Đám
đông bảo Thầy là ai?
Nói chung đám đông coi Ngài là
một ngôn sứ đã khuất, nhưng nay sống
lại: một Gioan Tẩy Giả, một Êlia hay một
ngôn sứ nào khác. Hiểu như thế đã là kính
trọng lắm rồi, nhưng tiếc thay lại không
đúng, vì Đức Giêsu chẳng phải là người
của kiếp trước hiện về...
Hôm nay tôi cũng cần biết người quanh tôi
nghĩ gì về Ngài: một nhà cách mạng xã hội? Một nhà cải cách tôn giáo? một
người đã dám sống và đã chịu chết,
để khai sinh một xã hội bình đẳng và huynh
đệ đại đồng?
Có cái nhìn còn khiếm khuyết,
nhưng đã là một con đường rộng mở
về chân lý.
-
Các con bảo
Thầy là ai? Phêrô trả lời đúng: Thầy là
Đức Kitô của Thiên Chúa.
-
Bản thân tôi
cũng phải trả lời câu hỏi trên, sau khi đã
theo Chúa một thời gian dài.
Đức Giêsu là một mầu
nhiệm không ngừng mở ra và lớn mãi. Ngài không thay
đổi, nhưng sau mỗi biến cố, tôi lại
khám phá ra những nét mới nơi con người Ngài.
Ngài vẫn là một, hôm qua cũng
như hôm nay, nhưng Ngài thường đến với
tôi dưới nhiều dáng dấp.
Đời tôi là một chuỗi
những câu trả lời cho câu hỏi: "Con bảo
Thầy là ai?"
Càng lúc câu trả lời càng
được thanh luyện.
Tôi sẽ sống dựa trên câu
trả lời của mình.
Đức Kitô bảo mình là ai?
Ngài thường định nghĩa
mình bằng những hình ảnh cụ thể. Tôi là Cửa (Ga 10,7), là Mục Tử (10,11), là Ánh Sáng
(12,46). Tôi là Đường (14,6), là Cây Nho (15,1), là Bánh
(6,51).
Định nghĩa nào cũng gắn
chặt Ngài với con người.
Cửa để chiên ra vào. Mục
Tử để chiên được sống. Ánh Sáng
để ta dễ bước đi, Đường
để đưa ta đến với Cha. Thân Nho
để các cành sinh trái, Bánh để nuôi nhân loại. Đức
Kitô sống cho con người và sống với con
người. Ngài nhận mình là Chúa, là Thầy, là Bạn, là
Anh Trưởng của mọi người chúng ta.
Ngài nhận mình là Đức Kitô dân Do
thái mong đợi.
Nhưng Ngài không giấu ta thân phận
của Ngài: phải vượt qua khổ đau và cái
chết mới được vào cõi sống.
Đức Kitô bảo tôi là ai?
Kitô hữu là người vác thập
giá theo sau Đấng vác thập giá. Chẳng có con
đường nào khác ngoài con đường Ngài đã
đi.
Thân phận Kitô hữu gắn liền
với thân phận Thầy mình: "Nếu ta cùng chết
với Ngài, ta sẽ cùng sống với Ngài" (2Tm2,11).
-
Mầu nhiệm
Vượt Qua nằm ở trung tâm đời sống Kitô
hữu. Vượt qua lớn nhất là vượt qua
chính mình mỗi ngày.
-
Từ bỏ chính
mình là để có thể sống cho tha nhân.
-
Mất mạng
sống mình là để tín trung với Chúa.
-
Ước gì tôi
là tôi hơn, khi tôi ra khỏi tôi.
Gợi Ý Chia Sẻ
"Gạt Đức Kitô ra khỏi
đời tôi, mọi sự sẽ sụp đổ,
giống như một thân xác bị người ta lấy
đi bộ xương, quả tim và cái đầu." Bạn
nghĩ gì về câu nói trên của Cha Phêrô Arrupe?
Ở Ấn Độ, nhiều
người thích coi Đức Giêsu như một nhà
Đạo Sư (Guru). Theo ý bạn, ở Việt Nam, khuôn
mặt nào của Đức Giêsu dễ được
chấp nhận hơn cả?
Cầu Nguyện
Lạy Thầy Giêsu,
Thầy không gọi chúng con là tôi
tớ, Thầy cũng không chỉ coi chúng con là môn
đệ. Thầy còn coi chúng con như bạn hữu
của Thầy, vì Thầy đã thổ lộ cho chúng con
những điều riêng tư thầm kín nhất trong
tương quan giữa Thầy và Cha.
Hơn nữa, sau phục sinh, Thầy
đã gọi các môn đệ là anh em. Mặc nhiên Thầy
tự nhận mình là Anh Trưởng đứng
đầu một đoàn em đông đúc.
-
Xin cho chúng con luôn
thi hành ý muốn của Cha để trở nên những
người em cùng huyết nhục với Thầy.
-
Lạy Thầy
Giêsu, Thầy đã nâng chúng con lên làm môn đệ, làm
bạn, làm anh em của Thầy.
-
Còn Thầy
lại hạ mình xuống phục vụ chúng con như
người tôi tớ, rửa chân cho chúng con như một
nô lệ và chết thay cho chúng con trên thập giá.
-
Xin cho chúng con
hiểu được tấm lòng của Thầy và
sống yêu thương mọi người như anh em. Amen.