MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: tiểu mục :: gương chứng nhân
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Tấm Lòng Cho Người Nghèo:những Kỷ Niệm Về Lm. Phêrô Tuần Nguyễn Cao Hiên (1922-2009)
Thứ Ba, Ngày 21 tháng 9-2010

        
Tấm lòng cho người nghèo: Sưu tập sơ khởi những kỷ niệm về LM. Phêrô Tuần Nguyễn Cao Hiên (1922-2009)
VietCatholic News (18 Sep 2010) 
TẤM LÒNG CHO NGƯỜI NGHÈO SƯU TẬP SƠ KHỞI
NHỮNG KỶ NIỆM VỀ LINH MỤC PHÊRÔ TUẦN NGUYỄN CAO HIÊN (1922-2009)

LỜI GIỚI THIỆU

LINH MỤC HẠT TRƯỞNG PHÚ YÊN

Gần ngày “giáp năm qua đời” của cha Phêrô Tuần Nguyễn Cao Hiên, tự nhiên nhớ lại hai câu thơ cổ:

“Đập cổ kính ra tìm lấy bóng,

Xếp tàn y lại để dành hơi”

Phải chăng ý câu thơ là nhằm để diển tả mối thâm tình da diết của hai kẻ yêu nhau, có lẽ là hai vợ chồng, một kẻ ở miền dương, một kẻ đã sang bên kia thế giới. Kẻ ở lại quá nhớ thương đến độ muốn “đập cổ kính để tìm lấy bóng” và chắt chiu xếp từng manh áo cũ lại để còn ngửi được mùi hương xưa (Xếp tàn y lại để dành hơi).

Cho dầu vậy, thì ở đây, bây giờ, vẫn có thể áp dụng cho những hồi ức, nhớ thương của bao nhiêu người dành cho cha cố Hiên trong dịp tưởng niệm 1 năm qua đời của ngài.

Quả thật, đối với cha Nguyễn Cao Hiên, không cần “đập cổ kính”, chúng ta vẫn tìm gặp được “bóng” ngài thấp thoáng trên vạn nẻo đường ngài đã đi qua trong cuộc đời mục tử mà biết bao anh chị em đã một lần gặp được ngài là một lần nhớ mãi không quên.

Đó là cái bóng thánh thiện và đạo đức, cái bóng của lòng tận tụy chăm sóc các linh hồn, cái bóng của trái tim nhạy cảm luôn sẵn sàng mở ra để đón nhận và yêu thương anh chị em, nhất là những người nghèo bơ vơ cùng khổ…Đó cũng là cái bóng của những giờ cầu nguyện sốt sắng miệt mài trước Thánh Thể, cái bóng của những nụ cười hồn nhiên, dí dỏm của huynh đệ sẻ chia, cái bóng của giản đơn, khó nghèo luôn bóc lột chính mình đến đói khát, trần trụi để cho kẻ khác có được một mảnh áo cũ, một chén cơm đơn…

Cái “bóng” người mục tử mà nếu có gọi là “Alter Christus” thì cũng chẳng phải là một điều “thậm xưng”, phải chăng đã hiển hiện trên bao nhiều cây số cuộc đời, để mỗi một không gian ngài có mặt thì đều ghi lại dấu ấn, để mỗi một thời gian ngài phục vụ thì đều mang theo những kỷ niệm khó phai.

Hôm nay, nhân ngày giỗ giáp một năm qua đời của ngài (19.9.2009-19.9.2010), chúng ta cùng thắp nén hương kính nhớ và cùng ngồi lại kể cho nhau nghe những mẫu chuyện về ngài, như một nghĩa cử của lòng tri ân hiếu thảo, và như một cơ hội để “ôn cố tri tân”.

Sau hết, tưởng nhớ đến ngài trong dịp kỷ niệm một năm qua đời, phải chăng để chúng ta càng xác tín hơn chính Lời Chúa dạy trong sách Khôn Ngoan để lại bắt đầu bước theo những dấu chân đẹp của “những người công chính”:

“Linh hồn người công chính ở trong tay Chúa và chẳng cực hình nào động tới được nữa….Chúa đã tinh luyện họ như người ta luyện vàng trong lò lửa, và đón nhận họ như của lễ toàn thiêu…” (Kn 3,1-9)

LM. Giuse Trương Đình Hiền

ĐÔI LỜI CỦA NHÓM SƯU TẬP

___________________________________________________________

Ngay từ lúc nghe tin Cha Phêrô Tuần Nguyễn Cao Hiên về với Chúa, đã có những người cầm bút viết về ngài. Một số người khác đã viết khi nghe các cha khuyến khích viết. Phần chúng tôi, cũng đã có ý định thực hiện sưu tập sơ khởi những bài chia sẻ ấy vào dịp giỗ 100 ngày. Thế nhưng hoàn cảnh chưa cho phép, mãi hôm nay mới thực hiện được.

Chắc hẳn mỗi tâm tình chân thành thốt lên trong tập mỏng này đều có một âm hưởng rất tốt trên mỗi người chúng ta. Dù còn ít ỏi nhưng cũng đã phần nào phác họa được chặng đường 45 năm cuối đời ngài, với những nhân đức anh hùng nổi bật.

Chúng tôi hy vọng tập mỏng này sẽ là một gợi hứng giúp có thêm nhiều người mạnh dạn viết về vị linh mục sáng ngời của chúng ta. Vâng, cần phải mạnh dạn viết lên. Có biết bao gương mù gương xấu được phơi bày và tô đậm trên sách báo, phim ảnh và cả trong cuộc sống, khiến lắm khi chúng ta phải thở dài ngao ngán. Tuy nhiên đức trông cậy dạy chúng ta không được cầu an chủ bại. Cần can đảm đứng về phía sự thánh thiện, đề cao sự thánh thiện và chạy đua trên con đường thánh thiện. Mỗi dòng chữ chúng ta viết về cha Phêrô tốt lành của chúng ta sẽ là một đòn chí tử đánh vào thần dữ để tôn vinh Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta và Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ thánh Ngài.

Ngay từ khi Cha Phêrô nằm xuống, đã có những anh chị em khấn nguyện với ngài. Nếu ai thấy mình đã nhận được ơn Chúa do sự chuyển cầu của Cha Phêrô cũng xin kể lại tường tận sự việc.

Xin Anh Chị Em giúp nhau, người nào viết lách dễ hơn thì ghi lại giúp người không quen viết. Nếu ai không quen viết và cũng chẳng tìm được người viết giúp thì gọi điện cho chúng tôi (Lm Võ Tá Khánh, 0935-424-449), chúng tôi sẽ tìm người có khả năng ở gần đến giúp.

Chúng con cũng ước mong Quí Cha và Quý Thầy Dòng Đồng Công đã từng chung sống với Cha Phêrô viết giúp về những giai đoạn trong Dòng. Chúng tôi cũng ước mong các chị em Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn, Dòng Thánh Phaolô, Dòng Con Đức Mẹ Trinh Vương, các thân nhân và đồng hương của Cha Phêrô viết cho chúng tôi những điều mà quý Chị và quý Vị biết được về cha Phêrô, từ ấu thời cho tới khi ngài thi hành tác vụ linh mục.

Các bài viết xin gởi cùng lúc về 3 điện chỉ email:

gopnhattho@yahoo.com, josdhien@yahoo.com,

paulchinh@yahoo.com.

Nếu là bài viết trên giấy, xin gởi về:

Lm Võ Tá Khánh, Tòa Giám Mục Qui Nhơn, 116 Trần Hưng Đạo, TP Qui Nhơn.

Chúng tôi cũng tha thiết ước mong bà con ngoài Công giáo, những ai đã có dịp tiếp xúc với Cha Phêrô và có những kỷ niệm đáng nhớ về ngài, xin vui lòng ghi lại giúp chúng tôi và gởi về theo các email số điện thoại và địa chỉ nói trên.

Ngoài ra, Cha Hạt Trưởng Phú Yên đã dành một tủ gương tại Trung Tâm Mục Vụ Anrê Phú Yên để lưu giữ những kỷ vật về Cha Phêrô. Anh chị em và bà con nào còn giữ được những thư từ và những mẩu giấy viết tay của ngài, những hình ảnh đáng nhớ về ngài, những bài giảng viết tay hoặc đánh máy, những bản hướng dẫn phụng vụ và những tư liệu khác in ronéo ngài đã làm… Xin vui lòng gởi về cha Cha Hạt Trưởng Phú Yên. Những tư liệu nào quý vị không thể cho luôn bản chính thì xin phép cho chúng tôi được sao chụp lại.

Sau cùng, do thời gian eo hẹp, thực hiện vội vã, trong tập này còn có nhiều sai sót. Xin quý độc giả giúp phát hiện và điều chỉnh.

Xin chân thành cám ơn tất cả mọi người.

Nguyện xin Thiên Chúa ban muôn phúc lành cho Anh Chị Em.

Qui Nhơn, ngày 03-9-2010

Thay lời nhóm sưu tầm,

Linh mục Gioan Phêrô Võ Tá Khánh

TIỂU SỬ: Cha PHÊRÔ-TUẦN NGUYỄN CAO HIÊN

___________________________________________

Sinh ngày: 05/02/1922

Nguyên quán: Tân Mỹ, Quỳnh Lang, Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình.
Cha: Đaminh Nguyễn Văn Thứ
Mẹ: Maria Nguyễn Thị Yên
1934 – 1937: Học Trường Tập, Trung Linh.
1937 – 1941: Tiểu Chủng Viện Ninh Cường.
1941 – 1943: Học Đại Chủng Viện Xuân Bích, Hà Nội.
1943 – 1944: Giúp Tiểu Chủng Viện Ninh Cường.
1945 – 1950: Học ĐCV Quần Phương, Bùi Chu.
16- 04- 1950: Thụ phong Linh Mục.
1950 – 1954: Phụ tá Trường Tập, Ninh Cường, Bùi Chu.
1954 – 1955: Linh hướng công binh Bùi Chu - Phát Diệm tại Nha Trang.
1955 – 1956: Văn phòng giám mục di cư tại Sài Gòn.
1956 – 1959: Giám đốc khu B Latinh (Tiểu Chủng Viện), Tân Phước, Sài Gòn.
1960 – 1963: Nhập Dòng Đồng Công, Thủ Đức, Sài Gòn.
1963 – 1964: Linh hướng Dòng Lasan tại Qui Nhơn.
1964 – 1966: Cha phó Chính Tòa, Qui Nhơn.
1966 – 1969: Linh hướng Tiểu Chủng Viện Qui Nhơn.
1969 – 1971: Cha sở Qui Hải, giáo phận Qui Nhơn.
1971 – 1997: Cha sở Tịnh Sơn, giáo phận Qui Nhơn.
8/1997 – 11/1997: Cha sở Mằng Lăng, GP.QN.
11/1997 – 4/1998: về lại giáo xứ Tịnh Sơn, GP.QN.
1998 – 2001: Cha sở Đồng Mỹ, giáo phận Qui Nhơn.
2001 – 2002: Hưu dưỡng tại nhà hưu Làng Sông QN.
2002 – 2005: Hưu dưỡng tại nhà hưu GP.QN.
2005 – 2007: Hưu dưỡng tại trụ sở Bùi Chu, Sài Gòn, và linh hướng các thầy thần học tại TGM Bùi Chu.
2007 – 2009: Hưu dưỡng tại Dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Thủ Đức.
19- 9- 2009: Qua đời tại Dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Thủ Đức, Tp. HCM. Lúc 19 giờ 15
1922-1934:

QUÊ HƯƠNG, GIA ĐÌNH VÀ GIA TỘC
_______________________________________________

Sinh ngày: 05/02/1922

Nguyên quán: Tân Mỹ, Quỳnh Lang, Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình.

Cha: Đaminh Nguyễn Văn Thứ

Mẹ: Maria Nguyễn Thị Yên

Phần này chưa có thông tin.

Nhóm sưu tập rất mong được quý thân nhân và bà con đồng hương của Cha Phêrô tiếp tay giúp đỡ: những tư liệu về gia đình, gia tộc, làng quê và giáo xứ cũng như những kỷ niệm về Cha Phêrô.

Xin liên lạc theo những chỉ dẫn ở đầu sách.

Chân thành cám ơn.

1934-1950:

ĐƯỜNG LÊN BÀN THÁNH

______________________________________________

1934 – 1937: Học Trường Tập, Trung Linh.
1937 – 1941: Tiểu Chủng Viện Ninh Cường.
1941 – 1943: Học Đại Chủng Viện Xuân Bích, Hà Nội.
1943 – 1944: Giúp Tiểu Chủng Viện Ninh Cường.
1945 – 1950: Học Đại Chủng Viện Quần Phương, Bùi Chu.
16- 04- 1950: Thụ phong Linh Mục.

Phần này chưa có thông tin.

Nhóm sưu tập rất mong được quý đồng môn của Cha Phêrô tiếp tay giúp đỡ: những tư liệu về Trường Tập và các Chủng Viện liên hệ trong giai đoạn này cũng như những kỷ niệm về Cha Phêrô.

Xin liên lạc theo những chỉ dẫn ở đầu sách.

Chân thành cám ơn.

1950-1954:

PHỤC VỤ TẠI BÙI CHU
______________________________________________

1950 – 1954: Phụ tá Trường Tập, Ninh Cường, Bùi Chu.

Phần này chưa có thông tin.

Nhóm sưu tập rất mong được quý cựu học sinh của Cha Phêrô tiếp tay giúp đỡ: những tư liệu về Trường Tập trong giai đoạn này cũng như những kỷ niệm về Cha Phêrô.

Xin liên lạc theo những chỉ dẫn ở đầu sách.

Chân thành cám ơn.

1954-1959: TỪ NHA TRANG ĐẾN SÀI GÒN
_______________________________________________

1954 – 1955: Linh hướng công binh Bùi Chu - Phát Diệm tại Nha Trang.
1955 – 1956: Văn phòng giám mục di cư tại Sài Gòn.
1956 – 1959: Giám đốc khu B Latinh (Tiểu Chủng Viện), Tân Phước, Sài Gòn.

Phần này chưa có thông tin.

Nhóm sưu tập rất mong được những vị đã biết Cha Phêrô trong giai đoạn này tiếp tay giúp đỡ, những tư liệu về những tổ chức liên quan trong giai đoạn này cũng như những kỷ niệm về Cha Phêrô.

Xin liên lạc theo những chỉ dẫn ở đầu sách.

Chân thành cám ơn.

1960-1963:

BƯỚC THEO ĐỨC MẸ ĐỒNG CÔNG CỨU CHUỘC
________________________________________________

1960 – 1963: Nhập Dòng Đồng Công, Thủ Đức, Sài Gòn.

Phần này chưa có thông tin.

Nhóm sưu tập rất mong được quý Cha, quý Thầy và quý Cựu tu sĩ Dòng Đồng Công đã biết Cha Phêrô trong giai đoạn này tiếp tay giúp đỡ: những tư liệu về Dòng trong giai đoạn này cũng như những kỷ niệm về Cha Phêrô.

Xin liên lạc theo những chỉ dẫn ở đầu sách.

Chân thành cám ơn.

1963-1964:

LINH HƯỚNG DÒNG LA SAN QUI NHƠN

_____________________________________________

1963 – 1964: Linh hướng Dòng Lasan tại Qui Nhơn.

Phần này chưa có thông tin. Nhóm sưu tập rất mong được quý Sư huynh La San và quý Cựu học sinh La San đã biết Cha Phêrô trong giai đoạn này tiếp tay giúp đỡ: những tư liệu về Trường La San Qui Nhơn trong giai đoạn này cũng như những kỷ niệm về Cha Phêrô.

Xin liên lạc theo những chỉ dẫn ở đầu sách.

Chân thành cám ơn.

1964-1966:

PHÓ XỨ CHÁNH TÒA QUI NHƠN
______________________________________________

1964 – 1966: Cha phó Chính Tòa, Qui Nhơn.

Phần này chưa có thông tin.

Nhóm sưu tập rất mong được quý Cha, quý Thầy, quý Nữ tu và Anh chị em Giáo dân đã biết Cha Phêrô trong giai đoạn này tiếp tay giúp đỡ. Xin liên lạc theo những chỉ dẫn ở đầu sách.

Chân thành cám ơn.

1966-1969:

LINH HƯỚNG TIỂU CHỦNG VIỆN QUI NHƠN
_________________________________________

Cha Phêrô Nguyễn Cao Hiên phục vụ tại Tiểu Chủng Viện Qui Nhơn từ 1965 đến 1969, dưới thời các cha Giám đốc: Philipphê Huỳnh Tòa (1965-1966), Trịnh Hoài Ân (1966-1967) và Phaolô Huỳnh Đông Các (1967-1974).

Các cha giáo sư cùng thời với cha Phêrô Nguyễn Cao Hiên: Phêrô Huỳnh Kim Lăng, Phaolô Nguyễn Thanh Bình, Đỗ Văn Diệp, Huỳnh Tấn Công, Nguyễn Trường Cửu, Hoàng Kym, Phạm Thanh, Hoàng Tự, Trương Phúc Tinh và Khổng Năng Bao.

Các thầy giúp chủng viện: Nguyễn Đình Sáng, Bạch Quang Cậy (1965-66), Nguyễn Cấp, Nguyễn Minh Lương (1965-1967), Nguyễn Hoàng Trí, Lê Tân Tiến (1966-1967), Hoàng Đức Minh, Nguyễn Văn Kính, Nguyễn Ngọc Tước (1967-68), Nguyễn Trung Tấn, Võ Đình Sen, Võ Đình Hoa (1968-1969), Nguyễn Công Sanh, Đặng Son (1969-1970).

Niên khóa 1965-66 có 131 tiểu chủng sinh: Qui Nhơn và 65 chủng sinh Đà Nẵng. Niên khóa 1969-1970, tổng số tiểu chủng sinh là 194.

TRONG HỒI ỨC CỦA TÔI
____________________________________________________

Cát Giang.

Giáo phận Quy Nhơn kính báo

LM Phêrô Tuần Nguyễn Cao Hiên

đã được Chúa gọi về lúc 19:30 ngày 19/9/2009

sau hơn 3 tháng ngã bệnh ung thư.

Cha Phêrô là một linh mục gương mẫu,
là chứng nhân đời sống khó nghèo bác ái huynh đệ

và niềm vui trong sứ mạng phục vụ tha nhân.

Giáo phận Quy Nhơn

Vâng, cha Phêrô Tuần Nguyễn Cao Hiên là một linh mục gương mẫu, là chứng nhân đời sống khó nghèo bác ái huynh đệ. Đó là những điều không cần bàn cải.

Với chúng tôi, những học trò cũ của ngài, mỗi khi có dịp ngồi lại với nhau, thì dù nêu ra bất cứ chuyện gì đều luôn có người bàn cãi phải trái này nọ nhưng hễ khi nào nhắc tới cha Phêrô thì tất cả đều công nhận rằng đời ngài quả là một tấm gương sáng, hơn thế nữa, ngài là một vị thánh.

Chúng tôi thật có phước khi được ngài làm cha linh hướng suốt mấy năm Tiểu chủng viện. Sống gần một vị thánh, tâm hồn ta cũng được lây cái sự thánh. Giọng giáo huấn ấm áp của ngài từng sáng, từng trưa, từng chiều tối vang lên như dòng nước trong, gội rửa tâm hồn mỗi người.

Chúng tôi được học biết rằng khi chọn đời chủng sinh là chọn con đường theo Chúa với một tâm hồn quảng đại và một trái tim trong sạch.

Chúng tôi được học biết rằng theo Chúa là phải biết từ bỏ mọi sự, từ bỏ chẳng những các tính hư tật xấu mà còn bỏ cả những khuyết điểm vì “nóng thì nóng hẳn, lạnh thì lạnh hẳn, ương ương dở dở Ta mửa ngươi ra” (Kh 3,16).

Chúng tôi được học để biết rằng linh mục là một “nghề ” cao quý, nghề chăn dắt linh hồn và rằng làm nghề mà không biết nghề là một điều bỉ ổi …

Linh mục là một Alter Christus.

Và cứ thế từng ngày, mỗi người qua sự dẫn dắt của ngài trở nên tốt hơn, biết nhìn mọi sự qua con mắt đức tin, biết hy sinh, cầu nguyện …

Còn nhớ khi mới bước chân vào chủng viện, cái tật xấu quay cóp bài làm ở ngoài được đưa luôn vào trường. Cả lớp mỗi khi trả bài đều bắt gặp cảnh quay ngang liếc dọc. Thế mà với sự dạy bảo của ngài thì đến kỳ tết năm ấy, qua hai Tam cá nguyệt (một niên học thời ấy chia làm 3 Tam cá nguyệt), mỗi chúng tôi khi làm bài cho dù không người coi ngó đều thực hiện cách trung thực

Mà chúng tôi nghe lời ngài dạy, chân thành bày tỏ mọi chuyện với ngài không phải chỉ vì lời giáo huấn mà hơn thế, vì chính cuộc sống thánh thiện, vì tấm gương đạo đức của ngài. Chỉ cần gặp ngài, nói chuyện với ngài là ta cảm thấy hương thánh thiện tỏa lan. Cái đạo đức của ngài được đặt trên nền tảng kết hợp cùng Chúa trong mọi sự, luôn phó thác và vui sống bình an.

Với tha nhân ngài đầy quảng đại. Còn nhớ tài sản đáng giá nhất của ngài thuở đó là bộ loa, nhưng vì cần cảm hóa một thanh niên nghiện xì ke ở phố về niềm tin vào con người nên khi anh ta hỏi mượn để mừng sinh nhật ngài đã không ngần ngại đưa cho, dù biết thế là nguy hiểm. Và quả thật hắn ta đã phụ lòng tin của ngài khi bán mất món đồ ấy, trở về ngài chỉ nói với chúng tôi là hãy cùng cầu nguyện cho anh ta.

Cũng là linh hướng cho một trại tù nên thỉnh thoảng, để giáo dục các chú biết quan tâm đến tha nhân, ngài lại yêu cầu chúng tôi giặt sạch quần áo dư để làm quà cho các tù nhân. Việc tuy nhỏ nhưng sức giáo huấn cao.

Còn nhớ vào một buổi sáng đang lúc ngài dạy giáo lý cho lớp chúng tôi ở tầng trệt, một bà lão ăn xin không hiểu sao đi lọt được vào chủng viện. Đứng phía ngoài thềm, bà già vừa đưa chiếc nón rách ra thì cha giám đốc từ đàng xa đã bước tới la lên:

- Bà kia ! Ai cho bà vào đây ! Đi ra ngoài ngay !

Bà lão chưa kịp phản ứng gì thì cha Hiên đã bước ra giọng đầy nhỏ nhẹ:

- Mời bác bước ra ngoài vì đây là nhà tu.

Rồi như để sửa cái lỗi nóng tính có thể làm gương xấu, trước chúng tôi ngài đã thẳng thắn nói với cha giám đốc:

- Cha nên trách người gác cổng chứ đừng nên trách bà già.

Khi ra làm cha sở giáo xứ Tịnh Sơn, một giáo xứ miền núi, đời sống của ngài cũng được mọi người thán phục. Ngài không giữ một cái gì cho riêng mình. Trong nhà, từ lon gạo cho đến vật dụng, giáo dân hoặc bất kỳ ai cần đến thì ngài cũng sẵn sàng cho đi. Phòng ở rất đơn sơ chỉ gồm một chiếc giường gỗ và một cái bàn nhỏ để làm việc. Tin tưởng nơi tình thương của ngài nên thỉnh thoảng trước sân nhà thờ một vài đứa bé sơ sinh đã được bỏ lại, mặc cho ngài lo toan …

Sau ngày giải phóng, cuộc sống khó khăn, một mình ngài trong nhà xứ lo toan mọi chuyện. Bữa cơm chỉ là ít con cá khô, chén nước mắm … tự nấu. Giáo dân có cho gì thì ngài lại đem cho những người túng thiếu … Nhưng lúc nào gặp ngài là ta lại gặp nụ cười ấm áp hiền hòa.

Cuộc đời của ngài đúng là được dành để cho đi, để được sống trọn vẹn cho Chúa. Với thiên chức linh mục, suốt đời ngài đã tận tụy phục vụ tha nhân.

Xin được thắp một nén hương để tỏ lòng kính nhớ cha Phêrô Tuần Nguyễn Cao Hiên.

Cát Giang.

PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN CỦA CHA LINH HƯỚNG

____________________________________________

Kính nhớ Cha Linh hướng Phêrô Tuần Nguyễn Cao Hiên

Pet. Nguyễn Bình Thuận

Hồi còn ở TCV, làm chú nhỏ, hai việc trong tuần đáng lo và hồi hộp nhất là xưng tội và gặp Linh hướng. Xưng tội hàng tuần thì không biết tội gì mà xưng nữa. Còn gặp Linh hướng phải đem nhật ký lên trình, nhưng khổ nỗi nhật ký trắng trơn không biết viết gì vào đấy.

Có một lần vào sáng Thứ Tư, như thường lệ tới phiên gặp Linh hướng, để đối phó tôi nguệch ngoạc liệt kê vài việc vào quyển nhật ký lên trình Ngài. Sau khi xem qua mấy trang nhật ký của tôi, Ngài lắc đầu: “Đi tu mà như thế này thì về quách cho rồi!” Tôi giật thót cả người và sợ lắm (sợ bị đuổi). Sau một hồi yên lặng, Ngài dịu giọng: “Nhưng vẫn chưa muộn đâu”. Quả thật vẫn chưa muộn, Ngài an ủi và tập cho tôi làm việc thiêng liêng. Ngài bảo tôi sau mỗi giờ học (lúc giải trí 15 phút) thì lên nhà nguyện viếng Chúa, cầu nguyện, thưa chuyện với Chúa và dâng những khó khăn lên Chúa. Việc viếng Chúa sau thành thói quen và hiệu quả là giúp tôi gần Chúa hơn, tăng thêm lòng sốt mến và cảm thấy bình an. Dần dần những trang nhật ký từng ngày là những xét mình, quyết tâm sửa đổi, những việc lành thực hiện một cách đơn sơ và khiêm tốn. Tôi cảm nhận Ngài muốn uốn nắn các chủng sinh tương lai sẽ là những Linh mục thánh thiện, kết hiệp mật thiết với Chúa, mỗi ngày càng trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô hơn.

40 năm sau tôi có dịp mời Cha Bản[1] đến nhà dùng cơm, anh em gặp nhau mừng lắm. Trong lúc tâm sự Ngài khiêm nhường thố lộ: “Em có một thói quen là mỗi khi có vấn đề khó giải quyết thì khi viếng Chúa. Em trình bày với Chúa, xin Ngài giúp đỡ, phó dâng hết cho Chúa và vâng theo sự hướng dẫn của Ngài. Thật là tuyệt vời, mọi sự đều êm xuôi.”

Viếng Chúa chính là bài học quý giá mà Cha Linh Hướng đã dùng để huấn luyện anh em chúng tôi, bài học không bao giờ bị lỗi thời.

Pet. Nguyễn Bình Thuận

*HỒI ỨC VỀ CHA PHÊRÔ TUẦN NGUYỄN CAO HIÊN

Linh mục Antôn Nguyễn huy Điệp

Hồi tưởng về Cha Phêrô, là nhớ về hình ảnh một người cha thánh thiện, lạc quan và độ lượng. Bây giờ nghĩ lại, tôi chợt nhận ra mình có rất nhiều ấn tượng về Ngài, nhưng ấn tượng nhất là Ngài đã hiện diện bên tôi ở những khúc quanh quan trọng trên hành trình Ơn gọi Linh mục.

Khởi đầu hành trình “đi tu”, tôi đã gặp Ngài. Năm 1967, tôi vào Chủng viện Qui Nhơn, thì lúc đó Ngài đang là cha giáo và linh hướng cho các chú nhỏ. Cảm tưởng đầu tiên khi tôi tiếp xúc với Ngài: Đây là một Cha linh hướng nghiêm trang và đạo đức. Dáng vẻ bên ngoài của Ngài trông giống như một cha dòng thì đúng hơn: Tóc hớt cao, áo dòng giản dị, thái độ khiêm tốn, hiền từ, như toát ra từ một cuộc sống đan tu. Tôi bỗng muốn được đạo đức như Ngài.

Trong công việc linh hướng, Ngài rất nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ từng chú: các chú gặp linh hướng mỗi tháng một lần, phải viết nhật ký thiêng liêng mỗi ngày và đưa cho Ngài coi. Quả thật, nhờ hai thói quen này, tôi đã có được một đời sống thiêng liêng khá tốt, còn ảnh hưởng đến cuộc sống linh mục của tôi cho đến bây giờ.

Cứ đến thứ bảy cuối tuần, tôi hay đến bên Ngài để xem Ngài chuẩn bị chiếc xe kéo bằng gỗ có 2 bánh xe đạp hai bên, móc vào chiếc xe gắn máy cũ hiệu Bridgeston. Ngài đã xin lương thực và quần áo cũ, rồi mỗi tuần, chở đến Trung tâm cải huấn ở Ghềnh Ráng, giúp cho những tù nhân gặp khó khăn. Cuộc sống của Ngài đã ảnh hưởng rất mạnh trên cuộc đời tu của tôi.

Khúc cuối con đường tiến đến chức Linh mục của tôi thật nhiều kịch tính, Ngài cũng hiện diện bên tôi. Năm 1992, tôi đi làm thày xứ Đông Mỹ, giúp Cha sở Phêrô Nguyễn Cấp, và chính tại đây tôi đã được nhập hộ khẩu. Năm 1996, tôi ra Tuy Hòa giúp Cha Hạt trưởng FX.Nguyễn Xuân văn, thay cho thày Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản đi Pháp du học. Năm 1998, Cha Phêrô Hiên từ Tịnh Sơn “xuống núi” làm cha sở Đông Mỹ. Vì Ngài tuổi cao sức yếu, Đức Cha muốn Ngài về gần thành phố cho tiện việc bồi dưỡng sức khỏe. Phần tôi, Đức Cha cũng bảo trở lại nhiệm sở cũ giúp cha già. Trên một chuyến xe Lam cũ kỹ, tôi dọn đồ trở về Đông Mỹ trong một tâm trạng nặng trĩu vì tương lai Ơn gọi vẫn còn mờ mịt. Lại một lần nữa, tôi vừa gặp không may trong đợt xin phong chức Linh mục cùng với Cha Tuấn. Tuổi đã mỗi ngày một lớn, cuộc sống chưa ổn định, chức Linh mục thì xa vời vợi… Về Đông Mỹ đã mấy ngày rồi mà tôi vẫn chưa buồn mở đồ đạc ra sắp xếp.

Tôi còn nhớ hầu như mỗi ngày, Cha già qua phòng tôi ngồi chơi, hỏi han động viên tôi, gợi ý sắm thêm những tiện nghi trong phòng tôi. Khuôn mặt và giọng nói của Ngài lúc nào cũng tươi vui và lạc quan. Tôi cảm thấy được thông cảm và an ủi rất nhiều. Ngài nhấn giọng đầy tin tưởng: Chúa đã gọi thì Chúa có cách của Ngài. Qua Ngài, tôi thấy như Chúa đang hiện diện.

Bên Ngài, tôi đã không phải chờ đợi lâu hơn. Khoảng hai tuần sau, Đức Cha Phaolô đã gọi tôi về Qui Nhơn cấm phòng chịu chức. Sau đó, Cha Phêrô đã tổ chức Lễ Tạ Ơn cho tôi thật long trọng tại Đông Mỹ. Nhưng tôi không có dịp sống thêm với Ngài nữa, tôi lại rời Đông Mỹ ra Tuy Hòa làm cha phó giúp Cha FX Nguyễn Xuân Văn, lúc này cũng đã đau bệnh…

Chỉ cần những thời điểm quan trọng trong cuộc đời có sự hiện diện của Cha già, tôi thấy như Ngài đã và đang vẫn còn bên tôi, bây giờ và cả về sau, vẫn tiếp tục ảnh hưởng lớn lao cho cuộc đời và sứ vụ Linh mục của tôi.

Đồng Tre ngày 12.09.2010

Linh mục Antôn Nguyễn huy Điệp

Chánh xứ Đồng Tre

1969-1971: CHA SỞ QUI HẢI

Hạt Phú Yên

*

HỒI ỨC VỀ CHA PHÊRÔ TUẦN NGUYỄN CAO HIÊN

Linh mục Antôn Nguyễn huy Điệp

Hồi tưởng về Cha Phêrô, là nhớ về hình ảnh một người cha thánh thiện, lạc quan và độ lượng. Bây giờ nghĩ lại, tôi chợt nhận ra mình có rất nhiều ấn tượng về Ngài, nhưng ấn tượng nhất là Ngài đã hiện diện bên tôi ở những khúc quanh quan trọng trên hành trình Ơn gọi Linh mục.

Khởi đầu hành trình “đi tu”, tôi đã gặp Ngài. Năm 1967, tôi vào Chủng viện Qui Nhơn, thì lúc đó Ngài đang là cha giáo và linh hướng cho các chú nhỏ. Cảm tưởng đầu tiên khi tôi tiếp xúc với Ngài: Đây là một Cha linh hướng nghiêm trang và đạo đức. Dáng vẻ bên ngoài của Ngài trông giống như một cha dòng thì đúng hơn: Tóc hớt cao, áo dòng giản dị, thái độ khiêm tốn, hiền từ, như toát ra từ một cuộc sống đan tu. Tôi bỗng muốn được đạo đức như Ngài.

Trong công việc linh hướng, Ngài rất nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ từng chú: các chú gặp linh hướng mỗi tháng một lần, phải viết nhật ký thiêng liêng mỗi ngày và đưa cho Ngài coi. Quả thật, nhờ hai thói quen này, tôi đã có được một đời sống thiêng liêng khá tốt, còn ảnh hưởng đến cuộc sống linh mục của tôi cho đến bây giờ.

Cứ đến thứ bảy cuối tuần, tôi hay đến bên Ngài để xem Ngài chuẩn bị chiếc xe kéo bằng gỗ có 2 bánh xe đạp hai bên, móc vào chiếc xe gắn máy cũ hiệu Bridgeston. Ngài đã xin lương thực và quần áo cũ, rồi mỗi tuần, chở đến Trung tâm cải huấn ở Ghềnh Ráng, giúp cho những tù nhân gặp khó khăn. Cuộc sống của Ngài đã ảnh hưởng rất mạnh trên cuộc đời tu của tôi.

Khúc cuối con đường tiến đến chức Linh mục của tôi thật nhiều kịch tính, Ngài cũng hiện diện bên tôi. Năm 1992, tôi đi làm thày xứ Đông Mỹ, giúp Cha sở Phêrô Nguyễn Cấp, và chính tại đây tôi đã được nhập hộ khẩu. Năm 1996, tôi ra Tuy Hòa giúp Cha Hạt trưởng FX.Nguyễn Xuân văn, thay cho thày Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản đi Pháp du học. Năm 1998, Cha Phêrô Hiên từ Tịnh Sơn “xuống núi” làm cha sở Đông Mỹ. Vì Ngài tuổi cao sức yếu, Đức Cha muốn Ngài về gần thành phố cho tiện việc bồi dưỡng sức khỏe. Phần tôi, Đức Cha cũng bảo trở lại nhiệm sở cũ giúp cha già. Trên một chuyến xe Lam cũ kỹ, tôi dọn đồ trở về Đông Mỹ trong một tâm trạng nặng trĩu vì tương lai Ơn gọi vẫn còn mờ mịt. Lại một lần nữa, tôi vừa gặp không may trong đợt xin phong chức Linh mục cùng với Cha Tuấn. Tuổi đã mỗi ngày một lớn, cuộc sống chưa ổn định, chức Linh mục thì xa vời vợi… Về Đông Mỹ đã mấy ngày rồi mà tôi vẫn chưa buồn mở đồ đạc ra sắp xếp.

Tôi còn nhớ hầu như mỗi ngày, Cha già qua phòng tôi ngồi chơi, hỏi han động viên tôi, gợi ý sắm thêm những tiện nghi trong phòng tôi. Khuôn mặt và giọng nói của Ngài lúc nào cũng tươi vui và lạc quan. Tôi cảm thấy được thông cảm và an ủi rất nhiều. Ngài nhấn giọng đầy tin tưởng: Chúa đã gọi thì Chúa có cách của Ngài. Qua Ngài, tôi thấy như Chúa đang hiện diện.

Bên Ngài, tôi đã không phải chờ đợi lâu hơn. Khoảng hai tuần sau, Đức Cha Phaolô đã gọi tôi về Qui Nhơn cấm phòng chịu chức. Sau đó, Cha Phêrô đã tổ chức Lễ Tạ Ơn cho tôi thật long trọng tại Đông Mỹ. Nhưng tôi không có dịp sống thêm với Ngài nữa, tôi lại rời Đông Mỹ ra Tuy Hòa làm cha phó giúp Cha FX Nguyễn Xuân Văn, lúc này cũng đã đau bệnh…

Chỉ cần những thời điểm quan trọng trong cuộc đời có sự hiện diện của Cha già, tôi thấy như Ngài đã và đang vẫn còn bên tôi, bây giờ và cả về sau, vẫn tiếp tục ảnh hưởng lớn lao cho cuộc đời và sứ vụ Linh mục của tôi.

Đồng Tre ngày 12.09.2010

Linh mục Antôn Nguyễn huy Điệp

Chánh xứ Đồng Tre

1969-1971: CHA SỞ QUI HẢI

_________________________________________

NHỮNG ĐIỀU DỄ NHỚ MÀ KHÓ QUÊN VỀ CHA PHÊRÔ NGUYỄN CAO HIÊN

Louis Nguyễn Đình Luyện

Linh Mục Phêrô Nguyễn Cao Hiên, đã từng làm Cha Sở Giáo xứ Qui Hải, Qui Nhơn trong những năm 1970 – 1971.

Năm 1971, Cha đã “tình nguyện” đi làm Cha Sở Giáo xứ Tịnh Sơn, Phú Yên. - Khi đó Tịnh Sơn là một giáo xứ miền núi, đường đi lại rất khó khăn vì chiến tranh, muốn đến hay rời Tịnh Sơn, phải đi nhờ trực thăng của Quân đội!

Tôi là một, trong số giáo dân của Giáo sở Qui Hải ngay từ khi mới thành lập- năm 1967 – cho đến ngày được sáp nhập vào Giáo xứ Qui Hiệp năm 1979.

Cha sở đầu tiên của Qui Hải là Cha Phêrô Nguyễn Hữu Sanh, 1967-1970.

Cha Phêrô Nguyễn Cao Hiên là cha sở thứ hai, 1970-1971.

Dù chỉ có 2 năm làm Cha Sở của tôi, nhưng Ngài đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắt của một vị Linh mục về đời sống: Khiết tịnh, Đạo đức, Khó nghèo, Hy sinh, Khiêm nhường, luôn Phục vụ với lòng yêu thương:

- Cha không bao giờ tiếp nữ giới riêng tư tại phòng Cha ở.

- Đặc biệt, Cha rất tôn sùng, yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể và Đức Maria: Mỗi khi có việc cần gặp Ngài, nếu không thấy Ngài ở nhà, thì vào nhà thờ, nhất định sẽ gặp Ngài ở đó với tràng chuỗi Môi Khôi trên tay. Ngay cả khi Ngài về nhà Hưu dưỡng cũng vậy. Mỗi khi đến thăm Ngài, hay có việc, thì thường gặp Ngài trong nhà nguyện hơn là tại phòng Ngài. Ngài khuyến khích tôi yêu mến Thánh Thể bằng cách tặng cho tôi 4 cuốn “Suy niệm Lời Chúa trước Thánh Thể”.

- Cha Sở Cao Hiên của tôi, sống thật đơn giản, khó nghèo, không dùng cao lương mỹ vị, mà thường là “gạo lứt, muối mè”.

- Ngài ít khi, và hầu như không nhận “bỗng lễ”. Ngài thường nói: Tôi sẽ dâng lễ cầu nguyện theo ý anh chị. Anh chị hãy đem về, và nếu được, xin hãy giúp cho người nghèo khổ túng thiếu nhé!

- Từ ánh mắt, lời nói, cử chỉ, việc làm của Ngài luôn toát ra sự khiêm nhường sâu xa, thật lòng. Nhờ thế, mà bất cứ lúc nào Ngài cũng thư thái với nụ cười trên môi. Ngài đã khiêm nhường và khéo léo từ chối việc làm bữa tiệc tiễn đưa Ngài đi Tịnh Sơn như thường lệ...

- Ngài rất có lòng thương những người gặp hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ, lao tù: Ngài tìm xin tiền bạc, quần áo, lương thực khô, đồ hộp...(sắm cái xe đẩy nhỏ) và rủ tôi đẩy xe chở đồ đi thăm các thương binh ở bệnh viện Quân y, hay Lao xá Qui nhơn.

- Ngài hay nhận thư của gia đình, giúp mang vào cho các tù nhân, rồi nhận thư của họ về cho gia đình. Vì việc nhận và gửi thư của phạm nhân không phải dễ dàng- theo qui định của nhà tù.

- Thỉnh thoảng Ngài còn cố gắng xin phép được làm lễ tại Quân y viện hoặc nhà tù, nhất là vào dịp Lễ Phục Sinh và Giáng Sinh.

Đó là những hình ảnh rất thực về Cha Hiên, mà suốt 40 năm qua, biết bao điều đã biến đổi, đã bị xóa quên trong tôi...Thế mà, đối với Ngài, cho đến hôm nay, dù Ngài đã ra đi, đã vĩnh viễn xa tôi trên cõi đời này, nhưng những hình ảnh tốt đẹp, những nhân đức sáng ngời của Ngài, vẫn còn tồn tại và sống mãi trong tâm trí tôi. Tôi luôn kính trọng và mến phục Ngài.

Bởi thế, cách đây hơn một năm, (tháng 9.2009) khi tôi nằm trên giường bệnh ở Bệnh viện Qui nhơn, nghe tin Cha Phêrô Nguyễn Cao Hiên đã qua đời ở Thủ Đức (Tại Dòng Đồng Công), tôi vừa buồn, mà cũng vừa vui. Buồn, vì mất đi một người Cha, một mẫu gương tuyệt vời cho đời sống đạo của tôi. Vui, vì từ nay tôi có được Ngài là người cầu bầu cho cho tôi. Nghĩ như thế, nên vừa cầu xin Chúa thứ tha lỗi lầm cho Ngài khi còn sống, vừa xin Ngài phù hộ độ trì cho tôi.

Viết những dòng này, như nén hương lòng, như một đóa hoa tươi dâng lên, để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn Ngài.

Nguyện xin Chúa thương xót Cha Phêrô Nguyễn Cao Hiên của chúng con. Amen

Louis Nguyễn Đình Luyện

1971-1998 CHA SỞ TỊNH SƠN

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Thứ Ba 28-9, Thánh Wenceslaus, (907? - 929) (9/28/2010)
Thứ Hai 27-9, Thánh Vinh-sơn Phao-lô, (1580?-1660) (9/27/2010)
Thứ Bẩy 25-9, Thánh Elzear Và Chân Phước Delphina (9/25/2010)
Thứ Năm 23-9, Thánh Piô Ở Pietrelcina (1887-1968) (9/23/2010)
Đức Hồng Y John Henry Newman (9/23/2010)
Tin/Bài cùng ngày
Thánh Anrê Kim, Phaolô Chung Và Các Bạn Tử Đạo Đại Hàn (9/21/2010)
Tin/Bài khác
Lẽ Sống, 20 Tháng Chín, Bởi Vì Tôi Rất Yêu Mến Bà! (9/20/2010)
Nhớ Về Một Người Cha, Đức Cố Hồng Y Fx. Nguyễn Văn Thuận (9/20/2010)
Chúa Nhật 19-9, Thánh Januarius, (c. 305?) (9/19/2010)
20-9: Thánh Anrê Kim, Phaolô Chung Và Các Bạn Tử Đạo Đại Hàn (9/19/2010)
Thánh Ignatio Loyola, Linh Mục Lập Dòng Tên. (9/18/2010)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768