Đức Giêsu Kitô Hẹn
Gặp Tôi
Bản dịch cuốn JESUS – CHRIST M’A DONNE RENDEZ- VOUS của
MICHEL . QUOIST
4- CHÚNG TÔI ĐÃ TẬN TẬM PHỤC VỤ
Tôi vừa đi
làm về nhà, bác hàng
xóm gọi tôi : Chú Hai, chú làm ơn
quan xem dùm chiếc xe gắn máy
của tôi một chút. Nó không chịu
nổ máy nữa:. Được
rồi, tôi sẽ qua ngay.
Nhìn tôi sửa
xe, bác hàng
xóm tấm tắc “Chúa Hai rành máy móc
quá”. Tôi thấy sung sướng được
bà con hàng xóm khen ngợi
và biết ơn mỗi khi tôi giúp đỡ
họ. Trong lúc thu dọn
đồ nghề, tôi nói với
bác hàng xóm : “Khi nào cần, bác cứ gọi tôi, đừng ngại.
Tôi khoan khoái
trở về nhà: vui vẻ
vì tội đã “tận tâm phục vụ”. Vào nhà, một ý nghĩa của vợ tôi đã
làm tan biến tất cả niềm vui nơi tôi: “Anh có chỉ cho
ông ấy chỗ máy hỏng
để lần sau ông ấy
biết mà tự sửa lấy không?’- “Không, anh không
nghĩ đến chuyện ấy. Trái lại, anh còn hài
lòng và sau
anh có dịp
trổ tài để ông ấy sẽ cảm phục về tài nghệ
và sự tận tâm của
anh nữa”.
*
* *
Con
cái đã ngủ. Tại bàn, chúng tôi cùng suy nghĩa về
thái độ của mình đối với người
khác.
Trước những người hàng xóm
và.... chính chúng tôi, chúng tôi đã được tiếng tốt
là “những người tận tâm phục vụ”. Cả
khu xóm ai cũng biết: người ta có thể gõ cửa
nhà chú Hai bất cứ lúc nào cũng sẽ được
tiếp đón nồng hậu. Đối với tôi, ở
sở làm cũng vậy: các bạn đồng nghiệp có
thể nhờ tôi bất cứ lúc nào.
Điều đó không phải xấu,
nhưng rất giới hạn và nguy hiểm. Thật vậy,
chúng tôi đã nhận thấy:
v
Chúng
tôi dễ mãn nguyện với những gì chúng tôi cho là đạo
đức.
v
Nhiều
khi chúng tôi làm nhưng thiếu thiện tâm. Chúng tôi làm
như những người “bác ái” để giữ vai trò
của mình và khỏi mất tiếng là những người
tốt.
v
Và
nhất là chúng tôi tìm công việc dễ làm nhất : cho kẻ
khác cái gì đó, đang khi Chúa đòi hỏi việc khó nhất:
giúp cho họ tư túc và hơn nữa, giúp họ hiến
thân cho những người khác.
Chỉ
cần vài phút suy nghĩ đủ để chúng tôi nhận
thấy thái độ ấy trong đời sống của
mình.
Nhà tôi thì cứ đi chợ giùm cho một
bà bệnh tật trong khu xóm. Nàng không thử nhờ các bà
hàng xóm thỉnh thoảng thay thế nàng một lần, hoặc
tốt hơn, mỗi bà thay phiên phục vụ một ngày.
Còn tôi thì thường làm bài thay cho con tôi,
thay vì giúp nó tự làm lấy.
Nhà tôi đôi khi đem biếu bà bạn
hàng xóm một ổ bánh ngọt. Nàng không bao giờ chịu
chỉ cho bà ấy cách làm bánh. Cũng vậy, nàng đan áo
len cho chúng tôi, nhưng chẳng chịu dạy cho cô con gái của
chúng tôi sử dụng máy đan len.
Cả hai chúng tôi chẳng bao giờ cần
sự giúp đỡ của bà con hàng xóm.
Ở sở làm, trong tuần này tôi vận
động xin ông giám đốc một chỗ làm cho anh bạn.
Tôi không chịu để anh bạn tự xin hoặc ít ra
cùng đi với tôi...
Đức
Giêsu Kitô đã không hành động như thế khi Ngài sống
giữa loài người.
Ở Cana, Ngài đã làm phép lạ cho nước
hóa thành rượu ngon, với sự cộng tác của các
người đầy tớ vất vả đổ
nước đầy các chum.
Với người phụ nữ Samaria,
Ngài đã mở đầu câu chuyện bằng lời xin
giúp đỡ : “Cô làm ơn cho tôi uống nước”.
Lúc hóa bánh ra nhiều, Ngài đã muốn cầu
đến sự dâng hiến khiêm tốn của một cậu
bé : vài con cá và banh.
Với ông Giakeu, Ngài đã xin trọ nhà...
Đức
Giêsu chỉ chọn lựa những
phương pháp của Cha Ngài.
Cha Ngài muốn chúng ta làm việc. Chính nhờ
lao động với Ngài, chúng ta hoàn thành công trình sáng tạo
vũ trụ, và nhờ đời sống gia đình, chúng
ta hoàn thành công trình sáng tạo nhân loại. Nếu Ngài hành
động một mình, công trình sẽ hoàn thành mỹ mãn
hơn, nhưng con người sẽ bị hạ giá.
Huyền nhiệm sáng tạo, Nhập thể
và Cứu chuộc của Đức Giêsu Kitô đòi hỏi
phải có sự đóng góp tự do của chúng ta để
kéo dài qua dòng thời gian. Thiên Chúa và chúng ta cùng nhau xây dựng
Nước Trời.
*
* *
Chúng
ta lấy làm xấu hổ khi lúc nào cũng cần người
khấc, và phấn khởi khi thấy người khác cần
đến mình. Chúng ta thường muốn giữ các bạn
mình trong tình trạng tự ti mặc cảm. Dù cho họ chấp
nhận tình trạng lệ thuộc mình, vì lười biếng
hoặc vì vô ý thức, chúng ta cũng không có quyền không
cho họ cơ hội và khả
năng để lớn lên.
Chúng
ta đừng là những người có của cải cúi
mình xuống trên những người không có, nhưng phải
là những người đến để chia sẻ
như những người bình đẳng với nhau.
Chúng ta đừng là những người
mà người ta luôn phải cần đến, nhưng là
những người đôi khi cũng cần đến những
người khác.
Chúng ta đừng là những người
không ngừng cho đi, nhưng là những người
hướng dẫn và tập luyện cho người khác
cũng biết cho đi.
Khi
cho đi cái gì, chúng ta làm giàu cho họ với cái ấy,
nhưng chúng ta vẫn để con người của họ
nghèo nàn như trước.
Khi giúp ai vượt qua chính mình, chúng ta cho
người ấy trở nên “người” hơn, có nhân phẩm
hơn, trở nên con người tự do và đại
lượng như ý Cha muốn.
Chúng ta không thể cho con người cái gì
tốt đẹp hơn, nếu không phải là cho họ
được trở nên “người” hơn.
Mỗi
lần chúng ta dẫn dắt một người trên con
đường hiến thân, dù bằng một cử chỉ
nhỏ mọn nhất trong đời sống hằng ngày,
đó là chúng ta dẫn dắt họ trên con đường
của Thiên Chúa. Chúng ta gặp được nỗ lực
cứu chuộc vĩ đại của Đức Giêsu
Kitô, để giải cứu con người khỏi ách nô
lệ tội lỗi và làm cho họ trở thành bạn hữu
của Ngài, trở thành cộng tác viên của Ngài trong
Nước Trời, trong Tình Yêu:
*
* *
Lạy
Chúa, chúng con đã có tập quán phục vụ người
khác.
Chúng con
là những thánh Bênađô của tất cả những
người chúng con cùng kề vai sát cánh.
Chúng con
biết những lời cần phải nói, những nụ
cười phải ban tặng, những cử chỉ phải
làm.
Chúng con
là những tôi tớ tốt, nhưng không bao giờ là những
“tôi tớ vô dụng”
Vì không ý
thức rằng tại chúng con, nên những người
khác cứ vẫn là những người bé nhỏ, còn chúng
con vẫn là những người lớn.
Họ vẫn
túng thiếu trong khi chúng con giàu có, và chúng con sẽ bị lấy
mất, nếu họ không còn cần đón chúng con.
*
* *
Lạy
Chúa,
Xin giúp
chúng con bớt tận tụy đi, nhưng không bớt yêu
thương.
Xin giúp
chúng con làm cho những người khác được lớn
lên, còn chúng con phải nhỏ lại.
Xin giúp
chúng con ít cho họ hơn, nhưng họ nhiều hơn.
Xin giúp
chúng con làm cho họ trở thành những người cứu
chuộc thay vì cứu chuộc họ.
Lúc
đó, lạy Chúa,
Chúng con
sẽ không phải là những ân nhân, không phải là những
người cha, nhưng là những người anh em của
mọi người.
***********************************************************************