Đức Giêsu Kitô Hẹn
Gặp Tôi
Bản dịch cuốn JESUS – CHRIST M’A DONNE RENDEZ- VOUS của
MICHEL . QUOIST
9. CÓ MỘT NGƯỜI Ở GIỮA ANH EM MÀ ANH EM KHÔNG BIẾT
Mỗi năm, vào
dịp lễ Giáng Sinh, chúng ta đều nghiêm khắc lên án những cách ăn mừng
trần tục của ngày đại lễ linh thiêng này.
Mọi cái đều làm chúng ta khó chịu,
phản đối: từ những món tiền tiêu xài phung
phí để mua quà cáp cho
đến những tình cảm ướt át trong lễ đêm. Từ những ăn chơi phè phỡn
cho đến những hương vị của món giò heo
và gà tây
nhồi thịt.
Tất cả cách
anh em chúng
ta, những kẻ không là Kitô hữu
cũng như những người tự xưng là Kitô hữu đều bị đưa ra trước
tòa án của
chúng ta. Bao giờ chúng ta cũng đứng về phía các thẩm
phán chứ không đứng về phía các
bị cáo. Tệ hơn nữa, chúng ta còn tỏ thái
độ “Pharisêu” của mình: chúng tôi không
như những người khác, đối với chúng tôi, Noel là Thiên Chúa, Thiên
Chúa đích thực với các Kitô hữu.
Ngài đến trong Đức Giêsu Kitô để
cứu chuộc chúng tôi.
Thật ra, người ta bóp méo, lệch lạc, châm biếm sứ điệp Giáng Sinh, nhưng chúng ta có cái quyền
gì để xét đoán các
ý hướng và lên án người
khác: tại sao chỉ nhìn
thấy khía cạnh tiêu cực của những cuộc vui chơi này?
Tại sao không đọc ra trong đức tin, ngang qua những tìm kiếm hạnh phúc và cảm xúc,
một tiếng gọi hướng về Thiên Chúa Tình Yêu
đang đến gặp con người? Cuối cùng, tại sao bản
thân mình không tiếp đón như một ơn hoán cải, cái ngày Giáng
Sinh kỳ diệu này mà Giáo
Hội cho chúng ta sống lại trong Phụng vụ Tình Yêu của
chúng ta có tinh ròng không?
Phải chăng chúng
ta đã chẳng làm lệch lạc hình ảnh Thiên Chúa? Phải chăng chúng ta tạo ra cho chính mình những
hình ảnh “đẽo gọt, đánh bóng” và cả những
“thần tượng”
nữa? Phải chăng ngôn sứ đã chẳng nói cho cả chúng
ta nữa: “Có một người ở
giữa anh em mà anh
em không biết ?”
*
* *
Đối
với nhiều người, lắm khi Thiên Chúa đã trở
thành:
-
Một
danh từ chung cho ngữ vựng thông dụng.
-
Một
“hữu thể” mơ hồ được người ta
gán cho một quyền năng thần thánh.
-
Một
sức mạnh sáng tạo giải thích sự hiện hữu
và tiến hóa của vũ trụ.
-
Một
ý tưởng để chứng minh và trấn an lý trí con
người.
Như thế, không
phải là Thiên Chúa của các tín hữu.
Đối
với nhiều người, thường khi tác động
đức tin được tóm gọn trong câu này: có rất
nhiều chuyện đã vượt khỏi vòng tay chúng ta,
những chuyện không thể đề cập được
vì quá xa vời, không thể biết được vì huyền
bí, có điều gì đó cần phải chấp nhận,
chịu đựng, cái gì đó cần phải cố gắng
làm quen để được ơn phúc.
Người
ta rất thường nói “mình có đạo”, có nghĩa là một
tổng hợp:
-
Những
kiến thức tôn giáo khó hiểu.
-
Những
luật lệ luân lý khó hiểu.
-
Những
cử chỉ tôn giáo lập đi lập lại đến
nhàm chán, hoặc tự chúng trở thành phù phép.
-
Những
quan niệm xã hội, (người thi cho là bảo thủ,
người khác cho là cách mạng)
Như thế, tuyệt
đối không phải là tôn giáo của các Kitô hữu.
Thiên
Chúa của các Kitô hữu không phải là: một Thiên Chúa
đồ vật, một Thiên Chúa ý tưởng, một
Thiên Chúa luân lý, một Thiên Chúa trật tự xã hội...
Thiên Chúa của các
Kitô hữu là: một con người, một con người
có tên – Giêsu Kitô, một con người có một lịch sử
người ở giữa loài người.
Thiên Chúa của các
Kitô hữu không phải là: “một cái gì ở trên chúng ta” mà
là MỘT NGƯỜI Ở GIỮA CHÚNG TA.
Noel
chính là Thiên Chúa đến tìm con người, đến nhà
loài người.
Noel chính là Thiên Chúa mà
con người không đạt tới không biết
được, đã làm CON NGƯỜI và đến bắt
tay loài người, ôm hôn những khuôn mặt loài người,
nói với loài người, yêu thương loài người,
chết cho loài người “Thiên Chúa không ai đã thấy
bao giời, Con một Đấng ở cung lòng Cha, chính Ngài
đã tỏ ra cho biết” (ga 1,18) “và Ngôi Lời đã thành
xác phàm, Ngài đã đến giữa chúng tôi, và chúng tôi
đã được ngắm vinh quang của Ngài”.
Thánh
Gioan còn rùng mình kinh sợ trước cuộc gặp gỡ
này khi Ngài viết trong thu thứ nhất của Ngài: “Điều
từ thuở ban đầu đã có, điều chúng tôi
đã tưng nghe, điều chúng tôi đã từng tận
mắt thấy, điều chúng tôi đã cung chiếm, và
tay chúng tôi đã rờ đến, về Ngôi Lời sự
sống, vì sự sống đã tỏ hiện, chúng tôi
đã từng thấy và chúng tôi làm chứng cùng loan báo cho anh
em nữa, ngõ hầu anh em được thông hiệp với
chúng tôi. Nhưng sự thông hiệp của chúng ta là thông hiệp
với Cha và với Con của Người, Đức Giêsu
Kitô. Các điều này chúng tôi viết ra để niềm
vui của chúng tôi được nên trọn” (1Ga 1,1-5)
Thiên
Chúa làm người cho tất cả nhân loại và do đó
cho tôi. Ngài đến gặp tôi, nói với tôi, nối kết
mối dây thân hữu với tôi, cứu chuộc tôi. Tôi
đích thân liên hệ đến Ngài.
Nhiều
Kitô hữu đúng ra chỉ là những người ngoại
giáo họ tin các thần tượng.
Nhiều người
theo Thiên Chúa giáo, họ tin ở một Thiên Chúa tạo
thành, xếp đặt, an bài mọi việc trên thế giới.
Đức tin Kitô
giáo là tin ở Đức Giêsu Kitô tín thác vào Ngài, sống với
Ngài và cùng Ngài hoạt động cho Nước Cha Ngài trong
Giáo hội của Ngài.
Có
những Kitô hữu cần phải được cải
hóa. Có những người khác thì biết giữ đạo
của họ về mặt xã hội mà không biết Thiên
Chúa của họ. Họ cần phải tìm gặp
được Đấng là nguồn mạch và là sự sống.
Đức Giêsu Kitô “Thiên Chúa
đã ban cho ta sự sống đời đời, và sự
sống ấy ở trong Con của Người. Ai có Ngôi
Con thì có sự sống, ai không có Con Thiên Chúa, thì không có sự
sống” (1Ga 5,11-12)
“Ai tuyên xưng: Giêsu
là Con Thiên Chúa, thì Thiên Chúa lưu lại trong người ấy,
và người ấy trong Thiên Chúa” (1Ga 4,15)
Tại
sao chúng ta là Kitô hữu mà không là Phật tử hay tín đồ
Hồi Giáo...? – bởi vì chúng ta tin vào Đức Giêsu Kitô chứ
không tin Bouddha hay Mahomat.
Tại sao chúng ta thuộc
về giáo hội công giáo mà không thuộc về giáo hội
khác? – bởi vì chính Đức Giêsu Kitô đã thiết lập
giáo hội này, và chỉ có Giáo hội này thôi. Chúng ta đau
xót vì những khiếm khuyết trên khuôn mặt nhân loại
của giáo hội, nhưng chúng ta nhìn nhận chúng ta liên
đới với giáo hội.
Không bao giờ chúng
ta chấp nhận thành lập một giáo hội khác bên cạnh
giáo hội này, nhưng chúng ta lo thanh tẩy giáo hội bằng
cách tẩy luyện chính mình để thực hiện
được ý muốn của Chúa Giêsu về giáo hội
ngày một hơn.
Chúng
ta khó nhận thấy được thực tại sâu sắc
dưới những dấu chỉ khả giác – ngay cả
những dấu chỉ nhiệm tích – thực tại ấy
là Đức Giêsu Kitô.
Chúng ta thường
coi ân sủng như “cái gì người ta nhận được”.
Người ta nói: “tôi cầu xin ơn Chúa”. Ơn Chúa chính
là sự sống của Đức Kitô trong chúng ta, là tình
yêu của Ngài cứu chữa và biến đổi chúng ta
đến tận gốc rễ của con người
chúng ta.
“Thiên Chúa làm người
để con người trở nên con Thiên Chúa” (được
thánh hóa trong Đức Giêsu Kitô)
Như
vậy, tác động đức tin của người
Kitô hữu không phải là: Tôi tin có Thiên Chúa, cũng không phải
chỉ là: tôi tin một Thiên Chúa duy nhất, một Đấng
đã đến với loài người, nhưng là tôi tin
Đức Giêsu Kitô, Ngài yêu tôi và Ngài cứu tôi.
Tin, đối với
một Kitô hữu, trước hết là chấp nhận
được yêu thương vô cùng, được tha thứ,
được cứu thoát. Đối với người
Kitô hữu, Thiên Chúa không phải là người mà mình phải
chiếm đoạt các ân huệ cũng không phải là
người mà mình phải yêu mến, nhưng trước
hết phải là một người mà mình phải để
cho Ngài yêu thương.
Cái
cao cả của Thiên Chúa của người Kitô hữu
không phải trước hết là “toàn năng” mà là “toàn mến”.
Cái siêu việt của Ngài đó là TÌNH YÊU TUYỆT ĐỐI
(chứ không phải tuyệt đối của các triết
gia)
“Đây
là bằng chứng lòng mến của Thiên Chúa đã hiện
tỏ giữa ta: là Thiên Chúa đã sai Con Một của Ngài
đến trong thế gian, để chúng ta được
sống nhờ Ngài. Đây là chính bản chất lòng mến:
không phải là vì chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa nhưng là
Ngài đã yêu mến chúng ta và sai Con của Ngài đến
đền tạ tội lỗi chúng ta”. (1Ga 4,3-10)
Chúng ta đã biết
và tin vào tình yêu mà Thiên Chúa đã yêu chúng ta. Thiên Chúa là tình yêu,
ai ở trong tình yêu thì ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở
trong người ấy” (1Ga 4,16)
Tôi
được Thiên Chúa yêu từ muôn thuở, yêu vô cùng.
Cảnh
khốn khổ của tôi không cản trở Thiên Chúa yêu
tôi. “Thánh thiện không phải là không có gì đáng trách”, trái
lại, thánh thiện là nhận biết mình chủ yếu
là người có tội (chứ không phải chỉ là
người phạm tội), là chấp nhận sâu sắc
thảm trạng tội lỗi ấy và xác tín rằng,
chúng ta như thế nào thì Đức Giêsu Kitô yêu
thương chúng ta như thế đó và tình yêu của Ngài
cứu thoát chúng ta. Chính trong ý nghĩa này mà Ngài đã nói: “Ta
không đến để cho những người công chính
nhưng là cho những người tội lỗi”.
“Và
Ngôi Lời đã trở nên xác phàm”. “Có một người ở
giữa anh em mà anh em không biết”. Ngài tên là TÌNH YÊU.
*
* *
Lạy Chúa,
Xin tha thứ, vì con đã bóp méo khuôn mặt
Chúa như những bọn phá hoại bôi lem luốn trên những
tác phẩm nghệ thuật quý giá.
Xin tha thứ, vì con đã biến Chúa thành
“đề tài tranh luận”, dường như đức
tin là kết quả của một cuộc chứng minh.
Xin tha thứ, vì con đã biến Chúa thành
“quan niệm để trấn an”, cho tinh thần xao xuyến
của con, dường như Chúa chỉ là Thiên Chúa xa xôi của
các triết gia.
Xin tha thứ, vì con đã biến Chúa thành một
“vũ khí thiêng liêng” chống lại chủ nghĩa duy vật,
dường như ơn cứu độ nhân loại là một
doanh nghiệp chứ không phải là một “huyền nhiệm”,
huyền nhiệm Đức Giêsu chết và sống lại.
Và sau cùng,
Khi con khám phá ra Chúa là một “CON NGƯỜI”,
rất gần gũi, lạy Chúa, xin tha thứ nữa, vì
con đã thường biến Chúa thành:
-
Một người đến
“trả tiền một hóa đơn”.
-
Một người mà con phải
giữ các giới răn để coi cho được và
có quyền nhận phần thưởng đời đời.
-
Một người rất
quyền phép mà con phải lợi dụng bằng lời cầu
xin càng nhiều càng tốt...
Lạy Chúa,
Con đã quên thái độ trước
tiên, chủ yếu, thiếu nó thì mọi cái khác chỉ bằng
không, hoặc trở thành bức tranh biếm họa kinh tởm.
Lạy Chúa,
Con đã quên Chúa là Cha, yêu thương con vô
cùng, và từ muôn thuở, Chúa hằng mơ tưởng vô
đến việc làm cho con được trở nên con của
Chúa.
Lạy Chúa, con đã quên, Chúa là TÌNH YÊU, và
TÌNH YÊU đã đến nơi chúng con.
Lạy Chúa, con đã quên để cho Chúa
yêu thương con...
**********************************************************************
7. ***************************