiamma damore viva ( Ngọn lửa tình yêu sống động ). a) Trong quyển Lời hát ngợi khen thiêng liêng , Thánh Gioan trình bày cho thấy cuộc hành trình thanh tẩy tâm hồn, tức là tiến trình vui tươi chiếm hữu được Thiên Chúa, cho đến khi nào linh hồn đạt đến cảm nhận được mình yêu thương Chúa cũng bằng chính tình yêu mà Chúa thương yêu mình.
b) Ngọn lửa tình yêu sống động tiếp tục viễn ảnh nầy bằng cách diễn tả chi tiết trạng thái kết hợp với Chúa làm cho chúng ta biến đổi. Hình ảnh để so sánh được Thánh Gioan dùng luôn luôn là hình ảnh ngọn lửa: như ngọn lửa càng cháy sáng và tiêu hao cây gổ bao nhiêu, càng làm cho mình sáng chiếu lên cho đến khi trở thành ngọn lửa bấy nhiêu, cũng vậy Chúa Thánh Thần trong đêm tối thanh tẩy và lao chùi linh hồn, với thời gian Người soi sáng cho linh hồn và làm cho linh hồn nóng rực lên như là một ngọn lửa. Đời sống của linh hồn là cuộc lễ hội tiếp tục với Chúa Thánh Thần, làm cho chúng ta thoáng thấy được niềm vinh quang hiệp nhứt với Chúa mãi mãi.
c) Cuộc tiến lên núi Carmelo cho thấy cuộc hành trinh thiêng liêng dưới nhãn quang tiến trình thanh tẩy tiếp diễn của lình hồn, cần thiết để leo lên được đến ngọn của sự trọn lành Ki Tô giáo, được biểu tượng bằng đỉnh núi Carmelo.
Cuộc thanh tầy đó được trình bày như là con đường, mà con người khởi sự bước đi, bằng việc cùng cộng tác với động tác của Chúa, để giải thoát linh hồn khỏi mọi ràng buộc và tình cảm ngược lại với ý muốn Thiên Chúa. Việc thanh tẩy để đến được cuộc hiệp nhưt yêu thương với Chúa phải là cuộc thanh tẩy toàn diện, được khởi đầu bằng cuộc thanh tẩy đời sống các cảm nhận giác quan và tiếp nối với cuọc thanh tẩy mà chúng ta có được nhờ hành xử nhân đức thần học : đó là đức tin, niềm hy vọng và đức bác ái, là các nhân đức thanh tẩy ý định, ký ức và ý chí.
d) Đêm tăm tối diễn tả khía cạnh " thụ động " hay sự can thiệp của Chúa vào tiến trình " thanh tẩy " nầy đối với linh hồn. Thật vậy gắng công gắng sức của con người không có khả năng đi đến căn nguyên gốc rễ sâu thẩm của các khuynh hướng và các thói hư tật xấu của con người: gắng công gắng sức của chúng ta chỉ có thể chận đứng được, chớ không thể hoàn toàn đánh bật được gốc rễ của chúng.
Để thực hiẹn được điều đó, chúng ta cần có động tác đặc biệt của Chúa, thanh tẩy tận gốc rễ tâm hồn và đặt cho tâm hồn hiệp nhứt yêu thương với Người. Thánh Gioan cho rằng việc thanh tẩy đó là thanh tẩy " thụ động " ( passiva), chính vì, mặc dầu được linh hồn chúng ta tiép nhận, nhưng là cuộc thanh tầy được động tác huyển nhiệm của Chúa Thánh Thần thực hiện, là Đấng như ngọn lửa, thiêu hủy hết mọi điều nhơ bẩn.
Trong trạng thái nầy, linh hồn được đặt dưới áp lực của mọi thử thách, như thể mình đang quờ quạng trong đêm tối. 4 - Các chỉ dẫn vừa kể đối với các tác phẩm chính của Vị Thánh giúp chúng ta đến được gần các điểm quan trọng của chủ thuyết siêu nhiệm bao la và sâu xa của ngài, mà mục đích không có gì khác hơn là diễn tả cho chúng ta biết con đường chắc chắn để đặt đến được sự thánh thiện, trạng thái hoàn hảo mà Chúa kêu gọi mọi người chúng ta hãy đến.
Theo Thánh Gioan Thánh Giá tất cả những gì hiện hữu, được Chúa dựng nên, đều là những điều tốt đẹp. Qua các tạo vật, chúng ta có thể khám phá ra được Đấng đã để lại dấu vết của Người. Dầu sao đi nữa, đức tin là nguồn mạch duy nhứt được ban cho con người để biết được Thiên Chúa, như chính Người hiện thực nơi Người thế nào, như Một Chúa Ba Ngôi.
Tất cả những gì Chúa muôn nói với con người, Người đã nói trong Chúa Giêsu Ki Tô, Ngôi Lời của Người Nhập Thế. Chúa Giêsu là con đường duy nhứt và quyết định để đến được với Chúa Cha: - " Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Chúa Cha, mà không qua Thầy " ( Jn 14, 6).
Bất cứ những gì được tạo nên đều là con số không so với Thiên Chúa và không gì có giá trị ngoài Người ra; bởi đó, để đến được với tình yêu trọn hảo của Thiên Chúa, mọi tình yêu khác đều phải đồng dạng hoá với tình yêu Chúa trong Chúa Ki Tô.
Từ đó chúng ta hiểu được thái độ nhấn mạnh của Thánh Gioan Thánh Giá đến việc cần phải thanh tẩy và làm cho nội tâm trống không để có thể chuyển hoá mình trong Chúa, là cùng đích duy nhứt của thiện hảo. Việc tthanh tẩy đó không phải gồm đơn giản sự thiếu thốn vật chất các sự vật hay việc xử dụng chúng, là làm cho tâm hồn trở nên tinh khiết và tự do, trái lại, chính là loại trừ mọi sự tùy thuộc rối loạn, vô trật tự đối với các sự vật.
Tất cả đều phải đặt vào Chúa như là trung tâm điểm và cùng đích của đời sống. Tiến trình thanh tẩy dài dặc và mệt nhọc đầy công sức dĩ nhiên đòi buộc sức cố gắng cá nhân, nhưng nhậtn vật chính đích thực chinh là Thiên Chúa. Tất cả những gì con người có thể làm được là " để cho mình sẵn sàng " , mở rộng ra cho động tác của Chúa và không trở thành chướng ngại vật đối với Người.
Bằng cách sống các nhân đức thần học, con người nâng mình lên và cũng đồng thời với động tác thanh tầy và cùng với sự hiệp thông tiến thêm lên với Chúa, đến chuyển đổi mình trong Người. Khi đạt đến mục đích đó, linh hồn con người được thấm chìm vào trong chính đời sống Chúa Ba Ngôi. Và đó là những gì Thánh Gioan xác quyết rằng linh hồn đạt đến mức yêu thương Chúa bằng chính tình yêu mà Chúa yêu thương mình, bởi vì Người yêu thương linh hồn chúng ta trong Chúa Thánh Thần.
Điều đó giải tích tại sao Vị Tiến Sĩ Siêu Nhiệm xác quyết rằng không có một sự hiệp nhứt tình yêu thực sự với Chúa , nếu không đạt đến thượng đỉnh trong hiệp nhứt Chúa Ba Ngôi. Trong trạng thái thượng đỉnh đó, linh hồn thánh thiện biết được hết mọi sự trong Chúa và như vậy không cần phải qua trung gian các tạo vật để đến được với Chúa.
Từ nay trở đi, linh hồn cảm nhận được mình đã được tràn ngập tình yêu Chúa và hoàn toàn hoan hỷ trong tình yêu đó. Anh Chị Em thân mến, sau cùng còn một vấn đề được đặt ra: đó là Vị Thánh nầy, cùng với đời sống siêu nhiệm ( mistica) cao độ của ngài, cùng với con đường khó khăn hướng về đỉnh tuyết hảo, có gì để nói với chúng ta, người tín hữu Chúa Ki Tô đơn sơ đang sống trong các hoàn cảnh của đời sống hiện nay, hay ngài chỉ là một ví dụ, một mẫu gương cho một số ít các linh hồn được chọn có thể thực sự quyết định thực hiện con đường thanh tẩy, con đường nâng cao suy niệm siêu nhiên ?
Để có được cậu trả lời, trước tiên chúng ta cần ý thức rằng cuộc đời của Thánh Gioan Thánh Giá không phải là một cuộc " bay bổng trên mây siêu nhiệm ", đúng hơn là một cuộc sống rất khó khăn, nhiều thực hành và thiết thực, như là
- người canh tân dòng, mà ngài gặp phải nhiều chống đối, - cũng như với tư cách là bề trên tỉnh , bị các huynh đệ đồng môn của ình bắt bỏ tù, trong đó ngày đã phải chịu bao nhiêu lời mắng nhiếc sỉ nhục và ngược đãi thể xác.
Thật là một cuộc sống đầy cam go, nhưng chính trong những tháng ở trong tù là thời gian ngài viết lên một trong nhiều tác phẩm đẹp nhứt của mình. Và như vậy chúng ta có thể hiểu được con đường bước đi với Chúa Ki Tô, đi với Chúa Ki Tô, " Con Đường ", không phải là những gì được thêm vào gánh, đã nặng đầy đủ cho cuộc sống của mình rồi, nhưng là một cái gì hoàn toàn khác hơn. một ánh sáng, một sức mạnh giúp chúng ta mang được gánh nặng đó.
Nếu một ngươi có được nơi mình một tình yêu cao cả, tình yêu đó dường như cho anh ta đôi cánh, và như vậy người đó có thể chịu đựng được dễ dàng hơn tất cả những gì gây khó chịu cho đời sống mình, bởi vì : ánh sáng đó là đức tin: tin rằng mình được Chúa yêu thương và để cho Chúa yêu thương mình trong Chúa Giêsu Ki Tô.
Để cho mình được yêu thương là ánh sáng giúp chúng ta mang gánh nặng mỗi ngày. Và thành thiện không phải là động tác của chúng ta , thật là khó, nhưng chính việc " mở rộng " nầy, mở cửa sổ tâm hồn chúng ta ra, để cho ánh sáng Chúa có thể vào được , đừng quên Chúa, bởi vì chính thái độ mở rộng ra cho ánh sáng của Người, chúng ta có được sức mạnh, chúng ta tìm được niềm vui của kẻ được cứu rổi.
Chúng gta hãy cầu nguyện, xin Chúa giúp chúng ta tìm gặp được sự thánh thiện nầy, đó là hãy để mình cho Chúa yêu thương. Ơn gọi đó là ơn gọi đối với mọi người chúng ta và là sự cứu rổi đích thực. Cam ơn Anh Chị Em.
Phỏng dịch từ nguyên bản Ý Ngữ: Nguyễn Học Tập. ( Thông tấn www.vatican.va, 16.02.2011).
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|