Thánh lễ cầu
nguyện cho Đức cố giám mục Phạm Văn
Dụ tại Nhà thờ chính tòa Lạng Sơn – Cao Bằng
Lạng
Sơn – Vào lúc 19h00 chiều ngày 1 tháng 9 năm 2010, tại
nhà thờ chính tòa giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng
đã diễn ra Thánh lễ đặc biệt để
cầu nguyện cho Đức cố giám mục Vinhsơn
Phaolô Phạm Văn Dụ, nguyên giám mục chính tòa tiên
khởi của giáo phận, nhân dịp lễ giỗ
lần thứ 12 của ngài.
Khung
cảnh nhà thờ chính tòa và tòa giám mục Lạng Sơn
buổi chiều hôm nay thật
trầm lắng nhưng ấm áp tình người, các
linh mục, tu sỹ và giáo dân về đây để kính
viếng phần mộ và cầu nguyện cho vị
mục tử của giáo phận trong ngày giỗ của
Đức cố giám mục Vinhsơn Phaolô. Các đây
đúng 12 năm, vào ngày 2 tháng 9 năm 1998, ngài đã vâng nghe
tiếng Chúa gọi để về nhà Cha trên trời, sau
những năm tháng chia sẻ với Đức Kitô
khổ nạn bằng những cơn bạo bệnh kéo
dài. Sự ra đi của ngài đã để
lại trong giáo phận niềm thương nhớ khôn
nguôi. Hôm nay, mọi thành phần dân Chúa
trong giáo phận lại quy tụ về đây để
cùng với vị mục tử đương nhiệm
tưởng nhớ và cầu nguyện cho Đức
cố giám mục Vinhsơn Phaolô.
Thánh
lễ được cử hành trọng thể do
Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân –
đương kim giám mục giáo
phận – chủ sự. Cùng đồng
tế với ngài có quý linh mục triều và dòng đang
phục vụ tại giáo phận. Đông
đảo quý nam nữ tu sỹ, chủng sinh và mọi
thành phần dân Chúa tham dự Thánh lễ. Mọi
người cùng hiệp ý với Đức cha Giuse
để tưởng nhớ đến công lao
to lớn của Đức cha cố Vinhsơn, và cùng dâng
lên Thiên Chúa những lời cầu nguyện cho ngài
được sớm hưởng hạnh phúc thiên
đàng.
Trong bài chia sẻ, Đức cha Giuse
đã nhắc nhớ cho mọi người về tiểu
sử và gương mẫu đời sống mục
tử của Đức cố giám mục Vinhsơn, qua
đó đưa ra những bài học cho mọi thành
phần dân Chúa hôm nay. Sau
đây là toàn văn bài chia sẻ:
Kính thưa Cha Tổng
Đại Diện,
Quý Cha, quý Tu sĩ Nam nữ, Chủng sinh
Quý Ông Bà anh
chị em rất thân mến.
Hôm nay, chúng ta tụ họp nơi đây
để cùng hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho
Đức Cha Cố Vinhsơn Phaolo dịp lễ giỗ
lần thứ XII của Ngài.
Chúng ta cùng hiện diện trong Nhà
thờ Chính tòa Giáo phận Lạng Sơn mang đậm
dấu ấn miền sơn cước và ấm cúng. Tuy ngôi thánh đường chỉ
mới có 6 tuổi, nhưng hơi ấm của nó lại
bắt nguồn từ những ngọn lửa đức
tin âm thầm nhóm lên từ xa xưa, trước khi
được Tòa Thánh chính thức thiết lập là Đại
Diện Tông tòa Lạng sơn năm 1913, và ngày 24.11.1960
Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã nâng lên thành Giáo Phận
Chính tòa Lạng Sơn-Cao Bằng. Giá trị đức tin
mà Tin Mừng loan báo ăn rễ sâu vào tâm hồn và cuộc
sống dù trải qua bao thăng trầm của lịch
sử Giáo hội và những thách đố của xã
hội, Giáo phận truyền giáo biên giới vẫn luôn
tồn tại và lưu truyền từ các Thừa sai qua
các thế hệ cha ông và tới con cháu ngày nay. Trong số
các vị Mục tử phục vụ và dấn thân cho Giáo
phận Lạng sơn-Cao Bằng, chúng ta không thể quên
con người và cuộc đời của Đức Cha
Vinhsơn Phaolo Phạm Văn Dụ: hành trình ơn gọi
và sứ mệnh mục tử là sự dấn thân
để làm chứng và giữ gìn ngọn lửa
đức tin trong thời kỳ đầy khó khăn
thử thách, nhưng cuộc hành trình ơn gọi xem ra
đơn độc, lẻ loi âm thầm đó lại là
chứng tá hùng hồn nhất cho sứ mạng giữ và
chuyển lửa đức tin cho các thế hệ mai sau.
Ơn gọi lên
đường:
Đức Cha Vinhsơn Phaolo Phạm
Văn Dụ sinh ngày 14-10-1922, trong một gia đình trung
lưu và sùng đạo tại Phát Diệm (Ninh Bình),
chịu chức linh mục ngày 8-9-1948 do Đức Cha
Hedde truyền chức; rồi làm cha phó Giáo
xứ Đồng Đăng; cho đến việc
Ngài tự nguyện ở lại địa
phận Lạng Sơn và giữ chức vụ
Tổng quản địa phận sau hiệp định
Geneve năm 1954. Cũng chính thời
gian ấy cha Dụ được chính quyền
mời lên làm cha sứ Thất Khê thay cho cha
Guibert Hiền. Cũng tại Thất Khê, ngày 5
tháng 3 năm 1960 Ngài được Toà
Thánh bổ nhiệm Giám mục và chính
thức trở thành Giám mục Chính
toà Lạng Sơn vào ngày 24 tháng 11 năm
1960. Dù đã được bổ nhiệm
Giám mục nhưng phải đợi mãi
đến ngày 1 tháng 5 năm 1979 Đức cha
Vinh Sơn mới được làm lễ
tấn phong bởi Đức cha Phạm
Đình Tụng Giám mục Bắc Ninh tại
một nguyện đường nhỏ toạ lạc
ngay trong Toà giám mục Bắc Ninh. Cứ
thế Dòng thời gian trôi đi với
những đẩy đưa của thời
cuộc mãi đến năm 1992 Đức cha
cố Vinh Sơn mới được về
ở Toà giám mục Lạng Sơn.
Tháng 8-1991, Ðức cha
được phép đi thăm Tòa Thánh Rôma. Ở Rôma về, ngài bắt tay vào xây dựng cơ sở. Năm
1993, khởi công xây tòa giám mục. Dự
định sẽ xây tiếp ngôi nhà thờ Chính tòa nhưng
chưa thành. Năm 1995, khởi công xây
dựng nhà thờ Thanh Sơn, Cao Bằng. Năm 1996, xây nhà
thờ Cao Bình. Sang năm 1997, sức
khỏe của Ðức cha ngày một giảm sút. Ngày 9-3-1998, Tòa Thánh phê chuẩn
đơn xin nghỉ hưu của Ðức cha. Bệnh tình ngày càng trầm trọng,
ngài đã qua đời lúc 0giờ45 ngày 2-9-1998, sau 38 năm
phục vụ Nước Trời trong lặng lẽ âm
thầm với ơn gọi là Mục tử Giáo phận
Lạng Sơn-Cao Bằng.
Niềm
tín thác nơi Thiên Chúa và Giáo hội.
Khi nhìn vào đời
sống của Đức Cha Cố Vinhsơn Phaolo trong
ơn gọi linh mục và Giám mục Giáo phận Lạng
Sơn-Cao Bằng với công cuộc truyền giáo
và gìn giữ Giáo phận. Hành trình ơn gọi và
sứ mạng mục tử của ngài là luôn
bước theo Thầy Chí
Thánh. Tiếp nối sứ mạng mà Chúa trao phó, chắc
chắn người mục tử cũng
phải đồng cảm thức và chia sẻ
ngọt bùi với Thầy mình trên hành
trình sứ mạng, trong đó không thể
thiếu chặng đường lên đồi
Sọ, với tất cả những cay
đắng, đơn côi và ê chề của
thập giá. Nhưng thập giá ấy lại
trở nên Thánh Giá khi có một tình yêu
lớn, những cay đắng, đơn côi
và ê chề kia được mặc một
giá trị và ý nghĩa mới làm nên
căn tính đích thực của
Người Mục Tử: cho đi hạnh
phúc riêng tư của chính mình, để
đón nhận niềm hạnh phúc lớn
hơn, phổ quát hơn; cho đi sự sống
của chính mình vì Thầy và vì
sứ mạng để đón nhận để
đón nhận sự sống đích
thực từ Đấng đã phán: “Ta là Đường, là Sự
Thật và là Sự Sống”.
Niềm tín thác nơi Thiên Chúa qua
Đức Giêsu Ki tô của Đức Cha Vinhson Phaolo còn
thể hiện nơi niềm tin vào Giáo Hội Công Giáo do
Chúa Giêsu thiết lập. Luôn vâng phục quyền bính
của Giáo hội, vâng phục Đại Diện của
Chúa Kitô, dù bất cứ hoàn cảnh điều kiện
khắc nghiệt nào của ơn gọi và sứ mệnh,
thì Ngài vẫn luôn phó thác vào quyền năng và tình
thương của Chúa; tin mến Giáo hội và can
đảm trong âm thầm làm chứng tá cho đời
sống Tin Mừng của Chúa nơi giáo phận Lạng
Sơn-Cao Bằng.
Bài
học cho chúng ta hôm nay:
Khi
chúng ta suy tư hành trình ơn gọi của Đức Cha
cố Vinhsơn Phaolo, có lẽ ai cũng cảm thấy
gần kề với Đức Cha cố dẫu không
còn giáp mặt, thế nhưng đức
tin kiên vững lòng cậy trông tuyệt đối
nơi Thầy Chí Thánh và một tình yêu
đến cùng của ngài dành cho Giáo
phận và con cái còn mãi trong tim của
mọi người. Chính khi cảm nghiệm
được sự gần gũi và
gắn bó với Đức cha cố
cũng chính là lúc chúng ta được
mời gọi đến gần nhau hơn trong tâm tình
của những người con cùng nhà.
Không chỉ là gần hơn về không gian mà còn
nói lên sự hiệp nhất về tinh thần,
có khi sự hiệp nhất ấy không thật
rõ với cái nhìn bên ngoài nhưng
nó vẫn chất chứa nơi thẳm sâu bên
trong từ khi tất cả mọi thành phần Dân Chúa
Giáo phận cùng với với vị chủ
chăn của mình chung tay đặt nền và
xây dựng Giáo phận, rồi cùng bắt tay
nhau kiên vững cùng vượt qua những
chặng đường khó khăn. Vẫn một niềm tín thác đó, vẫn
một tinh thần và bầu nhiệt huyết ấy tiếp
tục triển nở sống động trong chúng ta.
Có thể ngày hôm nay chúng ta không phải đối diện
với những thách đố như vị
tiền bối của mình do hoàn cảnh và
thời cuộc, nhưng không có nghĩa là
không có, những thách đố vẫn còn
đấy: bằng những bộ dạng khác
nhau, tinh vi hơn với những tệ nạn xã hội,
sự thiếu hiểu biết lẫn nhau, thiếu tôn
trọng tình thương của nhau, nghi kỵ niềm tin
Kitô giáo, giá trị tình yêu bị thử thách xem ra thật
nhậy cảm và cũng cần hơn bao giờ
hết niềm tin, tình yêu dấn thân và niềm hy
vọng để có thể đối diện, và
vượt qua.
Giờ
đây chúng ta cùng bước vào thánh lễ, xin dâng lên Thiên
Chúa lời nguyện thiết tha để cầu
nguyện cho Đức Cha cố Vinh sơn Phaolo và cùng
cầu xin Thiên Chúa ban ơn trợ lực cho chúng ta luôn tín
thác vào Thiên Chúa và tin mến Giáo Hội.
Lạy
Chúa Giêsu Ki tô, xin đón nhận linh hồn Đức cha
cố Vinhsơn Phaolo yêu quí của chúng con. AMEN.
Sau
khi kết thúc Thánh lễ, Đức cha Giuse cùng với các
linh mục và cộng đồng dân Chúa tiến đến
trước phần mộ của Đức cố giám
mục Vinhsơn Phaolô trong khuôn viên Tòa Giám mục để
tưởng nhớ ngài và cầu nguyện cho ngài. Những
lời kinh tha thiết hòa với những nén hương
lòng thành kính dâng lên Thiên Chúa để xin cho người Cha
hiền đã khuất được sớm hưởng
tôn nhan Chúa muôn đời, nơi đó chắc chắn ngài
cũng không quên cầu nguyện nhiều cho con cái giáo
phận./.
Giuse Trần ngọc Huấn