Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Cầu Nguyện Với Đôi Tay Rộng Mở
|
|
Thứ Năm, Ngày 14 tháng 10-2010
|
Cầu nguyện với đôi tay rộng mở - McCarthy
Đức Giêsu nói với các môn
đệ và với chúng ta hôm nay “Hãy cầu nguyện không
ngừng và không bao giờ nên chán nản”. Từ khi còn thơ
ấu, chúng ta được dạy rằng khi cầu
nguyện phải chắp tay lại. Tuy
nhiên, trong các kinh nguyện lớn của thánh lễ, vị
linh mục mở rộng và dang thẳng đôi tay. Hai cách cầu nguyện
đều tốt và có chỗ của chúng. Nhưng những cử chỉ khác nhau ấy có
nghĩa là gì? Khi chắp tay lại,
có nghĩa là trong lúc ấy chúng ta ngừng lại các
hoạt động bình thường của chúng ta và dành
thời gian để cầu nguyện Thiên Chúa.
Điều này phù hợp với sự cầu nguyện
riêng tư. Cầu nguyện với bàn tay mở rộng phù hợp với sự
cầu nguyện chung. Cầu nguyện như
thế là nhận rằng trước mặt Thiên Chúa, chúng
ta nghèo khó. Vì thế, chúng ta hướng bàn tay trống rỗng về Thiên Chúa như
một người ăn mày hướng cái bát trống
rỗng về những người khách bộ hành.
Thật vậy, chúng ta đang nói: “Lạy Chúa, trước
mặt Chúa, con nghèo khó như một người ăn mày. Con cầu Chúa làm đầy sự
trống rỗng của con”. Cử chỉ cầu
nguyện với đôi tay mở
rộng tạo nên một tình trạng mạnh mẽ. Tự nó là một bài thuyết giáo. Cử chỉ ấy có từ xa xưa trong Kinh
Thánh. Có một ví dụ về
điều đó trong bài đọc 1 của thánh lễ hôm
nay. Chúng ta thấy Môsê ở trên đỉnh
đồi cầu nguyện với đôi tay
dang rộng trên dân Do thái, trong cuộc chiến đấu
một mất một còn với quân Amalếch. Khi cánh tay ông hạ xuống, quân Amalếch thắng
thế. Nhưng khi ông giữ tay
giương cao, quân Do thái thắng thế. Điều
đó có ý muốn diễn tả quyền lực của
sự cầu nguyện. Chừng nào mà
dân Do thái còn đặt niềm tin vào Thiên Chúa, họ còn
tiến lên. Chừng nào họ quên không
nhìn đến Thiên Chúa, họ buộc phải rút lui.
Đức Giêsu khuyên chúng ta cầu
nguyện luôn và không nản chí. Nếu chúng ta
ngưng cầu nguyện, chúng ta hầu như mất
nhiệt tình và bỏ cuộc. Nếu
chúng ta cầu nguyện liên tục, chúng ta sẽ không bao
giờ mất nhiệt tình. Cầu nguyện có
nghĩa là đặt chính mình và số phận của mình
trong đôi tay của Thiên Chúa. Chúng ta cầu nguyện có nghĩa là chúng ta trông
cậy vào sức mạnh của Thiên Chúa chứ không
phải sức mạnh của chúng ta. Khi
chúng ta cầu nguyện một thứ quyền lực khác
trở thành có hiệu lực đối với chúng ta.
Linh mục đọc Kinh nguyện trong thánh lễ
với đôi tay rộng mở. Giống như Môsê, ông cầu nguyện không
chỉ nhân danh ông mà nhân danh một cộng đoàn thờ
phượng. Cho dù chính chúng ta không cầu nguyện
giống như thế, chúng ta có thể có cùng một thái
độ trước Thiên Chúa như kinh nguyện ấy
gợi ý: một thái độ khiêm nhường và tín thác. Một
lời cầu nguyện được đáp lại, không
phải khi chúng ta có được điều chúng ta
cầu xin, nhưng khi chúng ta được ban cho cảm
thức về sự cận kề của Thiên Chúa. Lời
cầu nguyện của một bệnh nhân được
đáp lại không phải bởi bì bệnh của
người ấy biến mất, nhưng bởi vì
người ấy có được một cảm
thức về sự kề cận của Thiên Chúa, sự
bảo đảm rằng căn bệnh của
người ấy không phải là một hình phạt
của Thiên Chúa và Thiên Chúa không bỏ rơi người
ấy. Cầu nguyện có thể không làm thay đổi
thế giới cho chúng ta, nhưng nó có thể cho chúng ta lòng
can đảm đối diện với thế giới.
Khi chúng ta học cách cầu nguyện,
chúng ta không chỉ học cách đọc lời kinh mà còn
học cách mở rộng lòng mình. Chỉ
cần ngồi thật im lặng và mở lòng mình và
để Thiên Chúa bước vào.
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|