Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
“ Thầy Nói Cho Các Con Biết!”.
|
|
Chủ Nhật, Ngày 13 tháng 2-2011
|
“Thầy
nói cho các con biết!”.
Chúa Giêsu không
đưa ra một luật mới nhưng là một cách
mới để hiểu luật cũ và mọi luật
lệ khác. Chúng ta không phải là
những người không có luật lệ. Nói
“chỉ cần yêu là đủ” là đúng nếu chúng ta thêm
rằng đây là một điều luật và phải áp
dụng luật đó với những chi tiết luật
rõ ràng: đừng giận hờn, đừng có ý xấu,
đừng ly dị, có thì nói có không thì nói không, đừng
trả thù, yêu thương chính kẻ thù của chúng ta.
Có những điều
rất khó thực hành đến nỗi chúng ta cảm
thấy ở trong một bầu không khí rất đặc
biệt: sự bó buộc vô cùng của Tin Mừng. Bao lâu
chúng ta không lượng định sự bó buộc này thì
chúng ta vẫn ở trong môi trường lề luật mà
Chúa Giêsu mạnh mẽ chống lại. Đó
là dấu hiệu cho thấy sự cám dỗ rất
mạnh và rình rập tất cả chúng ta.
Kiểu nói
trịnh trọng (“Thầy nói cho các con biết!”) là một
sự khiêu khích. Ngài nói với ai câu này: “Nếu các
ngươi không ăn ở chính trực
hơn các luật sĩ và Pharisêu, các ngươi chẳng
được vào Nước Trời?” Ngài
nói với những người khâm phục sự thông
tuệ thực sự của các luật sĩ và nỗ
lực nên thánh của các Pharisêu.
Vậy
đâu là điều xấu? Hay đúng hơn đâu
là sự thiếu sót bởi vì phải vượt qua
sự thiếu sót đó? tôi không thể
nói chi tiết sáu điều đối kháng nhau
“Người ta nói với các con, phần Ta, Ta bảo các
con”. Tôi chỉ mời gọi các bạn suy niệm về
động thái sâu xa phát xuất từ công lý của Pharisêu
để dẫn dắt chúng ta đi xa hơn bằng
một cách khác!
Dầu sao thì
tôi cũng lầm khi nói về “những điều
đối kháng”, mà là có sự liên tục. Chúa Giêsu nói rõ điều đó với chúng ta.
Đây không phải là vấn đề bỏ rơi
luật cũ để xây dựng luật hoàn toàn mới:
“Các con đừng nghĩ rằng TA đến để
phá luật lệ hoặc lời các tiên tri. Ta đến
không phải để phá mà để làm cho hoàn hảo”. Đây không phải là vấn đề tôn trọng
quá khứ, lại càng không phải là lòng luyến tiếc
quá khứ. Chúa Giêsu tự do đối với tất
cả đến nỗi sự tự do tuyệt
đối duy nhất này là một trong những dấu
hiệu của thần tính của Ngài. Ngài nói một cách
ung dung: “Ta đến để...” Môisê nào,
sứ ngôn nào có thể nói lên một điều như
thế? Trước Ngài người làm
luật và vị sứ ngôn nói nhân danh Chúa, phát xuất
từ cuộc sống của mình và từ các biến
cố. Chúa Giêsu nói với tư cách là Chúa, phát xuất
từ một nguồn gốc huyền
bí và một sự hiểu biết rõ ràng về các khả
năng của con người cũng như về
những bó buộc của Chúa. Ngài là
người làm luật tối cao và quyết định.
Sau Ngài, không ai quả quyết rằng: “Chúa Giêsu đã nói
thế này, nhưng tôi bảo cho các bạn biết...”
Và dầu
vậy, Ngài nhắc lại điều “đã
được phán dạy” (cách nói kín đáo và tôn trọng
có nghĩa là”Thiên Chúa đã nói”). Rõ ràng đó là lời
của Thiên Chúa. Lời đó có bất toàn hay
không? Ở đây chúng ta đứng trước
điều mà Chúa Giêsu muốn mạc khải cho chúng ta:
sự vượt lên trên. Qua nhiều tiếng nói Thiên Chúa
đã đề ra những điều luật chính
yếu: chớ giết người, đừng ly dị,
sống chân thật, giới hạn sự trả thù. Điều đó đã được thích nghi
với những thời kỳ khó khăn và nay vẫn còn
giá trị. Nhưng chỉ có điều là hành
động mà thôi! Điều này đòi hỏi đừng
làm bất động cái gì cả, đừng giam hãm công
bằng và sự thánh thiện trong một danh sách những
điều phải làm hay không được làm: phải
có khả năng phản ứng tốt trước
điều mới lạ.
Chúa Giêsu không
phải đến để thêm vào một vài qui
định tinh tế hơn mà là để mạc khải
bí mật làm cho luật lệ tinh tế hơn.
Chữ nghĩa trong luật là rất cần thiết
(“Dầu một nét trong luật cũng không bỏ qua
được”) nhưng chi tiết luật đó chỉ
có giá trị nhờ tinh thần mà chúng ta chu
toàn. Chúa Giêsu cho chúng ta biết chỉ có
một tinh thần mà thôi, đó là tình yêu thương.
Chúng ta có thể gọi đó là luật
mới, nhưng tốt hơn nên xem đó như là nguyên
nhân và thước đo của mọi luật lệ.
Hoặc là sự quá mức! Đó là điều làm cho
cuộc sống của người Kitô hữu rõ ràng vàkhó
khăn biết bao! Không phải là tự hỏi chúng ta có
thể tiến bước mà không phạm tội cho
tới đâu, nhưng chúng ta có thể yêu thương
đến cùng như thế nào:
“Chúa Giêsu đã yêu
thương con người và yêu thương họ cho
đến cùng”. Thánh Gioan nói như thế khi bắt
đầu thuật lại cuộc khổ nạn. Đó là
sự vượt lên trên được dạy ở
đầu bài giảng trên núi. Từ việc “chớ
giết người!” trong luật cũ đến “Hãy yêu
thương kẻ thù của ngươi!”, sự
vượt lên trên không phải là một sự đối
kháng hoặcmột điều được thêm vào. Đó
chính là sự điên rồ của Tin Mừng: “Các con hãy
trở nên trọn lành như Cha các con trên Trời là
Đấng trọn lành”.
Bạn hãy đi xa hơn tất cả những gì
bị cấm đoán hoặc được qui
định, bạn hãy đi xa hơn tình yêu thương. Chắc
chắn, không được giết người, nhưng
có biết bao nhiêu cách để làm hại kẻ khác. Bạn
hãy hồi tâm thật sự, xua đuổi những
ước muốn làm hại nhỏ nhặt nhất. Bạn
hãy xem xét ý muốn yêu thương, chữa trị nó
nếu nó bệnh hoạn, củng cố nó nếu nó
yếu đuối. Khi bạn thật sự muốn yêu
thương, thì bạn sẽ hoàn toàn gắn bó với Chúa
Kitô. Thế là bạn có thể nghĩ ra cách sống
giữa các luật lệ.
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|