Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Thứ Năm, Ngày 14 tháng 10-2010
|
Cầu nguyện không ngừng -
McCarthy
Đức Giêsu nói với các môn
đệ và với chúng ta hôm nay “Hãy cầu nguyện không
ngừng và không bao giờ nên nản chí”. Một
số người không nhận thấy giá trị của
việc cầu nguyện thường xuyên. Họ nghĩ rằng chỉ cần cầu
nguyện khi họ cảm thấy hứng thú. Và câu chuyện sau đây được kể
lại cho những người như thế.
Trước đây có một thị trấn nhỏ có
đủ mọi cơ sở của một thành phố
tự trị: một nhà tắm, một nghĩa trang,
một bệnh viện và một toà án. Nó cũng có mọi
loại thờ thủ công: thợ may nam nữ, thợ
giày, thợ mộc, thợ nề, vân vân… Tuy nhiên, thiếu
một ngành nghề: không có thợ đồng hồ. Giờ đây, nhiều năm trôi qua, nhiều
năm trôi qua, nhiều đồng hồ không còn chính xác
nữa đến nỗi các người có đồng
hồ để cho đồng hồ họ ngưng
chạy và hoàn toàn quên chúng. Tuy nhiên, có
những người khác vẫn không vất bỏ
đồng hồ, và để cho chúng chạy chừng nào
chúng còn chạy được. Vì
thế, họ đã lên dây đồng hồ mỗi ngày dù
họ biết rằng chúng không còn chạy chính xác nữa.
Một ngày nọ, một tin lan ra
khắp thị trấn: một người thợ
đồng hồ đã đến. Mọi
người chạy đến ông ta với những
chiếc đồng hồ của họ. Nhưng chỉ những đồng hồ
người ta còn để cho chạy, người
thợ ấy mới sửa được. Những đồng hồ bị bỏ xó bụi
bặm bám đầy, ông ta không thể làm gì với chúng.
Tại sao cầu nguyện lại quan
trọng? Nó làm được điều gì?
Cầu nguyện làm cho hy vọng và những ý định
của chúng ta trở nên trong sáng. Nó giúp chúng ta
phân biệt giữa điều quan trọng và tầm
thường. Nó giúp chúng ta khám phá những khát vọng
chân thật của chúng ta, những ray rứt mà chúng ta không
biết, những ước mơ mà chúng ta quên lãng. Cầu nguyện là một hành động thanh
luyện bản thân. Cầu nguyện
dạy chúng ta phải khao khát điều gì. Nó giúp vun đắp trong chúng ta những lý
tưởng mà chúng ta phải trân trọng. Sự trong
sạch của miệng lưỡi hiện ra như
một ý tưởng trong trí óc chúng ta, nhưng ý
tưởng trở thành một sự quan tâm, một
điều gì đó phải được theo
đuổi, một mục tiêu phải được
đạt đến, khi ấy chúng ta cầu nguyện:
“Lạy Chúa, xin giữ miệng lưỡi con không nói
điều xấu và môi con không nói lời xảo trá”. Cầu nguyện không thay thế cho hành
động. Đúng hơn, cầu nguyện giống
như một luồng ánh sáng từ chiếc đèn ở
phía trước chúng ta chiếu vào đêm tối. Nó giúp chúng ta tiến lên phía trước, nó
khuyến khích chúng ta hành động. Cầu
nguyện không trốn tránh cuộc đời nhưng là
một hành trình đi vào trung tâm của đời sống.
Chúng ta học đứng vững trên đôi
chân mình trước Thiên Chúa và thế giới, và chấp
nhận mọi trách nhiệm về đời sống chúng
ta.
Mục đích chính của đời
sống ấy là nuôi dưỡng tương quan chúng ta
với Thiên Chúa. Đây là điều quan trọng
nhất trong mọi sự việc, chứ không phải
việc chúng ta làm. Đó là cái neo trong
đời sống tâm linh của chúng ta. Đời sống tâm linh không phải là một
sự khác thường. Nó là đời
sống của bản thân chân thật. Vấn
đề không phải chỉ là đọc kinh. Cầu nguyện không phải là một chiến
thuật dùng khi hữu sự, một nơi trú ẩn
được dùng đến khi sự việc trở nên
tồi tệ. Nó là nơi cư trú
được thiết lập cho cái tôi thâm sâu nhất.
Cầu nguyện không phải là cầu xin Thiên Chúa cái này cái
nọ mà nhận lãnh điều mà Người muốn ban
cho chúng ta. Cầu nguyện tự nó là một
phần thưởng. Nó làm chúng ta
trở nên phong phú và có khả năng sống không những
tâm linh hơn mà sâu xa hơn, viên mãn hơn và đích thực
hơn.
CÂU CHUYỆN KHÁC
Một lần kia, có một
người thợ giày rất coi trọng việc cầu
nguyện mỗi ngày. Khách hàng của ông ta
đều là dân nghèo, và họ chỉ có mỗi một
đôi giày. Người thợ giày phải nhận các
đôi giày cần sửa vào chiều tối, sửa
chữa chúng suốt đêm và sáng sớm giao hàng để
các chủ nhân của chúng sẵn sàng sử dụng chúng lúc
đi làm. Điều này làm phát sinh một vấn
đề: Ông sẽ đọc kinh sáng vào lúc nào? Có nên
cầu nguyện thật nhanh vào sáng sớm và sau đó
trở lại với công việc? Hoặc cứ để
giờ cầu nguyện đã định trôi đi và
mỗi lần như thế, ông ngừng tay
búa đóng giày và thở dài: “Khốn cho tôi, tôi chưa
cầu nguyện được”.
Chúng ta cũng thường gặp sự nan giải ấy vì phải lựa chọn
hoặc sự hối tiếc trong lòng hoặc cầu
nguyện đại khái chiếu lệ. Nhiều
người trong chúng ta cố nén việc cầu nguyện
thường ngày với lòng hối tiếc để
chờ có được những điều kiện lý
tưởng. Nhưng sự kiềm
chế, trì hoãn mãi có thể dễ dàng trở thành một
thói quen. Khi giờ cầu nguyện
đến, dường như miệng lưỡi chúng ta
mệt mỏi, trí óc chúng ta trì trệ và cái nhìn nội tâm
của chúng ta mờ tối. Vì thế,
chúng ta không cầu nguyện. Chúng ta không
từ khước cầu nguyện; chúng ta kiềm
chế. Sự nuông chiều bản thân phù phiếm này
ngăn cản chúng ta dìm mình vào sự tĩnh mịch bao
quanh thế giới, sự tĩnh mịch trước lúc
chúng ta sinh ra và đi theo chúng ta khi chúng ta
chết.
Tại sao chúng ta không dành một
giờ sống thân mật với Thiên Chúa và quay về
với sự thính lặng tĩnh mịch ấy? Chúng ta
ở trên ranh giới của sự mầu nhiệm mà mình
không biết.
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|