Ba Ngôi: Ý nghĩa
Đức tin không phải là một thứ tự kỷ
ám thị. Đây là ân sủng của một sự gặp
gỡ mầu nhiệm với một Đấng nào đó.
Nó ở bên ngoài mọi lý lẽ và cảm xúc, nhưng lý lẽ
và cảm xúc cũng có thể hiện diện. Chúng ta có thể
hiểu Thiên Chúa bằng trí óc và bằng giác quan. Thật vậy
bằng toàn bộ con người chúng ta. Chúng tôi không nói về
một xác tín của trí tuệ, mà về một cảm thức
về Thiên Chúa – một cảm giác. Đó là một kinh nghiệm
tuyệt vời làm sao.
Nhà văn Nga, Tolstoy kể lại câu chuyện một
đêm kia, ông đang cầu nguyện Thiên Chúa trong giường
ngủ của ông trước một ảnh Đức Bà
Đồng Trinh của Hy Lạp. Ngọn đèn đêm
đang cháy. Kế đó ông ra ngoài ban công. Đêm tối
đen như mực, và bầu trời đầy sao – sao mờ,
sao sáng, một đám sao hỗn độn. Có một vẻ
lóng lánh trên bầu trời, và trên địa cầu có những
bóng đêm và hình dáng những cây khô. Ông nói:
“Đó là một đêm kỳ diệu. Làm thế nào mà
người ta không tin vào linh hồn bất tử khi
người ta cảm thấy sự vĩ đại vô
biên như thế trong bản thân mình? Tôi có thể chết.
Và tôi nghe một tiếng trong nội tâm nói với tôi:
Người đấy, ông hãy bái quì Người và thinh lặng”.
Người nào có cảm giác về Thiên Chúa và về sự
hiện diện của Người trong đời sống,
người ấy thật hạnh phúc. Đó là tài sản
duy nhất đang có. Như một người đã nói:
“Tôi không cần tin Ngài. Vấn đề đức tin không
còn quan trọng nữa. Tôi biết chính điều ấy”.
Khi người ta biết một điều gì, thật
sự biết một cách thâm sâu trong tâm hồn họ. Người
ta không cần biện luận hoặc chứng minh điều
đó. Họ biết đúng điều đó và như thế
là đủ. Đức tin thật sự là một ơn của
Thiên Chúa. Người ta tin với tâm hồn dù không biết
tại sao hoặc cũng không tìm kiếm sự hiểu biết.
Một sự chắc chắn thân thiết đổ đầy
tâm hồn người ta cũng đủ.
Khi chúng ta có một cảm thức về sự hiện
diện của Thiên Chúa trong thế giới, chúng ta không còn
cảm thấy lẻ loi cô độc trong thế giới.
Chúng ta có thể nhìn thấy với sự thán phục và yêu
thương mọi tạo vật như là công trình của
một Đấng Nghệ Nhân là bạn của chúng ta.
Cảm nghiệm sự hiện diện của Thiên Chúa
trong thế giới là một phúc lành cao cả, nhưng cảm
nghiệm sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa
chúng ta là một phúc lành còn cao cả hơn. Suốt đời,
thánh Âu Tinh đã học theo điều đó. Ngài viết:
“Ôi Đấng toàn mỹ từ muôn đời cho đến
muôn đời, con đã yêu Chúa chậm trễ, vâng, con
đã yêu Chúa chậm trễ. Chúa ở bên trong con, nhưng
con ở bên ngoài, và tìm kiếm Chúa ở nơi bên ngoài ấy.
Và thật vô duyên, con đắm chìm trong những sự vật
khả ái mà Chúa đã tạo dựng. Chúa ở với con, mà
con không ở với Chúa. Những vật thụ tạo giữ
con xa cách Chúa; tuy rằng nếu chúng không ở trong Chúa thì chúng
sẽ không còn hiện hữu. Tại sao con lại cầu
xin Chúa đến với con khi mà nếu Chúa không ở với
con, con sẽ không còn hiện hữu”.
Chúng ta gặp Thiên Chúa không phải chỉ trong thế giới
bên ngoài chúng ta nhưng trong thế giới bên trong chúng ta, và
thấy rằng Người gần gũi chúng ta hơn là
chúng ta vẫn nghi ngờ. Người tham dự vào chúng ta
như lời thánh Phaolô đã nói: “Chính ở nơi Người
mà chúng ta sống, cử động và hiện hữu”.
Thiên Chúa hiện diện ở khắp mọi nơi dù
không rõ ràng ở nơi nào. Người giống như một
nhà viết tiểu sử mà công việc là kể lại câu
chuyện trong lúc ông vẫn đứng ở hậu cảnh.
Đối với nhiều người, sự im lặng
của Thiên Chúa là một vấn đề lớn. Nhưng
“Một Thiên Chúa ồn ào và hiển nhiên sẽ là một bạo
chúa áp bức, không an toàn thay vì là một sự động viên
không giới hạn đối với bản chất yếu
đuối và hay sợ sệt của chúng ta. Câu đáp lại
của Người hòa nhập vào cuộc hành trình dài, gồm
những sự kiện to lớn của đời sống,
xâu thành chuỗi xuyên suốt mọi vật” (John Updike).
Thiên Chúa là Đấng duy nhất mà chúng ta qui phục
nhưng không bị mất chính mình.