MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Người Tín Hữu Giáo Dân Trong Giáo Hội Và Giữa Trần Thế (1).
Thứ Tư, Ngày 16 tháng 2-2011
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG GIÁO HỘI VÀ GIỮA TRẦN THẾ (1).

 

                                                                                                                                                              ;                           NGUYỄN HỌC TẬP

 

Quan niệm Giáo Hội của chúng ta như thế náo, phải chăng Giáo Hội chỉ là tổ chức cấu trúc giáo phẩm trị chăng ?

Giáo Hội của Chúa Giêsu là một cấu trúc khá rộng lớn, để có thể giang tay ôm ấp vào lòng mình cả thế giới, bởi vì đó là sứ mạng của Giáo Hội được Chúa Giêsu ủy thác cho:

   - " Vây anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em " ( Mt 28, 20).

Giáo Hội không phải là một tổ chức, cấu trúc đóng kín, hiện diện vì mục đích cho chính mình, mà hiện diện vì Phúc Âm và cho thế giới: để đem đến sứ điệp và động tác cứu độ của Chúa Ki Tô cho cả nhân loại.

Bởi đó, tự bản tính của mình, Giáo Hội là một cấu trúc mở rộng đón tiếp cả thế gian, để cứu thoát thế gian khỏi tội lỗi, sự chết và mọi áp bức, tha hóa và nô lệ hoá con người. Bởi lẽ

   - " con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, ...giống như Thiên Chúa " ( Gen 1, 26.27)

   - và con người là " con Thiên Chúa " ( Mt 6, 9).

Hiểu như vậy, một quan niệm về Giáo Hội không bao gồm cả tư tưởng có liên hệ với thế giới, là quan niệm hẹp hòi lệch lạc.

 

Nhưng phải chăng đó là tư tưỏng thúc đẩy khiến cho cả người tín hữu giáo dân cũng có " danh chính ngôn thuận " để so vai sánh vế với hàng giáo phẩm, phân chia và cạnh tranh quyền lực với hàng giáo phẩm. Đó có phải là phương thức hữu hiệu để rao giảng Phúc Âm?

Và đó có phải là đường hướng canh tân Giáo Hội của Công Đồng Vatican II không?

Nói cách khác, một Giáo Hội được canh tân theo chiều hướng vừa kể, tức là Giáo Hội trong đó người tín hữu giáo dân cũng chính danh thiết thực hành xử phận vụ cá biệt của mình, là Giáo Hội tân tiến và hiệu lực để rao giảng phúc Âm ?

Có thể như vậy, nhưng không phải theo chiều hướng chen lấn cạnh tranh quyền lực giữa giáo sĩ và giáo dân.

 

Hỏi như vậy, có lẽ trong câu hỏi vừa kể, người đặt câu hỏi không phân biệt giữa " quyền lực " ( pouvoir ) và " phận vụ " ( rôle ).

Nói cách khác, câu hỏi vừa kể được đặt ra trong quan niệm " quyền lực " theo  hình kim tự tháp, ai càng ở đỉnh cấp bậc gần thượng đỉnh hơn, sẽ là người có uy quyền mãnh lực hơn người khác, cai trị và sai khiến người khác phục vụ mình.

Và cũng chính trong câu hỏi vừa kể cho thấy là câu hỏi không có mấy hiểu biết về các phận vụ của hàng giáo phẩm và của người tín hữu giáo dân trong Giáo Hội: chính vai trò của các giáo sĩ và vai trò của chính người tín hữu giáo dân mới là những gì được Công Đồng Vatican II nêu lên để canh tân Giáo Hội và canh tân sứ mạng của Giáo Hội.

Vai trò của hàng giáo phẩm là " vai trò thừa tác vụ " ( ministériel ) phục vụ, trước tiên là cho cộng đồng dân Chúa. Cộng đồng dân Chúa cần được Linh Mục phục vụ với tất cả thời giờ và khả năng của mình trong cuộc sống, tác động và phục vụ giữa dân Chúa bằng những phương thức mà ai cũng có thể nhận diện được.

Vị Linh Mục tỏ ra liên đới với đoàn chiên được giao phó cho mình, phục vụ theo phương thức những gì phận vụ linh mục đòi buộc, không cần phải bắt chước cách ăn thói ở theo thói đời.

Vị Linh Mục có cách ăn thói ở theo thói trần tục, chắc chắn sẽ không được các tín hữu đánh giá cao và rất thường là thái độ dễ đưa đến việc vị ấy đánh mất đi căn tính ( identité ) của mình và ý nghĩa của sứ mạng linh mục.

 

   1 - Vai trò cá biệt của người tín hữu giáo dân.  

Sau Công Đồng Vatican II nhiều người muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng các tín hữu giáo dân tham dự vào cuộc sống ( ad intra ) và phận vụ ( ad extra ) của Giáo Hội, bằng cách xem những gì người tín hữu giáo dân có thể góp phần được trong các động tác của Giáo Hội như là " những thừa tác vụ giáo dân " ( ministériels laiques).

Trong tư tưởng đó, chúng ta thấy được khuynh hướng " giáo phẩm hoá " ( cléricalisation ) phận vụ của người tín hữu giáo dân, nhứt là trong những lãnh vực mà trước đây hoàn toàn thuộc thẩm quyền của giáo sĩ, giảng dạy giáo lý, tổ chức và chủ toạ hội đoàn, hướng dẫn hội đồng giáo xứ, hướng dẫn các buổi cầu nguyện, suy niệm lời Chúa...chẳng hạn.

Chúng ta thử đặt một vài câu hỏi để cho thấy những động tác giáo dân trợ lực giúp hàng giáo phẩm như vừa kể có phải là khuynh hướng " giáo phẩm hoá " các động tác của người tín hữu giáo dân trên, có phải là tư tưỏng quá hồ hỡi, nếu không muốn nói là " không tưởng " không?

Trong một họ đạo, bao nhiêu phần trăm các tín hữu giáo dân có thể tích cực tham dự vào các phận vụ phụng vụ, mục vụ hay quản trị ?

Từ 2 đến 5 % chăng?

Nếu vậy thì 95 % các tín hữu giáo dân còn lại làm gì, nếu họ không có được một nhiệm vụ cá biệt nào trong họ đạo?

Và rồi 5% những " con chiên " tham dự tích cực đó, họ dành được bao nhiêu thời giờ lo cho nhà thờ, lo cho họ đạo, ngoài ra cuộc sống chật vật đầu tắt mặt tối với với các lãnh vực chức nghiệp, chuyên môn, các vấn đề gia đình, xã hội trong cuộc sống thường nhật?

   - 10% chăng?

Vậy thì 90% thời giờ còn lại trong tuần lễ, nhà thờ, họ đạo ai lo?

Đảo ngược lại câu hỏi: như vậy

   - 90% thời giờ còn lại trong tuần của cuộc sống cá nhân, gia đình, xã hội không có gì quan trọng chăng?,

   - chẳng có giá trị gì đối với Giáo Hội chăng?,

   - đó là những động tác trong cuộc sống không quan trọng gì trước mặt Chúa hay sao?,

   - không có giá trị gì cho sứ mạng tông đồ của mỗi người tín hữu Chúa Ki Tô và của Giáo Hội chăng?

   - không được kể như là những động tác có liên quan đến vai trò của người tín hữu giáo dân trong Giáo Hội và giữa trần thế chăng?

Nếu vậy thì làm sao có thể " thăng tiến đời sống giáo dân ", " giáo phẩm hoá giáo dân " bằng con đường mà chỉ có một số ít người giữa họ ( 2-5%) và với thời gian eo hẹp ( 10% thời giờ ) mới có thể thực hiện được.

Những người khác với thời giờ còn lại, chừng nào mới được " thăng tiến " ?

 

Như vậy, nếu vai trò của người tín hữu giáo dân không hệ tại ở việc " giáo phầm hóa giáo dân ", với những khó khăn khó có thể vượt qua như vừa kể, thì việc " thăng tiến " giáo dân phải được hiểu theo những gì Công Đồng Vatican II dạy bảo chúng ta.

Công Đồng Vatican II nói một cách thật rõ rệt trong lời giảng dạy của mình về vai trò và lãnh vực trong đó người tín hữu giáo dân phải tác động:

   - " Lãnh vực cá biệt của người tín hữu giáo dân là lãnh vực trần thế ",

là thế giới mà trong đó người tín hữu giáo dân phải thánh hoá, thánh hoá chính mình và thánh hoá môi trường sống của mình.

Bởi lẽ trong mỗi người tín hữu giáo dân đều có tinh thần của Chúa Ki Tô nhập thể nơi họ, nơi các động tác trần thế của họ, do việc hiệp nhứt giữa họ và Chúa Ki Tô, khởi đầu từ ngày nhận Phép Rửa.

Hiểu như vậy, cuộc sống của người tín hữu giáo dân giữa trần thế là cuộc rao giảng Phúc Âm cho thế gian, bằng nhân chứng bởi đời sống, lời nói và việc làm trong các lãnh vực thường nhật của mình.

Người tín hữu giáo dân, bằng đời sống của mình làm cho thế giới thẩm thấu Phúc Âm của Chúa Ki Tô, Phúc Âm có khả năng giải thoát và đem lại sự sống cho con người:

   - " Bởi ơn gọi của mình, chính người tín hữu giáo dân tìm kiếm Nước Chúa bằng cách xử sự đối với các việc trần thế và xếp đặt chúng theo đồ án của Chúa " ( GS, 31).

 

 Người tín hữu giáo dân

   - " bị đòi buộc phải làm cho thế giới sống động bằng tinh thần Ki Tô giáo " ( GS, 43),

   - " hãy thánh hoá thế giới từ trong lòng của thế giới " ( LG, 31),

   - " hãy làm cho trở nên sống động và hoàn hảo hoá lãnh vực thế trần bằng tinh thần Phúc Âm " ( Apostolicam actuositatem, 2; cfr. can. 225).

   - " được mời gọi một cách đặc biệt hãy làm cho Giáo Hội hiện diện và tác động ở những nơi và trong các trường hợp, trong đó Giáo Hội không thể trở thành muối đất, nếu không nhờ được họ " ( LG, 33).

   - " chính vì nhờ trạng thái tín hữu giáo dân của họ, mà họ sống giữa thế gian và trong lòng những vấn đề trần thế, họ được Chúa kêu gọi, để một khi được tràn đầy tinh thần Ki Tô giáo, như men bột, họ hãy hành xử chức vụ tông đồ của mình trong thế gian " ( Apostolicam actuositatem, 2).

 

   2 - Sứ mạng tư tế, ngôn sứ và vương giả của người tín hữu giáo dân.

Sứ mạng của người tín hữu giáo dân không phải là " tham dự, chia phần, tranh giành  quyền lực với hàng giáo phẩm " , mà là tham dư vào quyền năng và sứ mạng của Chúa Ki Tô, làm cách nào để làm cho thẩm thấu tinh thần của Người vào đời sống trần thế và môi trường thế giới chung quanh mình.

Theo tinh thần của Công Đồng Vatican II, chúng ta có thể phân biệt nhiều phương thức, mà theo đó người tín hữu giáo dân tham dự vào sứ mạng của Chúa Ki Tô, nhứt là theo ba phận vụ của Người ( LG 31ss; A A 10).

 

   a) Việc tham dự của người tín hữu giáo dân vào phận vụ tư tế ( sacerdotal ) của Chúa Ki Tô dĩ nhiên hàm chứa một đời sống đặt trọng tâm vào Phép Thánh Thể.

Nhưng sự tham dự của họ không chỉ được thể hiện bằng việc hiện diện tích cực trong Thánh Lễ, cũng không chỉ giới hạn vào các động tác phụng vụ trong thánh đường:

   - " Cả những người tín hữu giáo dân, bằng các động tác thánh thiện như là người tôn thờ Chúa, họ hiến tế cho Chúa chính thế gian " ( LG 34). 

   - " Tất cả các động tác của họ, cầu nguyện và các sáng kiến tông đồ, đời sống hôn nhân và gia đình, công việc thường ngày, niềm phấn khởi thiêng liêng và thể xác, nếu họ hành xử thực hiện trong Chúa Thánh Thần, và ngay cả những băng khoăn khó khăn trong cuộc sống, nếu họ biết nhẫn nại chịu đựng, những điều đó đều trở thành của lễ hiến tế đẹp lòng Chúa, nhờ Chúa Giêsu Ki Tô " ( ivi).  

Như vậy, nói một cách ngắn gọn,việc tham dự của người tín hữu giáo dân vào phận vụ tư tế của Chúa Ki Tô được thể hiện nhứt là và căn bản trong cố gắng thánh hoá đời sống hằng ngày, môi trường và  các động tác trần thế của mình.

 

   b) Kế đến chúng ta duyệt xét đến sự tham dự của người tín hữu giáo dân vào phận vụ ngôn sứ ( prophétique)

hay phận dụ huấn dạy của Chúa Ki Tô.

Công Đồng Vatican II nhấn mạnh rằng Chúa Ki Tô

   - " chu toàn phận vụ ngôn sứ của mình ( ...) không phải chỉ nhờ hàng giáo phẩm, là những Đấng Bậc giảng dạy nhân danh Người và với quyền năng của Người, mà ngay cả nhờ những tín hữu giáo dân, mà Người thiết lập nên thành những nhân chứng của Người và ban cho họ ý nghĩa của đức tin và ân sủng của lời nói, để cho quyền lực của Phúc Âm  chiếu rạng lên trong cuộc sống hằng ngày, cuộc sống gia đình và xã hội " ( LG 35).

Đối với người tín hữu giáo dân, loan báo lời Chúa trong Giáo Hội ( đọc các bài đọc trong Thánh Lễ, cắt nghĩa giáo lý cho trẻ em, suy niệm Phúc Âm trong các hội đoàn...)  không có gì phải nghi ngờ, là hành xử phận vụ ngôn sứ của mình. Điều đó hiện nay là sự kiện đã và đang được thực hiện, trong khi đó thì trong quá khứ ít khi hay chưa hề có.

Chúng ta có thể coi đó là những gì tiến triển mà Công Đồng Vatican II đã đem lại.

Nhưng nếu chúng ta chỉ hạn hẹp nhãn quang vào những gì vừa kể, nhãn quang của chúng ta sẽ đi vào ngỏ cụt.

Ơn gọi cá biệt của người tín hữu giáo dân đòi buộc việc rao giảng lời Chúa của họ không phải chỉ trong lãnh vực khuôn viên Giáo Hội, mà nơi trần thế: trong hảng xưởng, nơi bàn giấy, trong hiệp hội, trong gia đình, ngoài đường phố, giữa chợ búa cũng vậy.

Người tín hữu giáo dân được Chúa kêu gọi và bắt buột hiện thực động tác loan báo lời Chúa

   - không những bằng gương mẫu cuộc sống,

   - mà còn ở đâu có thể được bằng trực tiếp thông báo tinh thần Tin Mừng cho nhau, người trực diện với người, trong các cuộc hàn huyên, trao đổi, hội luận. Dĩ nhiên là phải lưu ý tinh thần của điều mình nói lên thực sự là ý nghĩa của lời Chúa, mà mình muốn đem đến cho anh em.

Không phải " bắt loa rao giảng giữa chợ ", tuyên bố lên bằng những " bài giảng " là chu toàn phận vụ ngôn sứ nầy. Bởi lẽ đó không phải là cách " nói chuyện " của người tín hữu giáo dân, mà là qua những cuộc trao đổi ý kiến, tư tưởng giữa các thân hữu với nhau, giữa các bạn đồng nghiệp, cho người khác hiểu đâu là lối giải quyết tốt đẹp cần phải thực hiện cho vấn đề ( theo tinh thần Ki Tô giáo, nếu cần phải xác định ).

 

Vai trò ngôn sứ cũng đòi buộc không được sợ hãi nhân chứng cho lời Chúa, nếu cần ngay cả trong những trường hơp mà người khác cho là kỳ cục, " không hợp tình hợp lý ", hay có thể đưa đến những hậu quả tai hại khó lường. Người tín hữu giáo dân không được nãn chí, hay tìm cách trình bày lời Chúa " nửa úp nửa mở ", ấp úng không dám can đảm nói lên đâu là chân lý, vì sợ bị khước từ hay có thể cả bị đàn áp, như tình trạng của hạt giống bị rớt xuống trên đá sỏi trong Phúc Âm Thánh Matthêu:

   - " Còn hạt được gieo trên đá sỏi, đó là kẻ nghe Lời và liền vui vẻ đón nhận. Nhưng nó không đâm rễ , mà chỉ là kẻ nhất thời: khi gặp gian nan hay bị ngược đãi vì Lời, nó vấp ngã ngay " ( Mt 13, 20-21).

Công Đồng Vatican II nhấn mạnh rằng người tín hữu giáo dân không được che giấu đức tin và niềm hy vọng của mình, trái lại

   - " với một lòng sám hối liên tục và với sự chiến đấu " chống lại những kẻ cai quản thế giới đen tối nầy và chống lại  những thần linh quái ác " ( Eph 6, 12) họ hãy biết nói lên cả bằng  những cơ chế cấu trúc của đời sống trần thế " ( LG 35 ).

 

   c) Đối với sứ mạng vương giả,

Chính trên nền tảng ân sủng và chân lý của Chúa Ki Tô, mà người tín hữu giáo dân có phận sự phải chu toàn phận vụ định hướng Ki Tô hữu của mình. Chính đây là điều thử thách cao cả đối với họ.

Chúa Ki Tô là Chúa và là Đấng Cứu Độ của mọi tạo vật, muốn phục vụ, cứu độ và cai quản thế giới, để hiến dâng thế giới lên Chúa Cha. Người thực hiện điều đó qua Giáo Hội của Người, nhờ sự can thiệp của vị thừa tác viên của Người và, bằng một cách trực tiếp hơn nữa, qua các môn đệ tín hữu giáo dân của Người.

 

Phưong diện trước tiên phận vụ vương giả của người tín hữu giáo dân có liên hệ đến tầm vóc cá nhân việc làm của họ.

Chúng ta có thể diễn tả một cách đơn sơ: người tín hữu giáo dân phải vừa là " chủ nhân  " vừa là " người phục vụ" theo ý nghĩa Thánh Kinh, cai quản công việc cá nhân của mình, như Chúa Ki Tô đã là vua của công việc hàng ngày, Người thực hiện trong 30 năm đời sống ẩn dật của Người, thực hiện để phục vụ người khác.

Điều đó có nghĩa là người tín hữu giáo dân, chu toàn phận vụ vương giả của mình, phải lả người cai trị, thực hiện tốt đẹp việc làm của mình, chớ không phải để cho việc làm cai trị mình.

Người tín hữu giáo dân phải ý thức rằng việc làm của mình, mình để hết tâm trí để chu toàn, thực hiện tốt đẹp,

   - không phải chỉ là phương tiện để tạo được lợi tức hay địa vị xã hội,

   - mà còn là phục vụ theo đồ án của Thiên Chúa, góp phần làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn, tạo điều kiện tốt đẹp hơn cho cuộc sống của anh em, sống xứng đáng với phẩm giá con người.

 

Làm lấy có lấy rồi, chế tạo sản phẩm giả mạo, rẻ tiền hơn để sản xuất, giả mạo những sản phẩm tên tuổi, để bán được nhiều hơn, thu hoạch lợi lộc nhiều hơn và bất cần nguy hại đến sức khoẻ của người khác. Đó có phải là động tác chính đáng của người tín hữu giáo dân " phục vụ Chúa trong anh em " bằng việc làm của mình không?

 

Nói cách khác, bằng việc làm của mình, việc làm tay chân hay trí óc, người tín hữu giáo dân thánh hoá thế giới, làm cho thế giới trở nên hoàn hảo hơn, thánh thiện hơn, tốt lành hơn theo đồ án của Chúa, khi Chúa dựng nên và đăt tổ phụ chúng ta trong vườn địa đàng:

   - " Chúa là Thiên Chúa đem con người vào vườn Eden, để trồng trọt và canh giữ đất đai " ( Gen 2, 15).   

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
“hãy Yêu Kẻ Thù”, Cn 7 A, Lm Giuse Nguyễn Hữu An (2/17/2011)
Chúng Ta Có Tiến Bộ Tí Nào Không? (2/17/2011)
“anh Em Hãy Nên Hoàn Thiện Như Cha Anh Em Trên Trời Là Đấng Hoàn Thiện” (2/17/2011)
“anh Em Đã Nghe Luật Dạy Người Xưa Rằng….còn Thầy, Thầy Bảo Cho Anh Em Biết…” (2/17/2011)
Hoàn Thiện Như Cha Trên Trời (2/17/2011)
Tin/Bài cùng ngày
5 Phút Suy Niệm Lời Chúa (17/2/2011) ---- Đối Với Tôi, Đức Kitô Là Ai? (2/16/2011)
Lẽ Sống: 17/2 --- Người Buồn Cảnh Có Vui Ðâu Bao Giờ (2/16/2011)
17/2 --- Bảy Vị Sáng Lập Dòng Tôi Tớ Ðức Mẹ (thế Kỷ 13) (2/16/2011)
Phỏng Vấn Thượng Đế (2/16/2011)
Sống Theo Tinh Thần Mới (2/16/2011)
Tin/Bài khác
5 Phút Suy Niệm Lời Chúa (16/2/2011) ---- Hành Trình Ánh Sáng Đức Tin (2/15/2011)
Lẽ Sống: 16/2 --- Ngọn Nến Cháy Sáng (2/15/2011)
16/2 --- Thánh Gilbert Ở Sempringham (1083 - 1189) (2/15/2011)
“tôi E Những Hạt Linh Hồn Ấy” (2/15/2011)
Cái Cũ Đã Qua – Cái Mới Đã Tới (2/15/2011)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768