SỐNG THEO LUẬT CHÚA
Gợi
ý giảng của Lm Carôlô
1)
Con đường sống
Trong bài đọc I, Ben
Sira nói đến 2 con đường: con đường
được vạch ra bởi các giới răn là con
đường sống, con đường nước,
con đường sự lành; con đường thứ
hai thực ra không phải là đường mà là muốn
đi đâu thì đi, không có chỉ dẫn, không có
định hướng, không có ngăn cản… đó là con
đường lửa, con đường sự dữ,
con đường sự chết.
Chỉ cần một thí
dụ nhỏ cũng đủ để nhất trí
với Ben Sira: lái xe trên xa lộ.
Muốn an toàn, hay nói cách khác là muốn sống,
người lái xe phải tuân thủ
rất nhiều luật: đoạn nào phải chạy
với tốc độ nào, chỗ nào được
quẹo, chỗ nào phải dừng lại, muốn vượt
thì phải làm sao v.v. và v.v.
Người lái xe nào nghĩ rằng tất cả những
luật ấy là bó buộc, là bóp chết sự tự do
của mình, rồi bất chấp tất cả. Kết quả sẽ thế nào? Người đó chết. Chẳng những
thế, có thể làm cho nhiều người khác chết theo.
Đi trên
một đoạn đường xa lộ mà đã
thế. Huống chi trọn cuộc hành
trình của đường đời.
2.
Luật là luật!
Nhiều
người nói “luật là luật”. Những
người này bám sát mặt chữ của các khoản
luật và buộc người ta tuân thủ một cách nô
lệ từng chữ ấy. Lúc đó,
luật trở thành chủ, và con người trở thành
nô lệ. Cuộc sống quá nặng
nề, không chịu nổi. Luật
của pharisêu là như thế đó. Ngày
sabát, nếu có người bệnh cũng không
được chữa, bởi vì “luật” cấm không
được làm việc gì trong ngày đó.
Nếu chú ý
đọc hết bài giảng trên núi rất dài của
Đức Giêsu (từ đầu chương 5 đến
hết chương 7 Tin Mừng Mátthêu), chúng ta sẽ
ngạc nhiên là tuy Ngài nói đến luật cũ và
luật mới, nhưng Ngài chỉ giải thích những
khoản luật cũ chứ không đưa thêm khoản
luật nào “mới” của Ngài cả. Đức
Giêsu không thêm luật, nhưng Ngài chỉ cho thấy tinh
thần của luật. Vì thế ta có thể nói:
luật của Chúa Giêsu không phải là luật, mà là tinh
thần. Tinh thần là sự sống của
luật. Đã có quá nhiều khoản
luật, chỉ thiếu tinh thần và sự sống thôi.
Sau này, trong một cuộc
đối thoại với một luật sĩ,
Đức Giêsu có nói tới hai khoản “luật” quan
trọng nhất là mến Chúa và yêu người. Nhưng
thực ra hai khoản đó cũng đã có sẵn trong
bộ luật cũ Cựu Ước. Khoản luật
thì vẫn cũ, cái mới là tinh thần: tinh thần “yêu”
và tinh thần “mến”.
Tín hữu chúng ta đang
cố gắng tuân giữ rất nhiều luật: Luật
Chúa và luật Giáo Hội. Nhưng hãy lưu ý kỹ
điều này: nếu chỉ giữ “luật” mà không
giữ đúng “tinh thần” của luật thì ta sẽ
thành nô lệ, sẽ thành pharisêu.
3.
Luật gia đình: Cha con, anh em
Tinh thần bao trùm tất
cả mọi khoản luật là tinh thần gia đình:
đối xử với Thiên Chúa bằng tình hiếu
thảo cha con và đối xử với người khác
bằng tình huynh đệ anh em.
Đọc
lại Bài giảng trên núi rất dài từ chương 5
đến hết chương 7 Tin Mừng Mt, ta thấy
mỗi lần nói đến Thiên Chúa thì Đức Giêsu
đều nhắc ta nhớ Ngài là Cha, và mỗi lần nói
đến người khác thì Đức Giêsu cũng
nhắc ta nhớ họ là anh em của ta.
-
Thí dụ như về
luật đối xử với người khác (Mt 5,21-26): “Ai giận anh em mình… Ai mắng anh em
mình… Ai chửi anh em mình… Khi con sắp dâng lễ vật
trước bàn thờ mà sực nhớ có người anh
em đang có chuyện bất bình với con…”
-
Thí dụ về những
việc đạo đức (Mt 6,1-18):
“Khi bố thí thì đừng có khua chiêng đánh trống… Cha
của anh, Đấng thấu suốt những gì kín
đáo, sẽ trả công cho anh… Khi cầu nguyện… Hãy
cầu nguyện với Cha của anh, Đấng thấu
suốt những điều kín đáo… Còn khi ăn
chay… Cha của anh Đấng thấu suốt những gì
kín đáo…”
Thánh Kinh thường
gọi Luật là “ách” và “gánh”. Nhưng
luật của Chúa Giêsu là luật gia đình. Luật
gia đình tuy cũng là “ách” và “gánh” nhưng rất nhẹ
nhàng, êm ái: “Ach Ta êm ái, gánh ta nhẹ nhàng”.
4.
“Đừng nổi giận với anh em mình”
Đức
Giêsu không bảo “Đừng nổi giận”, mà bảo
“Đừng nổi giận với anh em mình”. Nhận xét này có nhiều ý nghĩa.
Xét về mặt tâm lý,
giận là một trong “thất tình”, nghĩa là một trong
7 thứ tình cảm tự nhiên mà người lành mạnh
nào cũng có. Nếu ta biết yêu ta và tự
trọng ta thì khi ai đó đối xử bất công
với ta thì tự nhiên ta nổi giận. Khoa tâm
bệnh học còn cho biết rằng cứ đè nén
cơn giận mãi còn có thể gây hại cho tâm thần và
cả sức khoẻ nữa. Tự nó, tình
cảm giận không có gì xấu. Chính
Đức Giêsu cũng từng nổi giận khi thấy
người ta buôn bán trong sân Đền thờ Giêrusalem.
Chỉ
xấu khi “nổi giận với anh em mình”, nghĩa là vì
giận quá mà không còn coi người anh em mình như anh em
nữa, trái lại coi họ là người dưng,
thậm chí là kẻ thù. Nói tóm lại là
giận đến nỗi mất tình huynh đệ.
Trong trường hợp này “giận” đồng nghĩa
với “giết”: không phải giết chết một
mạng sống mà giết chết một mối tình, vì
người trước đây là anh em nay không còn là anh em
nữa.
5.
Chuyện minh họa
a/
Giận dữ
Khi R. Weaver còn
làm công nhân hầm mỏ, có lần anh vô tình chọc
giận một công nhân khác. Anh này gầm lên:
- Chắc tao phải cho mày
mấy bạt tai quá!
- Nếu anh thấy
cần thì cứ làm đi.
Người
ấy tát Weaver một cái. Anh đưa má kia, tát nữa. Tất cả là
5 lần. Đến lần thứ 6, người kia hậm hực bỏ đi. Weaver còn nói theo: “Chúa tha thứ cho anh. Tôi
cũng thế. Xin Chúa cứu anh.”
Sáng hôm sau khi
xuống mỏ, người đầu tiên mà Weaver gặp
là người tát mình. Anh mỉm
cười lại gần. Người ấy chợt
bật khóc: “Ôi anh Richard. anh thực
sự tha thứ cho tôi chứ?”
Cả hai ôm
chầm lấy nhau. Rồi người
ấy nhập đạo.
b/
Tha thứ
Dick và Dorothy là hai chú bé luôn
bị một chú nọ to con bắt nạt. Hai
chú tức mà không làm gì được. Ngày nọ, hai
chú đọc đoạn Tin Mừng kể chuyện Phêrô
hỏi Chúa: “Khi anh em xúc phạm đến con, thì con
phải tha bao nhiêu lần? Có phải 7 lần
không?”- “... Không phải 7 lần, mà là 70
lần 7.” Dick làm tính nhẩm: “Vậy là Chúa bảo tha
490 lần.” Hai đứa thinh lặng một lúc, rồi
Dorothy nói: “Ta hãy mua một cuốn vở, mỗi khi tha cho
hắn, mình ghi vào.” Và Dick reo lên: “Sau lần thứ 490,
tụi mình sẽ cho hắn biết tay!”