“Anh em đã
nghe luật dạy người xưa rằng….còn Thầy,
Thầy bảo cho anh em biết…”
Chú giải của Noel Quesson
Tiếp
nối bài giảng trên núi, chúng ta đang ở phần
đề thứ năm và thứ sáu trong luật mới. Đức
Giêsu đã chống lại những gì đã được
nói trước kia hay đúng hơn
người kiện toàn chúng. Nhưng cách nói này có một uy
quyền chưa từng thấy, nhất là khi người
ta biết công thức ở thể thụ động
(“luật dạy người xưa” = luật
được dạy cho…) là một ngữ điêu trong
ngôn ngữ Do thái, được dùng vô vị, để
tránh việc sử dụng danh của Thiên Chúa mà
người ta không bao giờ nói ra vì lòng tôn kính
Người. Nói rõ ra công thức này có nghĩa; “Thiên Chúa
đã nói..còn Thầy, Thầy cho anh em
biết…”. Cũng thế, công thức “anh em
đã được nghe, được dạy…” gợi
lại việc đọc trang trọng luật trong
phụng vụ ở Hội Đường. Đó là
luật thánh, bất khả xâm phạm toả ánh vinh quang
của núi Xi-nai. Vậy, Đức Giêsu
đã dám chống lại lời của Thiên Chúa, sách kinh
Tô-ra bằng những khẳng định riêng
Người. Không bao giờ có một ngôn
sứ nào đã nói như thế. Vai trò của họ
chỉ là truyền đạt lại hay chú giải sứ
điệp của Thiên Chúa: "Đức Chúa nói như
thế..." Để nói như Đức
Giêsu, phải là người điên hoặc là Thiên Chúa.
“Thiên Chúa đã dạy anh em... Còn
Thầy, Thầy bảo cho anh em..." Người
ta biết rằng Người đã bị buộc tội
phạm thánh.
Nhưng phần tiếp theo sẽ chứng tỏ cho chúng ta thấy
rằng đó là một sứ điệp thật sự
siêu phàm, một sứ điệp của Thiên Chúa!
Anh em đã nghe Luật dạy
rằng: "Mắt đền mắt, răng đền
răng". Còn Thầy, Thầy bảo anh em đừng
chống cự người ác..."
Tầm
thước thời đại của chúng ta... khó mà
hiểu được "luật phạt ngang
bằng" (loi du talion). Làm thế nào mà
Luật của Môsê (Luật của Thiên Chúa) đã có
thể phát biểu một luật như thế.
Vả lại, luật này đã là một tiến bộ to
lớn đối với bản năng: trả thù rất
tự nhiên nơi con người. Bởi luật phạt
ngang bằng ấy, những luật theo
tập quán của Phương Đông Cổ đại (ví
dụ: bộ luật Ham mourabi) cố gắng giới
hạn những sự trả thù thái quá. Hành
động tự nhiên của người bị tấn
công là "trả đũa nhiều hơn".
Như một bài ca man rợ mà La-méc đã hát: "Ca-in
sẽ được báo thù gấp bảy, nhưng La-méc
thì gấp bảy mười bảy..." (St 4,24). Vì thế luật ấy đã cố
gắng giới hạn bạo lực và khuyến cáo
chỉ nên bắt kẻ tấn công chịu sự
đối xử giống như người này bắt
nạn nhân của hắn phải chịu (Xh 21, 24; Lv 24,20; Đnl 19,21). Hình như chúng
ta đã hoàn toàn vượt qua luật này của Kinh Thánh vì
nó được viết ra cho một thời- đại
khác với thời đại của chúng ta. Than ôi!
Nếu như người ta cứ sống mãi theo luật hình phạt ngang bằng! Biết
bao thành phố bị ném bom bởi sự “trả thù”
thật biết bao cuộc đấu tranh chủng
tộc, quốc gia, xã hội trong đó người ta áp
dụng điều ngược lại với
"luật hình phạt ngang bằng, nghĩa là sự leo thang của bạo lực". Nó áp
dụng cho người nào sẽ là người mạnh
nhất cho người nào sẽ trả đũa lại
những cú đòn đã nhận được! người ta nói một cách ngây thơ
về ‘những tương quan lực lượng’
nhưng đó luôn luôn là một bản năng man rợ lâu
đời.
Đức Giêsu đã táo bạo
mời gọi con người đi đến hoàn
thiện của tình yêu Người bảo chúng ta rằng
không nên trả thù về mọi việc... không nên đánh
trả kẻ hung ác! và vốn là một
nhà thuyết giảng cụ thể, đại chúng,
Người sẽ cho chúng ta bốn ví dụ:
“Nếu ai vả má bên phải,
thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa...
Nếu ai muốn kiện anh
để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó
lấy cả áo ngoài...
Nếu có người bắt anh
đi một dặm, thì hãy đi với người
ấy hai dăm...
Ai xin thì anh hãy cho; ai muốn vay
mượn thì anh đừng ngoảnh mặt đi..”
Ở đây
cũng thế, Tin Mừng không bao giờ cho chúng ta
những công thức đạo đức hoàn toàn có
sẵn. Điều quan trọng là một
"tinh thần" chứ không phải là một "quy
tắc". Chính Đức Giêsu, khi đã nhận cái
vả của người đầy tớ Thượng
Tế, đã không giơ má kia ra!
Người đã đáp lại dũng cảm và xứng
đáng: "Sao anh lại đánh tôi" (Ga 18,23).
Vả lại người ta không
có quyền dựa trên những lời đó của
Đức Giêsu để bảo lãnh cho sự bất công,
ở đây, chúng ta không có những quy tắc luật pháp
có thể áp dụng nguyên xi cho xã hội dân sự:
điều này sẽ khuyến khích tình trạng ăn xin,
khích lệ bạo lực và tội ác, không bảo
đảm sự trừng phạt những kẻ bất
lương. Chắc chắn, Đức Giêsu
đã không muốn công nhận một tình trạng áp
bức bất bình thường khi đòi hỏi những
kẻ yếu phải cam chịu. Cũng có những
trường hợp mà một môn đệ chân chính của
Đức Giêsu phải chiến đấu: cam chịu
sự bất công, nhất là sự bất công mà những
người khác là nạn nhân, hoàn toàn trái ngược
với tinh thần của Đức Giêsu. Sau
khi đã nêu ra những khía cạnh đó, hãy để
Đức Giêsu tra hỏi chúng ta. Phải, tất
cả chúng ta đều phải chiến thắng bản
năng trả thù tròng con người của mình. Điều ác sẽ không bị vượt qua khi
chúng ta đáp lại nó bằng một sự tàn nhẫn
tương đương. Khi
người ta trả đũa điều ác bằng
điều ác, người ta trở về với vòng tròn
hỏa ngục. Thật vậy,
điều ác mà chúng ta chịu đựng thật ra
vẫn còn ở bên ngoài chúng ta. Nhưng
khi người ta đáp trả lại điều ác,
điều ác ấy sẽ có thêm một chiến thắng
phụ nữa, bởi vì nó đã đi vào lòng chúng ta.
Đức Giêsu muốn mở ra một con đường
khác cho nhân loại: chiến thắng điều ác bằng
điều thiện, dùng tình yêu để đáp lại
hận thù.
"Anh em đã nghe Luật
dạy rằng: "hãy yêu đồng loại và hãy ghét
kẻ thù".
Trong Kinh Thánh,
người ta có tìm kiếm một quy tắc như
nhưng thế cũng vô ích. Thật vậy, Đức Giêsu
muốn ám chỉ thái độ thông thường của
toàn thể nhân loại; được diễn tả
rất mạnh trong nhiều bài Thánh vịnh về “sự
trừng phạt của Chúa”, trong đó lòng thù ghét tội
lỗi đi đến chỗ biện minh cho sự thánh
chiến: "Lạy Chúa, ước chi Ngài tiêu diệt
kẻ gian tà… Lạy Chúa, kẻ ghét Ngài, làm sao con không ghét?
Con ghét chúng, ghét cay, ghét đắng, chúng trở thành thù
địch của chính con" (Tv 139,19-22).
Những thủ bản kinh Thánh ở Qumram có lệnh
truyền này: "Ngươi sẽ ghét những
đứa con của bóng tối". Vả lại,
phải hiểu ở đây trước hết không
phải là những kẻ thù của mình mà là những
“kẻ thù của Thiên Chúa" tức là những kẻ thù
của của nhóm giáo sĩ gồm “con cái của ánh sáng. Vậy sự thù ghét trước hết có ý
nghĩa là từ chối ý thức hệ của họ.
"Còn Thầy, Thầy bảo
anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ
ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới
được trở nên con cái của Cha anh em,
Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt
trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu
cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên
người công chính cũng như kẻ bất chính".
Đây là điều mới
mẻ cao cả nhất của Tin Mừng. Cho đến
bây giờ người ta đã cầu nguyện
"chống lại" các kẻ thù của mình (Thánh
vịnh 17,13; 28,4; 69,23-29; v.v…) Giờ đây phải cầu
nguyện cho họ, nghĩa là để cho họ
được hoán cải. Nhưng hãy coi chừng,
người ta không thể sống Tin Mừng, bằng cách
chỉ ở lại trên bình diện con người. Làm điều mà. Thiên Chúa vừa đòi
hỏi chúng ta là đã vượt quá những khả
năng của con người. Nếu Đức Giêsu
bảo chúng ta yêu mến kẻ thù, chúng ta bởi vì Thiên Chúa
là người đầu tiên yêu chúng ta như thế
Phải đọc lại đoạn văn nổi
tiếng của thánh Phaolô gởi tín hữu Rôm (5,7.8): "Hầu như không ai chết vì
người công chính, họa may có ai dám chết vì một
người lương thiện chăng. Thế
mà Đức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là
những người tội lỗi”. Khi chúng ta
đứng trước một tình yêu thương mà
về mặt con người, chúng ta khó sống hoặc
không thể sống nổi thì chúng ta không còn ở lại
trên bình diện tâm lý, đạo đức và xã hội… mà
phải đặt mình trước măt ảnh chuộc
tội: Lạy Chúa Giêsu con của Chúa Cha, Chúa đã muốn
điều tốt lành cho những người muốn Chúa
chịu điều ác... Chúa đã đau khổ và đã
chết… Tình yêu chúng kẻ thù chỉ có
thể đến từ Thiên Chúa không ngừng thực
hiện, ‘Người cho mặt trời của
Người mọc lên trên cánh đồng của người
vô thần bách hại đạo, cũng như trên khu
vườn của các nữ tu Cát Minh’. Bạn
có tự hỏi mình phải làm gì để yêu thương
người không yêu thương bạn không?
Thiên Chúa đã
yêu bạn như thế nào? Bằng cách không
ngừng tha thứ cho bạn. Đức Giêsu chỉ
dám yêu cầu chúng ta sống tình yêu thương xem ra không
thể có đối với kẻ thù bởi vì Người
đã sống nó trước tiên: "Lạy Cha, xin tha cho
họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34).
“Vì nếu anh em yêu thương
kẻ yêu mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những
người thu thuế cũng chẳng
làm như thế sao? Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em
mình thôi, thì anh em có gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng
làm như thế sao?
Người đã nói: chúng ta hãy
trở thành muối và ánh của thế gian. Vì
thế Người mời gọi chúng ta chấp nhận
một cung cách hoàn toàn mới về mặt nhân loại là
không thể có cắt đứt với mọi cung cách
của những người khác. Để bắt
chước Thiên Chúa; noi gương Người, chúng ta
phải đi đến tận cùng tình yêu ấy vốn
không đơn giản là một tình yêu có qua có lại: Tôi
yêu thương bạn bởi vì bạn yêu thương tôi,
tôi chào bạn bởi vì bạn chào tôi... Đức
Giêsu nói, người ngoại cũng chẳng làm như
thế. Phần Thiên Chúa; trước
sự khước từ tuyệt đối không đáp
lại tình yêu, Người vẫn duy trì quyết
định tuyệt đối là yêu thương. Theo Đức Giêsu yêu không thể chỉ
được giản lược vào bình diện tình
cảm, sự lôi cuốn, cảm tính, quyến luyến.
Đức Giêsu không chê trách tình yêu đó, mà
chúng ta rất cần. Ai có thể
sống mà không có sự dịu dàng âu yếm đó? Có điều, Đức Giêsu bảo chúng ta
rằng không nên ở lại mãi trong tình yêu đó.
Phải
Đức Giêsu bảo chúng ta phải yêu thương
kẻ thù của mình. Và chúng ta có sẵn nghệ thuật
xoa dịu yêu sách của Tin Mừng, chúng ta nói: ‘Tôi không có
kẻ thù...’ Lúc đó, chúng ta phải chấp nhận ánh
sáng sống sượng và mạnh mẽ mà Đức Giêsu
soi chiếu trên cuộc đời con người đã
mang dấu ấn của những xung đột không
thể tránh khỏi: Thật ra mọi người không
giống tôi đều xúc phạm và làm tôi tổn
thương. "Cái làm cho người khác khác tôi", cáo
giác tôi và nhắm đến việc loại bỏ tôi... ‘Tính tình ấy rất khác tính tình của tôi’ làm tôi
bực dọc giết chết tôi. ‘Cái
cách nói năng đó... cái cách cư xử đó...’ làm tôi
phát cáu. Bạn đừng chờ
đến ngày mai. Ngay trong giây phút này
bạn. hãy ngừng ngay suy nghĩ
của bạn.... và hãy làm điều Đức Giêsu
bảo bạn: Hãy cầu nguyện, dù chỉ trên danh
nghĩa cho những người làm bạn bực bội,
những người làm bạn đau khổ, những
người mà bạn không yêu hoặc những người
không yêu bạn.
“Vậy anh em hãy nên hoàn thiện,
như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện”.
Yêu
thương những người không yêu chúng ta... đó là
noi gương Thiên Chúa. Hãy làm điều
thiện hảo cho những ai làm hại chúng ta, đó là
điều linh thánh. "Kitô hữu là
gì? Đó không phải là đã đạt
đến mục đích cao cả nhất tức tình yêu
phổ quát, mà là cố gắng vươn lên tình yêu ấy.
Đây không phải là một thứ
đạo đức hiền từ nhu nhược dành cho
những người có tình cảm bất lực.
Chúng ta là những con cái của một Chúa Cha
được "ôm ấp tròng lòng của
Người" dù là kẻ xấu cũng như
người tốt. Trên thập giá
Đức Giêsu có quyền nói với chúng ta những yêu sách
ấy. Người là Đấng bị người
ta vả vào má... bị người ta lột áo trong, áo
ngoài... bị người ta đem ra xét xử trong một
vụ kiện bất công... bị người ta đem ra
xét xử trong một vụ kiện bất công... bị
người ta lôi đi hai dặm trên con đường
lên núi Can-va-ri-ô. Người là
"Đấng bị đóng đinh mà không có lòng thù hận".