Sự thất bại lớn
của Simon
Nói chung, chúng ta quan tâm
đến người phụ nữ tội lỗi làm cho
xúc động hơn là quan tâm đến Simon, người
biệt phái. Nhưng có thể chúng ta là
những Simon.
Simon đã mời ông thầy trẻ này
đến nhà để kiểm tra: có phải ông Giêsu
đây thực sự là tiên tri hay chăng? Ông hết
sức lầm lẫn bởi vì ông nghĩ Chúa Giêsu sẽ
phản ứng như ông, như tất cả những
người tốt ngay khi họ nhìn thấy người
phụ nữ này vào: phải đuổi chị ta ra! Bởi vì cái người gọi là tiên tri này
tiếp đón chị và để cho chị đến
gần chẳng phải là tiên tri gì cả. Ông ta không có khả năng thấy rõ chị là ai.
Không bao lâu sau ông Simon
đáng thương này chỉ nghĩ rằng Chúa Giêsu
biết rõ Ngài phải đụng độ với ai
nhưng vẫn tiếp đón người phụ nữ
bị khinh miệt. Đối với
ông, người biệt phái, công việc đã
được sắp xếp rồi. Đáng
lẽ ra, ông đã có cuộc gặp gỡ lớn trong
cuộc đời thế mà ông tránh qua một bên.
Tại sao có sự thất
bại này? Bởi vì ông tin rằng mình
công bằng. Ở trong sự công bằng này, ông đã
tạo ra một Thiên Chúa công bằng, một Thiên Chúa là
Đấng lên án, Đấng phải lên án
những kẻ tội lỗi. Một gái
điếm là một gái điếm. Ông
không thể nghĩ rằng Thiên Chúa nhìn chúng ta không phải
với một sự công bằng kiểu biệt phái, mà là
với một sự công bằng rất yêu thương.
Ông sắp sửa khám phá ra sự công bằng
này trong khi nhìn Chúa Giêsu, nhưng ông nhìn tồi bởi vì
tấm lòng của ông chai đá. Phải có một tấm
lòng yêu thương để nhận biết Chúa Giêsu và
chấp nhận vị Thiên Chúa mà Ngài vừa mặc
khải: “Ai yêu thương thì nhận biết Thiên Chúa” (1Ga
4,7). Đó là cơ may của cô gái
điếm, chị sẵn sàng yêu thương, chị
sắp thành công trong cuộc gặp gỡ.
Do đó, để gặp Chúa Giêsu, có
cần phải là một đại tội nhân hoặc
cố ý không thấy tội lỗi? Chắc
chắn là không. Nhưng phải có
một tấm lòng cởi mở, không khô khan và đóng kín
như Simon.
Người phụ nữ
tội lỗi có tấm lòng này và Chúa Giêsu có thể biến
đổi chị hoàn toàn nhờ sự tha thứ.
Chị cảm thấy rằng Chúa Giêsu có quyền tha
thứ bởi vì chính chị sẵn sàng để được
tha thứ và sẵn sàng yêu thương ngàn lần hơn vì
đã được tha thứ như thế.
Có quyền tha thứ! Toàn bộ trần
thuật này hướng lên sự kinh ngạc cuối cùng:
“Ông này là ai mà tha được tội?”, những khách
mời tự hỏi, Simon hẳn cũng tự hỏi
điều đó, ông còn có cơ may, nhưng trần
thuật này ngưng lại ở đó và để cho chúng
ta nghĩ rằng người biệt phái này trăm
phần khép kín với bao điều bất ngờ. Cuối cùng ông đành tiếp đón một tiên
tri rất xứng hợp, chứ không phải con
người hay làm hoang mang và đòi hỏi quá đáng này.
Dầu sao thì Simon cũng
thông minh. Chúa Giêsu nói với ông không phải không có tính
cách châm biếm: “Ông đoán đúng!” Nhưng
nghĩ rằng mình không có tội, ông không chờ
đợi Đấng Cứu Thế, chúng ta là Simon khi chúng
ta mất đi cảm tưởng mình là người
tội lỗi. Không còn nhìn thấy
đủ Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế của chúng
ta, cuộc gặp gỡ của chúng ta với Ngài có nguy
cơ ở hời hợt trên bề mặt cuộc sống
của chúng ta và trên bề mặt của sự tha thứ
của Ngài. Một sự thất
bại.