Đêm An Bình
Trong
đêm Giáng sinh, sứ thần Chúa đã hát vang trên cánh
đồng Bêlem:
Vinh danh Thiên Chúa trên
trời,
Bình an dưới
thế cho người thiện tâm.
Vào
buổi sáng ngày Chúa nhật Phục sinh, Chúa Giêsu đã
hiện ra và chào chúc các môn đệ:
-
Bình an cho các con.
Ngài cũng đã xác
quyết:
-
Thầy ban bình an của Thầy cho các
con.
Vậy sự bình an
mà Chúa trao ban cho chúng ta là sự bình an như thế nào?
Trước hết
đó phải là sự bình an trong tâm hồn qua việc
giải thoát chúng ta khỏ sự kìm kẹp của tội
lỗi, giao hòa chúng ta với Chúa. Thực vậy, sự
bình an bên ngoài chỉ có thể được xuất phát
từ bên trong, từ tâm hồn, từ cõi lòng mà thôi. Bao lâu
chúng ta còn sống trong tội lỗi, trong sự thù
địch với Chúa, thì chúng ta còn băn khoăn, còn lo
lắng, Chính sự bình an nội tâm này sẽ phản
chiếu trên khuôn mặt và trên cuộc sống, làm cho chúng
ta được vui mừng và hạnh phúc, dù hiện
tại có gặp phải những túng cực và khổ
đau. Chính trong chiều hướng ấy, Chúa Giêsu đã
phán hứa:
-
Phúc cho những ai xây dựng hòa bình, vì
họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
Cũng trong chiều
hướng này, Ngài đã xuống thế làm người
để cứu chuộc chúng ta. Ngài đã giải thoát
chúng ta khỏi sự kìm kẹp của tội lỗi. Ngài
đã bắc lại nhịp cầu đa gẫy, nối
liền trời với đất. Ngài đã hòa giải
chúng ta với Thiên Chúa. Ngài đã trả lại cho chúng ta
địa vị làm con cái Chúa.
Tuy nhiên, sự bình an
nội tâm không phải là một quà tặng từ trời
rơi xuống, mà hơn thế nữa, nó còn phải là
kết quả của những cố gắng cộng tác
với ơn thánh, những nỗ lực tìm kiến và xây
dựng nơi chính bản thân mình, bởi vì sự bình an chỉ
có cho những người thiện tâm mà thôi.
Sự bình an nội
tâm này còn là nền tảng để chúng ta vun trồng một
cách tốt đẹp những mối liên hệ với
người chung quanh từ gia đình đến xã
hội.
Trước hết là gia đình.
Như chúng đã
biết gia đình ngày nay đang lâm vào một cuộc
khủng hoảng trầm trọng. Nó như một cây
đã bị cắt mất rễ, thì làm sao sống
nổi. Gia đình là trái tim nhân loại. Nếu trái tim này mà
bị đau yếu, thì làm sao nhân loại được
khỏe mạnh. Gia đình phải là sợi dây liên kết
đầy yêu thương, phải là nơi cho sự bình
an ngự trị, bằng cách quên đi va tha thứ,
nhường nhịn và chịu đựng lẫn nhau theo
tinh thần Phúc Âm.
Một khi tâm hồn
chúng ta đã ổn định qua việc hòa giải
với Chúa, thì chắc chắn gia đình chúng ta cũng
sẽ được êm ấm qua việc yêu thương nhau.
Lúc đó sự bình an sẽ chiếu sáng qua mọi biên
giới.
Và như vậy chúng ta đã bước vào
lãnh vực xã hội.
Các cụ ta ngày
xưa đã bảo:
-
Phải tu thân, tề gia, rồi sau
đó mới trị quốc và bình thiên hạ.
Cũng trong chiều
hướng áy, Đức Hồng Y Feltin đã nói:
-
Đây là lúc người tín hữu
phải rời bỏ tháp chuông, phải rời bỏ
quốc gia nhỏ bé của mình để hướng
tới cộng đồng thế giới, bởi vì tất
cả đều là anh em với nhau, cùng có chung một
người cha và cùng được dựng nên theo hình
ảnh Ngài. Như thế, mọi cuộc chiến tranh
đều là những cuộc huynh đệ tương
tàn, anh em sát hại lẫn nhau và làm cho máu Đức Kitô
phải đổ ra một lần nữa, vì chúng ta
đều là những chi thể của Ngài.
Thế nhưng ngày
nay, viễn ảnh một cuộc chiến tranh thẳm
khốc với những vũ khí tốt tân là như
một cơn mộng dữ, luôn ám ảnh và đè nặng
trên con người, cùng với nó là những sự tàn phá
khủng khiếp nhất. Những phương tiện
tự nhiên như hòa đàm, thương nghị mà thôi
chưa đủ, chúng ta còn phải cần đến
những phương tiện siêu nhiên, đó là sụ
cầu nguyện và một cuộc sống được
đổi mới theo tinh thần của Chúa.
Có một thi sĩ
đã kể lại giấc mơ của mình như sau:
Bấy giờ Thiên
Chúa ngự trên tòa và những người quyền thế
nhất trần gian bắt đầu xuất hiện. Ngài
hỏi Maisen:
- Con đã trao cho dân chúng những gì?
- Lạy Chúa, con trao cho họ những
giới luật.
- Và họ đã làm chi?
- Họ đã phạm tội.
Ngài hỏi Napoléon,
vị vua bách chiến bách thắng:
- Ngươi đem lại cho dân chúng
những gì?
- Lạy Chúa, con đem lại cho họ
vinh quang.
- Và họ đã làm chi?
- Họ đã bị tủi nhục.
Sau cùng, Ngài hỏi
Đức Kitô:
- Con mang đến cho trần gian
những gì?
- Con đã mang đến sự bình an.
- Và họ đã làm chi?
Đức Kitô không
trả lời. Ngài úp mặt vào lòng bàn tay bị mang dấu
đanh và Ngài đã khóc.
Đó là một
giấc mơ, nói lên một sự thật. Ngày nay hơn
bao giờ hết, Chúa Giêsu cũng khóc và giơ hai bàn tay mang
những dấu đanh cho chúng ta chiêm ngưỡng, là như
dấu ấn của sự hòa bình mà Ngài đã kiến
tạo, đã xây dựng.
Hãy trở nên
những chiến sĩ hòa bình, khởi đi từ tâm
hồn bằng cách tẩy trừ tội lỗi, cho
đến gia đình bằng một cuộc sống yêu
thương và tha thứ, để rồi lan rộng ra
ngoài xã hội, bằng sự hòa giải và cảm thông,
để ở mọi nơi và trong mọi lúc, con
người luôn được hưởng sự bình an mà
Chúa Hài nhi đã đem đến nơi máng cỏ Bêlem.