“ANH EM HÃY NÊN HOÀN THIỆN NHƯ CHA ANH EM TRÊN
TRỜI LÀ ĐẤNG HOÀN THIỆN”
Chú giải của Fiches Dominicales
VÀI
ĐIỂM CHÚ GIẢI:
1. Những áp dụng cụ
thể của luật mới…
Khi tuyên bố
rằng Ngài "đến không phải để hủy
bỏ Lề luật và các Tiên Tri, nhưng là để
kiện toàn”. Trong Bài giảng trên núi, Đức
Giêsu mạc khải "sự công chính" mới của
Nước Trời hệ tại điều gì: đó không
phải là giữ Luật cách hình thức, nhưng là
"tự điều chỉnh" theo ý Chúa Cha như Ngài,
là sống thông hiệp trong tình yêu và tự do của
Người Con như Ngài. Rồi nhờ vào 5
minh họa, Ngài cụ thể hóa "sự công chính”
mới này, và cho biết rằng để thực hiện
toàn bộ Lề luật người tín hữu phải đầu
tư toàn bộ cuộc sống của mình. Cả
năm minh họa đều bắt đầu bằng
một dạng thức duy nhắt biểu lộ một
quyền lực phi thường: ‘Anh em đã nghe
người xưa được dạy rằng... Còn
Thầy, Thầy bảo cho anh em biết’. Ba
minh họa đầu tiên trong Phúc âm chúa nhật vừa qua,
hai minh họa cuối cùng trong Phúc âm hôm nay.
Minh họa thứ tư nhân
nhượng mối tương quan và Để tránh
những sự trá thù thái quá ngoài tầm kiểm soát
luật báo thù (loi du talion) dự kiến kẻ gây hấn
sẽ bị đối xử tương xứng với
điều thiệt hại đã gây ra cho nạn nhân
"Mắt đền mắt" - nhưng không phải là
đền hai mắt, "răng đền răng"
nhưng không phải là cả hàm (xem Lêvi) Luật này đã
là một tiến bộ thực sự trong việc
trấn áp tội phạm.
Phần Đức Giêsu, ngài
chủ trương một thái độ rất cá
biệt, tương phản hoàn toàn với thái độ
bình thường: “Đừng chống cự với
người ác". Ngài đòi hỏi các môn
đệ phải bẽ gãy vòng xích bạo lực, dù
hợp pháp, và được báo thù.
Ba ví dụ sau đều ở
ngôi hai số ít:
·
Ví dụ thứ nhắt về
"cái tát": "Nếu ai vả má bên phải con,
hãy giơ cả má bên trái ra nữa.” Dĩ nhiên không thể
hiểu lệnh mâu thuẫn này theo
nghĩa đen. Chính Đức Giêsu cũng đã không
giơ má khác cho tên đầy tớ tát tai.
Ngài hỏi hắn: "Nếu tôi nói sai, hãy cho thấy sai
ở chỗ nào. Còn nếu tôi nói đúng, sao anh lại tát
tôi?" (Gioan 18,23). Như vậy,
đứng trước kẻ gây hấn, người theo Chúa để có một hành vi vừa thách
thức vừa làm cho kẻ địch hết chống
trả.
·
ví dụ
thứ hai về người môn đệ bị
người khác có ý định đưa ra tòa và
người đó muốn lấy áo trong (tưnique)
người môn đệ làm vật thế chấp,
nghĩa là áo lót. Đức Giêsu chủ trương:
"Hãy để cho nó lấy cả áo ngoài nữa".
Trong khi đó, theo Luật, áo ngoài và áo
trong là của không thể sang nhượng được
của người nghèo; chiếm hữu chúng là xâm phạm
đến chính Thiên Chúa (coi Xh 22, 25-26). Khi để bị
trần trụi đến cho đi cả áo theo
gương Thầy mình, các Kitô hữu biết rằng
sự khó nghèo như vậy, họ là những kẻ
chiến thắng, bởi vì họ sẽ được
lòng thương xót của Thiên Chúa bao bọc.
·
Ví dụ sau cùng là ví dụ về
sự "trưng tập",
thường được quân đội và các viên
chức chánh quyền Rôma dùng để làm việc công ích
(một hình thức lao dịch thời đó). Đức
Giêsu còn nói thêm. "nếu có
người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi
với người ấy hai dặm". Ngoài bài giảng
trên núi, thánh sử Mátthêu chỉ dùng động từ
"trưng tập" một lần khác khi quân lính
trưng tập Sinon thành Xyrênê, một dân ngoại, lúc đó
tượng trưng cho tất cả các thế hệ môn
đệ chấp nhận thập giá Đức Kitô.
·
Minh họa thứ năm và
cuối cùng nói đến yêu thương kẻ thù. Sách Lêvi
viết: "Ngươi sẽ yêu tha nhân như chính
mình" (19,18). Như vậy điều
này mời gọi con cái Israel sống
với nhau bằng tình yêu huynh đệ loại bỏ
mọi hận thù oán ghét. Nhưng các Thầy rabbi thuộc
những nhóm khác nhau tranh luận mãi về quan niệm tha
nhân và nhiều người đã cho nó một nghĩa
hạn hẹp: tha nhân là người mà ta có quan hệ
tốt đẹp; phân biệt với kẻ thù. Từ
đó mà có câu Phúc âm: ‘Anh sẽ ghét kẻ thù’ tuy câu này không
có trong Luật, nhưng biểu lộ khá đúng ý nghĩ
của rất nhiều người. Ngược lại
với tình yêu có tính cách chọn lựa đối
tượng này, Đức Giêsu nói đến một tình
yêu phổ quát vượt mọi biên giới, đến
cả kẻ thù và người bách hại, theo Ngài, đòi
hỏi này đặt nền tảng trên cách đối xử
của chính Thiên Chúa với mọi người, "Kẻ
xấu cũng như kẻ tốt", người công
chính cũng như kẻ bất chính".
2. Hệ tại theo
gương Chúa Cha:
Câu 48 kết luận toàn thể
phần này: “Vậy anh em hoàn thiện, như Cha anh em trên
trời là Đấng thiện”.
Như vậy, theo
gương Cha và Con của ngài Đức Giêsu, đó là
nền tảng và mục đích của Luật mới này.
Là người môn đệ của Đức Giêsu,
đến lượt chúng ta được mời
gọi sống như Con, với Ngài và trong Ngài. Cái mới
triệt để của Bài giảng trên núi chính là
vậy, chứ không phải trong một giới răn
đặc biệt nào.
Cl. Tassin chú giải: "Tính
từ “hoàn thiện” tóm tắt ý tưởng về sự
công chính hơn (các ký lục và biệt phái) ở câu 20, và
sự hoàn thiện này chính là noi theo hành
động của Thiên Chúa. Đạo Do Thái đã hiểu
"những công việc bác ái xót thương" như
những hành vi mà chính Thiên Chúa đã làm
gương. Và Hội đường đã chú giải sách
Lêvi 22, 28 bằng ngạn ngữ sau: “Như Ta thương
xót trên trời thế nào, dưới đất các con
cũng hãy thương xót như vậy" Điều này
được Luca trình bày bằng những từ như
sau: "Hãy xót thương như Cha các con là Đấng xót
thương" (6,36). nếu
Mátthêu thích tĩnh từ "hoàn thiện" hơn, là vì
theo Ngài, lòng thương xót đạt tới mức yêu
thương kẻ thù chính là hoàn thiện được
Thiên Chúa trông đợi nơi những người của
Ngài. Những ai muốn rập theo khuôn
mẫu Chúa thì cậy vào Đức Giêsu. Con chí thiết
của Thiên Chúa, ngài trao cho các chìa khóa bí mật này". ("Phúc âm Matthêu”, Centurion, 1991, tr. 69-70).
BÀI ĐỌC THÊM.
1. “Bẻ gãy vòng vây bạo
lực”: (Đức cha L. Daloz, trong "Nước Trời
đến gần", Desche de Brouwer, tr. 58-60).
Đức Giêsu lấy lại qui
định của Luật: anh em đã nghe dạy rằng:
Mắt đền mắt, răng đền răng...
đối với chúng ta điều đó dường
như biểu lộ một sự trả thù nghiệt ngã,
nhưng trong thực tế, nó lại điều hòa
bạo lực và giới hạn ham muốn. Trong một xã
hội mà mỗi người thường là quan tòa cho chính
mình, đó là một loại luật "tương
xứng" trong sự đền trả lại sự xúc
phạm, người ta có thể trả thù tới mức
độ, không được vượt quá. Trong các quốc gia của chúng ta ngày nay, mỗi
người không thể làm quan toà cho chính mình. Chúng ta
đã có nhũng cơ quan cảnh sát và tư pháp là
những cơ quan duy nhất có quyền bất và trừng
phạt những kẻ phạm tội ác. Các
hình phạt được xác định rõ bởi một
bộ luật. Trong bộ luật này,
người ta tìm thấy lại nguyên tắc tương xứng.
Như vậy phạm nhân thoát khỏi ham muốn trả
thù cá nhâ, người ta lưu ý đến hoàn cảnh,
không chỉ tìm cách trấn áp và trừng phạt, mà còn
nhằm tìm cách chữa trị và nâng đỡ. Dĩ nhiên, chúng ta ai cũng biết rằng hệ
thống tư pháp có những điểm yếu, những
trì tre, những sai lầm hay những "vết chàm".
Nhưng dẫu sao nó vẫn là một
đảm bảo về sự tiến bộ của nhân
loại, chứ trong khung cảnh xã hội và pháp lý này mà hôm
nay chúng ta đón nhận Lời Đức Giêsu. Và ngay cả ở trong khung cảnh này, Ngài vẫn
kiện toàn Luật bằng cách làm cho nó đi sâu vào tâm
hồn con người. Có khi ý muốn trả thù không
còn biểu lộ qua hành động nữa nhưng vẫn
còn bị khích động và khơi gợi lên trong công
luận qua các hành vi bạo lực và các
vụ kiện. Không dễ gì chống lại
được tình cảm tập thể, nhất là khi nó
được chia sẻ bởi một đám đông
những khán giả trong một thế giới mà tất
cả mọi sự đều bị các phương
tiện thông tin đại chúng truyền đi.
Đàng khác chúng ta dễ ham muốn kêu gọi trả thù và
trừng phạt khi chính chúng ta không phải chịu trách
nhiệm. Trong xứ sở chúng ta, ngành tư
pháp có sứ mạng xã hội vừa bảo vệ, giáo
dục vừa làm gương; nhưng cũng vừa
sửa đổi, chữa trị vừa giúp tái hội
nhập. Lời Đức Giêsu dạy đừng
chống cự người ác không cản trở cũng
không gò bó sứ mạng này Nhưng còn có một cái gì khác
hơn là những biện pháp cần thiết để
bảo đảm an an ninh xã hội, một cái gì khác
hơn là sự hận thù, ghen ghét, báo án. Đức Giêsu kêu
gọi đến cái tốt nhất nơi con
người, đôi khi đến cả sự anh dũng
để có được một con út thứ tha; chúng tôi
có thể làm chứng các Kitô hữu sự tha thứ này cách
công khai! Đức Giêsu không cấm chúng ta
đòi hỏi những quyền lợi chính đáng.
Khi bị viên vệ binh tát tai, chính Ngài
đã đòi anh ta giải thích lý do tại sao anh ta hành
động như vậy: nếu tôi nói sai, hãy cho thấy
sai ở chỗ nào; nếu tôi nói đúng, thì sao lại tát
tôi”. (Ga 18, 23). Nhưng nơi vườn
Cây dầu Ngài cho phép Phêrô rút kiếm bảo vệ mình và
cũng vì Chúa Cha sai các đạo binh thiên thần
đến che chở Ngài để mình bị trấn lột,
tát tai, đánh đập và đội
triều thiên bằng mũ gai. Ngài không hài lòng
với lời kêu gọi đừng lấy oán báo oán,
lấy lành thắng dữ, lấy tình yêu thắng hận
thù. Ngài còn tỏ ra chính mình là con
đường thực hiện lời tiên tri về
người đầy tớ đau khổ đã không quay
lưng, quay mặt tránh những kẻ ra sức làm khổ
mình. Ở bất cứ nơi đâu chúng ta sinh
sống và theo cách thế của mình, Ngài
kêu mời chúng ta đừng đi vào chu kỳ bạo
lực, nhưng hãy có đủ sức mạnh tinh thần
để đặt một Lôgíc mới trong mối
tương quan giữa con người với nhau.
2. “Thứ tha như Thiên Chúa tha
thứ cho ta”
“Nếu thực sự thứ tha
của Thiên Chúa làm tôi hiện hữu, nếu Ngài ban cho tôi
tình yêu Thiên Chúa và khả năng yêu mến, làm sao tôi lại
không thể hoán chuyển tình yêu thành thứ tha theo chừng
mực, mà tôi có thể làm được đối
với những ai đã phản bội, chối bỏ và
làm tổn thương tôi? Hoặc tôi không là Kitô hữu và
rơi vào lối sống theo câu ngạn ngữ cổ:
“mắt đền mắt, răng đền răng”,
hoặc tôi muốn sống như là một Kitô hữu, thì
lập tức tôi phải nhớ điều loan báo cốt
yếu nhất của đức tin: tất cả anh em,
đều là những tội nhân đã được
thứ tha, tất cả anh em đều là nhũng
đứa con của lòng thương xót. Nếu anh em
muốn là những Kitô thực sự sống đạo,
điều thực hiện đầu tiên, cơ bản
nhất, chính là thực hành điều Thiên Chúa đã
sống đối với anh em, điều mà Đúc Giêsu
đã làm vào lúc Ngài sắp qua đời. Đó
là thứ tha. Đó là cách thế duy nhất em làm
chứng cho mọi người sự tha thứ ta đã
lãnh nhận và nó được trao ban cho tất cả
mọi người. Dĩ nhiên sự tha
thứ như vậy không thể là sự quá ngây thơ,
càng không thể là sự cổ võ cho sự dữ. Để thực sự là tha thứ, nó chỉ có
thể phát xuất từ một lương tâm không có
ảo tưởng nào về những ác tâm, ô nhục,
tội ác của thế gian nào và của lịch sử con
người. Tuy nhiên, vượt lên trên không bất
hạnh mà người Kitô hữu dấn thân đấu
tranh nhân danh công lý, họ còn làm chứng về niềm hy
vọng Thiên Chúa đặt sẵn nơi mỗi
người, dù là những kẻ phạm tội, nhơ
nhớp nhất Như vậy, Thiên Chúa mong muốn tất
cả hoán đổi ác tâm và hận thù thành tình yêu.
Điều này thật đúng, vì chúng ta chỉ là Kitô
hữu do niềm tin và hy vọng như vậy, và chúng ta
đang cố gắng hết sức mình sống niềm
tin là hy vọng đó nhờ ơn Chúa”
3. “Yêu thương mọi
người vì Thiên Chúa yêu thương họ” (Martin-Luther
King, trong “Chỉ có một cuộc cách mạng”. Casterman,
1968, tr. 108-109)
Trong Tân
ước, chúng ta thấy từ Agapè được dùng
để chỉ tình yêu. Đó chính là tình yêu
dồi dào không đòi một đáp trả nào hết.
Các nhà thần học nói đó là tình yêu hơn Chúa
được thực hiện nơi tâm hồn con
người. Khi vươn đến một tình yêu như
vậy, chúng ta sẽ yêu hết mọi người, không
phải vì chúng ta có thiện cảm với họ, không
phải vì chúng ta đánh giá cao lối sống của chúng
ta yêu thương họ vì Thiên Chúa yêu thương họ,
chính là ý nghĩa Lời Đức Giêsu Anh em hãy yêu
thương kẻ thù. Phần tôi, tôi sung sướng vì
Ngài đã không nói: “Anh em hãy có thiện cảm với kẻ
thù của anh em” bởi vì có những người mà tôi khó
có thiện cảm nổi, thiện cảm là một xúc
cảm. Tôi không thể có xúc cảm với
người ném bom vào gia đình tôi. Tôi
không thể có thiện cảm với người bóc
lột tôi. Tôi không thể có thiện
cảm với người đè bẹp tôi dưới
sự bất công. Không, không thể có
thiện cảm nào đối với người đêm
ngày đe dọa giết tôi. Nhưng Đúc Giêsu
nhắc tôi rằng tình yêu còn lớn hơn thiện
cảm, rằng tình yêu là thiện chí biết cảm thông,
có sáng tạo, cứu độ đối với hết mọi
người”.