MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Đức Giêsu Kitô Hẹn Gặp Tôi ---- Yêu Người Hôm Nay Nghĩa Là Gì?
Thứ Tư, Ngày 8 tháng 9-2010

Đc Giêsu Kitô Hn Gp Tôi

Bản dịch cuốn JESUS – CHRIST M’A DONNE RENDEZ- VOUS của MICHEL . QUOIST

           

1.     YÊU NGƯỜI HÔM NAY NGHĨA LÀ GÌ?

Từ đoạn Tin Mừng theo Thánh Mattheo về cuộc thẩm phán cuối cùng, chúng ta cùng nhau suy nghĩ bổn phẩn yêu người một cách cụ thể và cách thức yêu người hôm nay.

Một tháng nay, chúng ta đã chọn đoạn Tin Mừng này để suy niệm riêng. Hôm nay, mỗi người chúng ta đóng góp những gì mình đã khám phá được. Thực ra, chúng ta nhận thấy : mặc dù đã dấn thân nhưng có nhiều người trong chúng ta còn có một quan niệm rất hẹp hòi về đức bác ái: Quan tâm thực sự đến người khác; lo đến mối quan hệ giữa người với người, tận tình giúp đỡ người khác. Những chiều kích xã hội của đức bác ái, của yêu người ít được hiểu theo ánh sáng đức tin, trong những tổ chức, những phong trào.

Hôm nay, chúng ta cố gắng lắng nghe: Đức Giêsu Kitô nhắc lại cho chúng ta  giới răn yêu thương vô điều kiện của Ngài.

*                  Hãy yêu thương anh em mình: một đòi hỏi tuyệt đối của Kitô giáo. “Thưa thầy, giới răn nào lớn nhất ?...” Bạn hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa của bạn… Đó là giới răn lớn nhất và là giới răn thứ nhất. Đây là giới răn thứ hai cũng giống như giới răn thứ nhất : Bạn hãy yêu thương anh em như chính mình bạn (Mt 22, 36-40). Đây là giới răn của Ta : các con hãy yêu thương nhau, như Ta đã yêu thương các con (Ga 15, 12). Đây không phải là một huấn dụ, nhưng là một giới răn.

*                   Yêu thương anh em là một trắc nghiệm không thể chối cãi được của tình yêu đối với Thiên Chúa. “ Nếu ai nói tôi yêu mến Thiên Chúa và lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối. Vì không yêu thương người anh em mình thấy trước măt, tất không thể yêu mến Thiên Chúa mình không thấy” (1 Ga 4,20)

*                  Yêu thương anh em, không phải là yêu thương theo tình cảm, bởi vì Đức Kitô đòi hỏi ta yêu thương cả kẻ thù (Mt 5,44). Yêu thương anh em là muốn điều tốt đích thực cho anh em và làm mọi cách để cùng với anh em đạt được điều tốt ấy. Công việc này đòi hỏi phải hoàn toàn quên mình. “ Đây là bằng chứng để chúng ta biết được lòng mến : Đức Giêsu đã thí mạng vì chúng ta. Cũng vậy, chúng ta phải thí mạng vì anh em. Các con thơ bé, chúng ta đừng yêu mến bằng lời nói, bằng đầu lưỡi nhưng bằng việc làm thực tình. Đó là bằng chứng chúng ta sẽ biết được là chúng ta thuộc về sự thật” (1 Ga 3, 16-19)

*                  Yêu thương anh em, không phải là lúc nào cũng làm vui lòng họ, cũng không phải là tìm cách để họ yêu thương mình. Trái lại, yêu thương anh em là dám làm cho họ phải đau khổ nếu cần, để mưu ích cho họ. Do đó, yêu thương có khi là phải tranh đấu chống lại họ, cá nhân hay tập thể.

*                  Chúng ta sẽ bị phán xét về tình yêu cụ thể này, tình yêu được diễn tả qua hành động, qua sự hiến thân cho kẻ khach và ngay cả sự hiểu lầm, sự bắt bớ nữa. Bạn hãy đọc lại chương 25, 31-46 của thánh Mattheo để thấy Đức Kitô đã diễn tả cuộc thẩm phán cuối cùng như thế nào: “…Ta đói, cac con đã cho Ta ăn, Ta khát, Ta không có nhà để ở, không áo mặc, Ta ốm đau, ở  tù… Ta bảo các con, những gì các con đã làm cho một người trong các anh em bé nhỏ của Ta, là các con đã làm cho chính Ta”.

*                  Cho người đói ăn, hôm nay nghĩa là gì? Là mời bà cụ ở cạnh nhà dùng cơm trưa với mình; là đi thu lượm các đồ phế thải cho các nước chậm tiến? Phải, cho người đói ăn là như thế. Nhưng có lẽ còn phải hơn thế nữa, là tranh đấu trong các cơ quan (từ nghiệp đoàn đến các đảng phải chính trị qua các nhóm hoạt động vừa khả năng của mình) để đòi hỏi có một mức sống tối thiểu, một nghề nghiệp thích hợp, đòi hỏi có công ăn việc làm cho mỗi người, tiền trợ cấp cho những người thất nghiệp, quỹ tiền thưởng, nhà hưu dưỡng cho những người già, hướng dẫn nghề nghiệp…

*                  Bởi vì không phải chỉ có người nghèo đói thể xác, còn có nghèo đói tinh thần nữa: cho người đói ăn hôm nay còn là đấu tranh cho mọi người được học hành, cho công nhân được trả trước lương bổng, cho các sinh viên có nơi cư trú và còn nữa… cho chương trình giảng dạy được sắp xếp cân đối, chocasc ban điều hành lớp học…

*                  Tiếp đón người không nhà ở là mở cửa cho người khác vào nhà mình, nhưng còn đấu tranh để đòi có một chính sách về nhà ở cho những người nghèo đói nhất, có việc cho thuê mướn nhà ở thực sự… Tiếp đón người không nhà ở còn là dấn thân trong các nghiệp đoàn cư trú, quan tâm đến vấn đề tiêu khiển, giải trí của giới trẻ ở các khu chung cư mới….

*                  Thăm nuôi bệnh nhân, là đem quà bánh hoa quả đến cho người hàng xóm đang nằm bệnh viện; nhưng còn là đấu tranh cho vấn đề an toàn xã hội được hiệu quả tốt hơn, cho vấn đề nhân đạo trong các bệnh viện, cho việc tổ chức nghề nghiệp của các cô y tá…

*                  Giúp đỡ tù nhân là tổ chức thăm nuôi ở các nhà tù; nhưng còn đòi hỏi một chế độ giam cầm có tính cách giáo hóa, có nơi tiếp nhận những tù nhân được phóng thích. Giúp đỡ tù nhân còn là đấu tranh để trong mỗi thành phố, ở mọi quốc gia, có bạn cải huấn, giáo hóa và tổ chức nghề nghiệp cho các tù nhân.

Giúp đỡ tù nhân là thế, nhưng còn nhiều việc khác nữa : là tranh đấu chống lại tất cả những gì “giam hãm” con người: nghĩa là đấu tranh cho các nạn nhân của mọi chế độ mất tự do, từ một các nhân nhút nhát vì mặc cảm đến tập thể tù nhân của các cơ chế kinh tế, xã hội chính trị bất công.

*                  Cho dù đã có chế độ xã hội hóa trong thế giới hiện đại, đời sống con người vẫn còn lệ thuộc ngày càng nhiều vào các cơ chế xã hội này. Do đó, không thể yêu thương anh em mình thực sự mà không dấn thân để xây dựng, biến đổi, chỉnh đốn các cơ chế xã hội, hầu mưu ích cho con người.

*                  Những hành động bác ái có thể cho chúng ta có cảm tưởng mình sống trong đức bác ái. Thật ra, nếu chúng ta không đi đến tận cùng con đường yêu thương bằng hành động dấn thân hợp lý và hữu hiệu để biến đổi xã hội, chúng ta liều mình không thoát khỏi phán xét của Thiên Chúa: “Ta đói, Ta không nhà ở, Ta mặc rách rưới, đau ốm tù đày….”

*                  Ai giảng dạy hoặc gây hiểu lầm: chỉ cần giữ luân lý và các luật lệ tôn giáo là đủ để được cứu rỗi, người lấy là kẻ đần độn hoặc bất hảo.

*                  Giúp các linh mục trong công việc phục vụ giáo xứ: làm hội viên hoạt động trong một phong trào đoàn thể công giáo, đó là điều tốt. Nhưng chưa phải là “dấn thân”. Các hoạt động đáng khen đó không miễn công việc phục vụ anh em, công việc trần thế, ở nơi chúng ta được sai đến. Đức Kitô đang chờ đợi chúng ta.

*                  Chọn lựa dấn thân, tức là chúng ta đi từ những năng khiếu của mình, từ những nhu cầu của anh em và môi trường mình đang sống, đến gặp ước muốn của Cha biểu lộ qua môi trường này và qua những cơ chế trong đó chúng ta đang hoạt động.

*                  Phải chọn lựa cho hợp lý. Chúng ta không thể làm được tất cả mọi việc, nhưng chúng ta phải làm việc gì mình có thể làm được, và làm trong đức tin.

*                  Tuy nhiên, vào hội đồng phu huynh học sinh, vào nghiệp đoàn, vào đảng phái chính trị, vào ủy ban lớp học, vào câu lạc bộ giải trí… là dấn thân vào hoạt động trần thế. Phải, nhưng cho người đói ăn, người không áo mặc cũng là hoạt động trần thế. Thế mà Chúa đã long trọng tuyên bố đó là điều kiện để được cứu rỗi.

*                  Cuộc dấn thân của mỗi người Kitô hữu chủ yếu khác cuộc dấn thân của người ngoài Kitô giáo. Khác ở cái nhìn đức tin hướng về mục đích, và có khi còn khác ở những phương tiện sử dụng.

v     Mục đích: Đức Kitô mình yêu mến và phục vụ trong anh em: “Tôi yêu người thân cận tôi như yêu chính mình vì tôi yêu Chúa”

v     Các phương tiện: người Kitô hữu không bao giờ quên rằng mình phải giải phóng từng cá nhân và cả tập thể qua những cơ chế và nhờ những cơ chế. Người Kitô hữu không điều khiển những người khác, nhưng phải hoạt động với những người khác.

v     Người Kitô hữu đấu tranh vì tình yêu chứ không vì muốn tìm lợi lộc, muốn được hiệu quả thuần túy vật chất; không vì phản loạn, bực tức hay căm thù.

*                  Chúng ta đừng quên: ai thật tình yêu thương anh em mình mà hiến thân cho anh em một cách cụ thể trong hoạt động trần thế, dù họ không biết Chúa, họ đang yêu Chúa mà họ không biết. Đây không phải là nhìn nhận những người không tin là những người Kitô hữu, nhưng là ca tụng Chúa là vì Ngài đã yêu thương họ.

*                  Chúng ta được đặc ân biết Chúa, chúng ta phải chịu trách nhiệm gấp đôi.

*                  Tại sao lại “bày đặt” thêm đức bác ái trong việc dấn thân vào các tổ chức và các phong trào phục vụ lợi ích chung? Bởi vì Đức Giêsu Kitô đòi hỏi chúng ta yêu thương anh em mình và yêu thương anh em ngày nay là phải xây dựng và cổ vũ ở mọi tầng lớp cơ chế xã hội- nhưng không bỏ qua con người – cho con người được phát triển trong công bình và tình thương.

*                  Chúng ta phải yêu thương anh em đến tận cùng, nhưng yêu thương với tinh thần, với trái tim con người đã được cứu chuộc và sống động tỏng Đức Kitô.

“Ta bảo các con, các con làm gì cho 1 người anh em bé nhỏ của Ta, là các con làm cho chính Ta”

*

                                                        *     *

            Lạy Chúa, Chúa làm rắc rối đời con. Giới răn của Chúa: “Hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi, có lẽ sẽ dễ tuân giữ hơn, nếu Chúa không liên kết với giới răn thứ hai cũng giống như thế: “Hãy yêu anh em mình”, yêu tất cả, yêu không ngừng. Không phải chuyện dễ, lạy Chúa! Nhưng con tin chắc con sẽ yêu được. Con tin chắc con sẽ là mọt người Kitô hữu ốt, “bác ái với tha nhân”, con sẽ sẵn sàng, sẽ dễ thương, sẽ tận tụy hết mình. Nhưng Chúa lại bảo: chưa đủ, và có khi còn là sai lầm nữa!

            Lạy Chúa, khó thật, khi con phải yêu người con trông thấy trước mắt. Nhưng còn khó hơn, khi phải yêu người con không trông thấy. Khi phải dấn thân cho anh em mình mà không biết họ và họ cũng không biết mình. Khi phải đấu tranh cho họ, với họ, chống lại các cơ chế, vì các cơ chế không phải là họ, nhưng tạo nên họ hoặc tiêu diệt họ. Con chỉ thích con người tử thương dễ yêu của con, trên con đường nhỏ bé của mình. Con đường từ Giêrusalem đến Giêricô, nạn nhân được săn sóc chu đáo, được chiều chuộng, được chữa lành. Nhưng con đường từ Giêrusalem đến Giêrico còn kéo dài, dài mãi tận cùng thế giới. Ngày nay có hàng trăm con đường giao nhau chằng chịt, bao vây nhân loại, rảo khắp thời gian. Trong khi đó, con cứ rảo từng bước trên con đường nhỏ bé của con. Đưa hai tay dẫn dắt từng người anh em, chậm chạp và nhỏ bé quá, không sao yêu được tất cả mọi người. Con phải gia nhập đội ngũ những người đấu tranh trong các cơ quan các phong trào, các cuộc hội họp, các cuộc vận động và tranh đấu. Họ nỗ lực xây dựng một thế giớ, trong đó con người đã được giải phóng, sẽ có thể yêu được. Con đây, lạy Chúa, sẵn sàng cho Chúa, cùng với họ. Con đây, sẵn sàng cho bao nhiêu anh em con không quen biết.


 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Ðây Sẽ Là Niềm An Ủi Của Con: Đức Mẹ Maria (9/15/2010)
Xin Mẹ Cứu Chúng Con Thoát Nạn Cộng Sản Vô Thần (9/13/2010)
Lễ Đức Mẹ Sầu Bi, 15/9/2010 (9/12/2010)
Xin Mẹ Cứu Chúng Con Thoát Nạn Cộng Sản Vô Thần (9/11/2010)
Của Lễ Tinh Tuyền Đẹp Lòng Thiên Chúa (9/9/2010)
Tin/Bài cùng ngày
08 Tháng Chín, Cuốn Sách Một Chữ (9/8/2010)
Thứ Tư 8-9, Sinh Nhật Ðức Trinh Nữ Maria (9/8/2010)
Tin/Bài khác
Mừng Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, 8/9/2010 (9/7/2010)
Tản Mạn Ngày Sinh Nhật Mẹ (08.09), Lm. Jos Tạ Duy Tuyền (9/6/2010)
Hướng Về Ðại Lễ Viếng Ðức Bà Cồn Trên (9/4/2010)
Phép Lạ Đức Mẹ Lộ Đức Nhờ Thánh Thiên Thần Bản Mệnh (9/1/2010)
Chuỗi Kinh Cầu Cho Thai Nhi (8/30/2010)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768