YÊU THA NHÂN VÔ BỜ BẾN
Chú giải của Giáo Hoàng Học Viện Đà
Lạt
CÂU
HỎI GỢI Ý
1. Các yêu sách của Chúa Giê-su có
thể thực hiện được không?
a. Chúng là những chỉ thị,
chỉ dẫn hay điều luật?
b. Chúa Giêsu
ngỏ lời với ai? Với một nhóm
ưu tú? Với tất cả môn đồ?
Thánh Bonaventura phân biệt hai hạng người: hạng
của điều luật, hạng của lời khuyên, và
cho rằng ở đây Chúa Giêsu nhắm đến hạng
thứ hai. Phải nghĩ sao về ý kiến
này? Các "lời khuyên" thuộc
phần nào trong Tin Mừng?
c. Vài tác giả khác cho rằng
nghiêm chỉnh mà nói thì các lời Chúa Giêsu không thể nào
thực hiện được. Từ đó họ bảo
có hai nền luân lý, một có tính cách hão huyền, do Chúa Giêsu
tưởng tượng ra, nhằm thúc đẩy ta ăn
năn hoán cải và nhận biết mình là tội nhận;
một có tính cách thực tế, tầm thường, công
dụng.
Hãy rút ra phần sự thật
trong lối giải thích thứ nhất (cánh chung
học): Các yêu sách của Chúa Kitô tự chúng có thể
thực hiện được không? Ai làm cho
chúng có thể thực hiện được? Nếu không thì Diễn từ chẳng trở nên
một khảo luận luân lý sao?
2. Tầm mức và giới
hạn của Diễn từ trên núi:
a. Phải chăng đó là
một chương trình sống xã hội (Tolstoi)? Một chương trình đào tạo Kitô hữu?
b. Phải chăng đó là toàn
bộ hiến chương Kitô giáo? Thiếu
điều gì chủ yếu trong Diễn từ này không,
hoặc trong các yêu sách, hoặc trong lời mặc khải
mầu nhiệm Nước Trời?
c. Hãy tìm tương quan giữa
luật Chúa Kitô với luật tự nhiên: mối
tương quan giữa luật Môisen và luật Chúa Giêsu
phải chăng không tương tự với tương
quan bản tính-ân sủng và với
tương quan thế trần Kitô giáo?
3. Tìm ý nghĩa của câu: "Hãy
nên trọn lành như..." (5,48; x. Lv 19,
2; Lc 6, 36). Câu đó phải chăng không nói lên
một mệnh lệnh bất khả thực hiện?
Giữa sự "trọn lành" và
"đức công chính dư dật" (5, 20) có
tương quan gì?
]]]
1. Người
ta đã dày công tìm hiểu giáo huấn luân lý Do thái
để xem các lời khiển trách của Chúa Giêsu, ví
dụ về luật báo thù, có đúng hay không, và để
xem tính cách mới mẻ của các yêu sách "mới"
của Người hệ tại ở chỗ nào. Kết quả của những cuộc nghiên
cứu này không bất lợi mấy cho Do thái giáo.
Đối chiếu với mọi giới luật luân lý
được Chúa Giêsu phát biểu một cách như khiêu
khích, ta có thể trích dẫn nhiều câu tuyên bố của
các giáo sĩ cũng nói ít nhiều một chuyện như
thế, cũng đạt tới một tầm mức
luân lý cao như thế, trên một vài điểm hoặc
ít ra cũng rất tương hợp trên nhiều
điểm khác. Phải thành thật mà công
nhận điều đó. Tuy nhiên
việc so sánh ấy làm lệch lạc quan điểm.
Vì một trong những đặc điểm của
truyền thống trường phái Do thái là thu
gộp lại các câu nói khác nhau của các giáo sĩ,
đến nỗi có nhiều ý kiến có giá trị luân lý
cao đã được đặt bên cạnh các ý kiến
khác từng bị Chúa Giêsu tấn công. Thành
thử ta phải công nhận Tân ước như là
nguồn mạch của mọi quan niệm thông
thường ảnh hưởng trên tâm thức nhân gian
thời bấy giờ. Sau cùng và đặc biệt,
điều quan trọng đối với Chúa Giêsu, đó
là một sứ điệp tôn giáo và luân lý tổng hợp,
mà tìm cách mới mẻ đã được tỏ bày cùng
với giờ của lịch sử cứu rỗi.
2. Trong tất
cả các phản đề Chúa Giêsu nêu lên, hiện ra
một yêu sách duy nhất, dứt khoát. Điều
thiện cần làtn thì phải làm cho trọn vẹn. Ai chỉ làm một phần, với sự hạn
chế, cốt cho xong mệnh lệnh bên ngoài, là không làm gì
cả. Và để người ta hoàn toàn chú ý tới
yêu sách đó, cái yêu sách ăn sâu đến tận tâm
hồn, Chúa Giêsu dùng một thể văn đặc biệt:
thể văn phóng đại. Câu tuyên bố về việc
làm gương xấu và về yêu sách chặt bớt các
phần thân thể là một trường hợp rõ ràng. Và
ta cũng phải hiểu theo một
nghĩa tương tự phán quyết của Chúa Giêsu
về sự giận hờn và nhục mạ. Tuy nhiên, đừng lạm dụng hình thức
giảng dạy bình dân thông dụng ở phương
Đông này, để làm yếu đi các đòi hỏi khách
quan mà nó chứa đựng. Vì quả thực Chúa
Giêsu buộc phải triệt để xa lánh ngay cả
dịp tội, chấp hành tốt tình huynh đệ không
chỉ bên ngoài mà còn từ ý tưởng con tim,
và từ chối mọi quyền trả thù chính đáng (5,
38- 42).
3. Nố sau cùng
này đặc biệt gây ra nhiều vấn đề khó
giải quyết. Phải chăng như
thế là Chúa Giêsu đã không phá bỏ trật tự pháp lý
bên ngoài cần thiết cho đời sống xã hội?
Trật tự đó há chẳng bắt
nguồn từ Thiên Chúa sao? Và đặc
biệt riêng về đoạn văn này, phải chăng
nó không tạo nén một nền tảng Kinh Thánh vững
chắc cho các luồng tư tưởng chủ hòa
hiện thời, những luồng tư tưởng nghiêm
cấm mọi hình thức tham chiến. Rồi
người bị thiệt thòi cách bất công có thể
nại đến toà án không.. Đó là những câu hỏi hóc búa khó trả
lời trong vài dòng chữ. Chúng ta hãy
tạm đưa ra một vài nhận xét tổng quát ít
nhất như những cái mốc đầu tiên của
một câu trả lời.
Tất cả các quy định
của luật Cựu ước mà Chúa Giêsu trích dẫn, dù
chưa thực sự hoàn hảo, cũng đã nói lên
một tiến bộ luân lý không thể chối cãi so
với luật rừng hay tình trạng man rợ vẫn có
khuynh hướng ưu thắng trong đời sống xã
hội thời bấy giờ. Tất cả
các quy định đó đều nhằm mục đích
làm cho đời sống xã hội trở nên công bình và huynh
đệ hơn. Thế mà, sở dĩ
Chúa Giêsu đến kiện toàn Lề luật Môisen, chính là
để kiến lập thêm công bình và huynh đệ
giữa con người. Dĩ nhiên,
việc kiện toàn luật Môisen chỉ có thể
được thực hiện trong chiều hướng
triệt để hóa các yêu sách tuyệt hảo nhất
của nó. Thành ra mọi lời giải thích học
thuyết luân lý của Chúa Giêsu trong Diễn từ trên núi
đều phải lưu ý đến bối cảnh
tổng quát đó: lối giải thích nào khuyến khích các
lạm dụng và có khuynh hướng biến xã hội
thành một đàn cừu phó mặc cho lũ sói cắn xé,
thì không phù hợp với bồi cảnh này. Vì thế, thái
độ bất kháng cự tuyệt đối
trước mọi hình thức bạo lực đang hoành
hành trong thế giới ngày nay, chỉ tổ khuyến khích
việc bóc lột kẻ cô thân yếu đuối,
tước đoạt các nhân quyền và làm phương
hại phẩm giá con người cách trầm trọng.
Thứ
đến, có thể tự hỏi phải chăng Chúa
Giêsu chỉ muốn đứng trên bình diện pháp
định hoàn toàn. Có nhiều bằng
chứng cho thấy phải hiểu ngược lại.
Thực vậy, các bản văn pháp luật thường
mang tính cách điều độ, dùng từ ngữ chính
xác, không có những hình ảnh thái quá hay kiểu nói khoa
trương, đầy dấy nhiều điều
khoản tiên liệu các luật trừ v.v... Thế
mà văn thể Chúa Giêsu dùng trong Diễn từ lại hoàn
toàn khác biệt. Người ưa
sử dụng kiểu nói đại ngôn. Hãy lấy
một trường hợp điển hình: lời khuyên
bảo chìa cả hai má cho kẻ vả mặt (5, 39).
Hiển nhiên đây không phải là một nguyên tắc
về phản lệ chính thức, song chỉ là một ví
dụ cố ý phóng đại ra; cũng vậy khi nói
phải móc mắt hay chặt bàn tay. Vì trong thực tế, hành động như
thế chẳng có hiệu quả gì. Cũng như con
mắt bị móc hay bàn tay chặt lìa
không thể bảo vệ người tín hữu khỏi
bị một gương xấu khác, thì cũng vậy, cái
vả má thứ hai chẳng cản ngăn được
cái tát thứ ba, hay làm cho người hung ác trở nên
thiện cảm. Hơn nữa, chính Chúa Giêsu sẽ
đưa ra một lối giải thích hay nhất về
câu nói của Người: đó là khi bị tên đầy
tớ vả mặt, Người đã chẳng đưa
má kia, song nghiêm nghị hỏi nó: "Nếu Ta đã nói
không phải, thì hãy làm chứng không phải chỗ nào: còn
nếu là phải, sao lại đánh Ta?" (Ga
18, 23). Hãy phân biệt rõ: một đàng là mệnh
lệnh, có giá trị đối với mọi
người và cho mọi hoàn cảnh, đàng kia
là một ví dụ cố ý phóng đại mà chẳng xét
đến các điều kiện cụ thể hằng
biến đổi luôn. Chúa Giêsu công bố
một lý tưởng, chứ không ban hành một
đạo luật.
Lại nữa, giả thiết
rằng Giáo Hội và xã hội phải tuân theo một quá
trình tiến hóa có tính cách năng động, và quá trình này,
ít ra trong các nguyên tắc, nhằm tinh luyện ý thức luân
lý dưới tác động của Chúa Thánh Thần
(như đã xảy ra trong suốt lịch sử Israel),
thì có thể Chúa Giêsu đã biết đến một quá
trình như vậy và muốn trình bày, trong Diễn từ
trên núi, các nguyên tắc năng động sẽ
hướng quá trình đó tiến về việc thực
hiện ngày càng hoàn hảo một xã hội công bằng và
huynh đệ. Trong viễn ảnh ấy, các lời khuyên
bảo có tính cách tuyệt đối của Người có
lẽ không nhằm đưa ra các mệnh lệnh cụ
thể phải thực hiện tức khắc, nhưng
đưa ra một đường hướng phải theo để dần dà, với thời gian,
sự thiện lướt thắng sự ác.
Hiển nhiên,
mọi suy luận trên đây chẳng làm mất đi tính
cách khẩn trương của một nỗ lực vô
điều kiện nhằm thực hiện các yêu sách luân
lý của Chúa Giêsu. Vì Người cũng
muốn đưa ra, không phải một bộ luật
mới, song là những đường hướng mới
và đòi buộc một thái độ cụ thể.
Điều đó hiện ra rõ ràng qua cung giọng sai
khiến của các phản đề, và được xác
định bởi dụ ngôn cuối cùng về việc xây
nhà, trong ấy Chúa Giêsu đối chiếu người khôn
biết nghe lời Người và đem ra thực hành,
với kẻ dại chỉ nghe qua mà thôi. Tuy
nhiên, trong cụ thể, việc đem ra thực hành đó
cũng bị chi phối bởi nhiều hoàn cảnh.
Điều cốt yếu là biết cảm hứng theo lý
tường mình nhận ra trong Diễn từ này và chân thành
phấn đấu đưa lý tưởng đó vào trong
một thế giới mà, mặc dầu bị nhiều
thất bại thê thảm, cũng biết cách mù mờ
rằng nó phải chọn hoặc luân lý Tin Mừng,
hoặc là bị hủy diệt tiêu tan.
CHÚ
GIẢI CHI TIẾT
"Mắt thế mắt,
răng đền răng": Nguyên tắc báo thù theo
đó phạm nhân phải bị bồi thường
tương xứng với thiệt hại đã gây nên,
vẫn được áp dụng chung chung và từ lâu, trong
thế giới văn minh. Nguyên tắc đã
xuất hiện trong bộ luật Hammourai 2000 năm
trước Chúa Giêsu. Ở đây nó quy
chiếu về Xh 21, 24 (x. Đnl 19, 21; Lv 24, 20). Trong bối cảnh Cựu ước, nó nhấn
mạnh đến tính cách nghiêm khắc cần thiết
của hình phạt, song cũng đánh dấu một
bước tiến quan trọng so với chế
độ báo thù cá nhân hỗn loạn (xem bài ca man rợ
của Lamek trong St 4, 24 chẳng hạn).
"Đừng cự lại
người ác": Huấn thị này không nói với các
quan tòa là những kẻ phải tìm cho ra phương cách
mới để áp dụng luật lệ trường
hợp các truyền thống giáo sĩ Do thái), nhưng trái
lại ngỏ lời với người bị tổn
thương để bảo họ biết phải
xử trí ra sao cho hợp với tư cách môn đồ Chúa
Kitô. Chúa Giêsu và các Kitô hữu đầu tiên không muốn
hủy bỏ pháp chế hiện hành thời đó (như
thánh Phaolô, với tư cách công dân Rôma, đã kháng cáo lên Hoàng
đế để xin minh oan: Cv 25,11); song các ngài đã
đưa vào xã hội một thái độ nhân bản
mới làm phát hiện tính cách sơ thiển, hạn
chế trong thời gian của các bộ hình luật chính
thức hiện hành; các bộ luật này không bị
hủy bỏ nhưng đã trở nên lỗi thời vì
thái độ cụ thể của các Kitô hữu, là thái
độ dù cảm hứng theo một lý tưởng,
vẫn để ý tới các hoàn cảnh con người,
không gian và thời gian.
“Đi một dặm": Chắc
hẳn ví dụ này ám chỉ đến một khổ
dịch; binh sĩ và viên chức này xưa có thể
buộc một bộ hành nào đó vác một gánh nặng
(x. trường hợp ông Simon thành Xyrênê vác thập giá)
hoặc đi theo họ để làm con
tin hay người dẫn đường.
"Ai xin... ai muốn vay": Lời khuyên
gồm hai xác ngôn song song- hầu như đồng
nghĩa: việc cho vay mượn thường
tương đương với việc bố thí. "Cho đồng loại vay là làm việc từ
thiện", Hc 29, 1 khẳng định thế.
Giữa người Do thái với nhau, cho vay không
được ăn lời (Xh 22, 24; Lv 25, 35- 37; Đnl 15,
7- 11; 23, 20-21 tất cả các bản văn này đều
quy chiếu về các "anh em” Do thái) và đến hưu
niên (année sabbatique) thì mọi nợ nần và vay mượn
đều được tha ít nhất trên lý thuyết
(Đnl 15). Làm thế là vì Israel
muốn mãi mãi là một dân tộc sống tình anh em. Ở đây
hình như Chúa Giêsu muốn nới rộng luật ấy theo nghĩa là người yêu cầu hãy cho
vay bất cứ ai xin vay, mà đừng để ý
đến chủng tộc hay tôn giáo của họ. Gia đình Israel
phải mở rộng cửa nhà mình cho tất cả
mọi người.
“Hãy ghét địch thù": Trong lúc
mấy phản đề trên kia quy
chiếu về các khoản luật đích xác của
Cựu ước thì ớ đây lại khác hẳn. Quả vậy, ta chẳng tìm đâu ra trong Cựu
ước mệnh lệnh minh nhiên phải ghét địch
thù. Có lẽ lời huấn thị chỉ muốn
chống lại tư tưởng khá phổ biến trong
Do thái giáo suy đồi là: tất cả những ai không
thuộc thành phần cộng đoàn quốc gia và tôn giáo
đều là thù địch. Đặc biệt trong các
bản văn Qumrân, ta thấy tỏa ra lòng khinh miệt ghê
gớm đối với "con cái tối tăm"; các
Thánh vịnh của Salomon cũng cho nhiều ví dụ
tương tự. Thành thử có lẽ trong bối
cảnh này, thù địch không phải là đối
phương cá nhân bên trong cộng đoàn tôn giáo, cũng
chẳng phải là thù địch của quốc gia theo
nghĩa chính trị hay quân sự, nhưng là kẻ bách
hại đức tin, kẻ thù của cộng đoàn thiên
sai do các Kitô hữu đầu tiên thành lập. Trước
đó, trong bản 70, chữ echthros đã thường chỉ
các thù địch của dân Thiên Chúa (Tv 31, 7; 139, 21 v.v...);
lời ám chỉ đến các người bắt bớ
trong câu tiếp theo củng cố giả thiết vừa
nói; sau cùng các thánh thư cũng cho thấy chữ này
thường được dùng theo nghĩa ở thế
kỷ thứ nhất (2 Tx 3, 15; Rm 5, 10; Cl 1, 21; Gc 4, 4). Tình
yêu nói đây không phải chỉ là chẳng giận
hờn, chẳng báo oán nhưng, như trong Cựu
ước và Tân ước, luôn luôn là hành động
cụ thể, là hiệp thông sống động biểu
lộ qua các cừ chỉ rõ ràng (Vd. Lời chào hỏi
nơi c.47). Cầu nguyện cho các người bắt
bớ không phải là biểu thức duy nhất của
tình yêu đó, song chỉ là một trong các cách biểu
lộ tình yêu; chữ khi (và) chẳng có nghĩa giải thích
nhưng có nghĩa: và đặc biệt. trong
khi làm các cử chỉ yêu thương này, có thể ta
vẫn mang tâm trạng oán hận hay ác cảm tự nhiên
đối với kẻ thù hiện gây cho ta đau khổ.
Trong một trường hợp như
vậy, dù cố gắng thế nào, cũng khó mà chế
ngự các phản ứng nhạy cảm được.
Nhưng Chúa Giêsu không đứng trên bình
diện tâm lý, và chẳng muốn phân biệt giữa
điều cảm thấy và điều ưng thuận
như các nhà luân lý học thường làm một cách chính
đáng. Người đứng trên bình diện hành lang cụ thể (vd: cầu nguyện, c.44;
chào hỏi, c.47), nơi phê phán sau cùng sự chọn lựa
sâu xa của con người vượt trên mọi xao
động của cảm giác.
"Hãy nên trọn lành, như Cha
các ngươi trên trời là Đấng trọn lành": Hình như
lời tuyên bố này không chỉ kết thúc đoạn
văn về lòng yêu thương thù địch, mà còn
kết thúc cả đoạn gồm cc. 17-48 về việc
chu tất Lề luật theo quan niệm của Chúa Giêsu.
"Câu nói" (logion) rõ ràng cảm hứng từ Lv 19, 2:
“Hãy nên thánh, vì Ta là Đấng thánh" và từ Đnl 18,
3: "Ngươi hãy nên trọn. lành
trước mặt Chúa là Thiên Chúa của ngươi". Có nhiều cách giải thích nó. Nhưng hình
như phải loại bỏ ý tưởng về một
sự tương đồng kiểu hữu thể
học (xa lạ với tư tưởng Hy bá) hay kiểu
luân lý học theo nghĩa tuyệt
đối không thể phạm tội là một
điều bát khả đối với tạo vật,
trừ phi được đặc ân ngoại
thường). Thật ra, chủ đề "trọn
lành", trong các bản văn Kinh Thánh, diễn tả ý
tưởng dấn thân hoàn toàn, thuộc trọn về
một mình Thiên Chúa. Đó cũng là ý nghĩa của teleios
(trọn lành) được một dùng thêm một lần
nữa, trong câu chuyện Chúa Giêsu đề nghị người
thanh niên giàu có bán của cải anh ta có và đi theo Người nếu anh muốn nên
trọn lành (19, 21). Hạn từ này xem ra liên hệ với
hạn từ công chính": người trọn lành là
người thực thi tròn đầy Lề luật đã
được Chúa Kitô tái giải thích.
KẾT
LUẬN
Dù ta có thể nghĩ rằng các
thành ngữ Chúa Giêsu dùng trong đoạn văn này có tính cách
nghịch lý, thì sứ điệp căn bản vẫn rành
rành: môn đồ của Chúa Giêsu được mời
gọi hãy yêu thương tất cả mọi
người không trừ ai và yêu thương một cách
cụ thể, chứ đừng để cho tà ý hay
hận thù lấn át tình yêu. Như thế,
họ mới tỏ ra mình là con cái đích thật của
Cha trên trời.
Ý
HƯƠNG BÀI GIẢNG
1. Trong một
thế giới bị chi phối bởi luật "do út
des" (hòn đất ném đi, hòn chì ném lại), giáo
huấn của Chúa Giêsu thật mở ra nhiều viễn
tượng mênh mông. Nó giúp ta tránh khỏi cái
vòng quỷ quái của toan tính ích kỷ, của hành
động vụ lợi, của thù hận đáp trả hận
thù. Chỉ tình yêu mới có thể phát
sinh tình yêu. Chỉ các Kitô hữu bị thu húat bởi
sức mạnh chinh phục của sự dịu dàng
nơi Chúa Kitô, mới có thể tạo nên trong thế
giới một cuộc cách mạng ôn hòa có sức đánh
đổ việc bóc lột người hèn yếu và
bạo động quá đáng.
2. Các bản
văn này buộc ta tự vấn về mức độ
cởi mở của ta đối với kẻ khác. Phải chăng ta chỉ phục vụ, yêu
thương cha mẹ và bằng hữu? Khi gặp dịp, ta có biết chấp nhận
phiền toái để giúp đỡ những người
xa lạ không?
3. Lý
tưởng trọn lành của Kitô hữu chẳng
phải là lý tưởng tránh phạm tội của
Biệt phái, tiết độ của Khắc kỷ, hay vô
cảm của Phât giáo. Kitô hữu không nhìn đến
bản thân mình nhưng nhìn đến Chúa Cha, không tìm cách
trau dồi các nhân đức như người ta vun
trồng cây cối hay tìm cách tạc nên bức tượng
thiêng liêng của mình, nhưng chỉ cố gắng bắt
chước Chúa Cha, bằng cách gieo rắc tình yêu quanh mình. Và so với lòng nhân lành vô biên của Chúa Cha,
người Kitô hữu luôn cảm thấy mình thiếu sót.
4. Khi thấy
mình hoàn toàn không thể sống tình yêu mà Chúa Giêsu truyền
dạy, Kitô hữu liền ý thức rằng chỉ ân
sủng của Chúa Thánh Thần mới có thể biến
đổi tâm hồn hẹp hòi của mình và làm cho mình nên
giống như Chúa Giêsu cầu nguyện trên thập giá:
"Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc
chúng làm" (Lc 25, 34).