“Ơn Kêu Gọi”, một câu chuyện
cười ra nước mắt
Lung Linh
Trời ạ! “Ơn Kêu Gọi” là
một ơn Thiên Triệu cao trọng tuyệt vời
như thế, sao dám lếu láo bảo là một câu
chuyện cười ra nước mắt !!!
Nhưng... xin quý
vị xem thử coi có đáng cười ra nước
mắt không??
Trước kia, thời còn tu từ
nhỏ, một lớp trung bình trên 100 chú, tới khi lên
đại chủng viện thường chỉ còn
giỏi lắm là trên dưới 20 thầy..tới
khi làm linh mục..may lắm sẽ còn
khoảng 10 vị..Còn các người khác
bị biến thành “tu xuất” mang nặng trên vai những
thành kiến chẳng mấy tốt đẹp của thành
phần dân Chúa. Người ta thường truyền tai nhau rằng: “Nhất quỷ, nhì ma,
thứ ba thầy xuất”. Dù rằng, hiện nay trong
hội đồng giáo xứ hoặc các chuyên viên trong Trung
Tâm Mục Vụ, trong Tòa Giám Mục, thành phần “tu
xuất” hầu như là những nhân tố tích cực và
hiệu quả nhất.
Đúng là “Ơn Kêu Gọi”,
một câu chuyện cười ra nước mắt..
Những thầy được “đỗ
cụ”..đó là những người
bền đỗ đền cùng !! Nhưng khổ nỗi “Ơn Kêu
Gọi” dường như chỉ tới đó là
kết thúc..Dường như hết tu rồi thì phải!!!
Còn sau này, một số linh mục
trở nên những người làm thuê, chẳng lo gì
tới con chiên..
Lúc đó, đúng là
“Ơn Kêu Gọi”, một câu chuyện buồn.. tuôn đầy
nước mắt..
Chưa kể một số rất
nhỏ, vướng vào những chuyện vợ con..dù chính thức hay dù giỏi chìu mép..Dù
mạnh dạn xin phép Tòa Thánh cởi áo dòng hoặc vừa
lén lút phạm
tội vừa dâng Thánh Lễ.
Quả thực, đúng
là “Ơn Kêu Gọi”, một câu chuyện thảm.. tuôn tràn nước
mắt..
Hiện nay, nhiều cô
nhiều cậu rất đỗi phân vân.
Không biết Chúa muốn
mình ở bậc sống nào?
Không biết là Đi tu hay lập gia
đình, con đường nào tốt hơn?
Không biết rằng mình có
hợp với đời sống tu trì không? Ý nói có bền đỗ
đến cùng không – cũng có nghĩa là có được
làm linh mục không? Có được làm
xơ không?
Sợ rằng sống ở ngoài
đời mà còn tiếc nuối đời tu..
nếu thực sự Chúa gọi thì sao??
Có một thời gian, cảm thấy yêu
Chúa dễ dàng
quá, sao bây giờ tự nhiên có vẻ khô khan hơn, đây
có phải là dấu hiệu Chúa không gọi mình nữa
không??
Sống trong cơn lốc hoài nghi
tội nghiệp đó, nhiều cô, cậu cứ mãi đắn
đo, phân vân, lưỡng lự..không
biết tính sao giữa ngã ba đường..
Phân vân quá, cuối cùng một số cô
đã để nhiều cơ hội vuột khỏi
tầm tay.. tới
độ... tu cũng không được mà muốn
lấy chồng cũng không xong vì quá lứa mất
rồi!!!
Ôi!!! “Ơn Kêu Gọi” sao mà rắc rối
thế!!!
“Ơn
Kêu Gọi” sao mà nhiêu khê
thế!!!
“Ơn
Kêu Gọi” sao mà bí hiểm
thế!!!
Một câu hỏi nhức
nhối vẫn còn đó.
Làm sao tôi biết Chúa gọi tôi??
Hay
là làm sao tôi biết tôi có “Ơn Kêu Gọi” ?
“Ơn Kêu gọi” CAO QUÝ TUYỆT VỜI
Muốn tìm được
câu trả lời, chúng ta cùng nhau lần giở Kinh Thánh xem
bản chất của “Ơn Kêu Gọi” thế nào?
1. Câu hỏi đầu tiên: Chúa kêu gọi chúng ta lúc nào?
Đây là một vấn đề căn
bản, quan trọng làm nền
tảng cho mọi ơn gọi sau này: Ơn
gọi tu trì, ơn gọi hôn nhân, ơn gọi độc
thân...
Xin trở lại câu hỏi: Chúa kêu
gọi chúng ta lúc nào?
Xin trả lời: Ngay
từ trong lòng thân mẫu: có nhiều câu Kinh
Thánh chứng minh:
Phaolô, một tay chuyên
lùng bắt các tin hữu: ông đến từng nhà, lôi cả đàn ông
lẫn đàn bà đi tống ngục. (Cv
8:3)
Thế mà sau đó trở nên tông
đồ nhiệt thành, ông đã chia sẻ cho chúng ta
một cảm nghiệm thú vị:
“Nhưng
Thiên Chúa đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn
trong lòng mẹ, và đã gọi tôi nhờ ân sủng của
Người” (Ga-lát 1:15)
Ta thấy đó, Chúa đã
gọi Phaolô ngay từ
trong lòng mẹ.
Chuyện thật lạ
kỳ. Tại sao Phalô
đã được Chúa gọi ngay khi ngài còn trong lòng
mẹ mà Ngài lại đã từng là một tay
chuyên tống ngục các tín hữu??
Thì ra , sau một
thời gian luyện tập: Tôi sống,
nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống
trong tôi. (Gl 2:20) Ngài mới khám phá ra rằng: Chúa đã
gọi ngài ngay khi ngài còn trong lòng thân mẫu!!!
Mạnh mẽ hơn chút nữa, Giêrêmia
còn khẳng định:
“Trước khi cho ngươi thành hình trong
dạ mẹ”
Thoạt đầu, khi mới được Chúa
kêu gọi là Ngôn sứ, ngài tìm cách từ chối bai bải
rằng ngài ăn nói ngọng nghịu. Thế mà sau đó,
ngài đã viết lại cảm nghiệm xác tín
“Trước
khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ,
Ta đã biết ngươi ;
trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh
hoá ngươi,
Ta đặt ngươi làm ngôn sứ
cho chư dân.” (Gr 1:5)
Đặt
ngươi chính là “Ơn Kêu Gọi”
làm ngôn sứ chính
là trao cho một sứ mệnh
Sau
đó, trong thư gởi giáo đoàn
Êphêsô, Phaolô còn đi xa hơn: Chúa đã kêu gọi và
chọn ta Ngay cả trước khi tạo dựng
đất trời...từ muôn thủa muôn đời...
Trong Đức Ki-tô,
Người đã chọn
ta
trước cả
khi tạo thành vũ trụ,
để trước thánh nhan Người,
ta trở nên tinh tuyền thánh thiện,
nhờ tình thương của Người. (Ep 1:4)
Tóm
lại, Chúa đã gọi ta và chọn
ta – chọn mọi người, chứ không
phải chọn riêng Phaolô - ngay cả trước khi
tạo dựng đất trời...từ muôn thủa muôn
đời....
Đây chính là “Ơn Kêu
Gọi” làm CON THIÊN CHÚA,
ơn gọi làm CON YÊU DẤU CỦA
NGÀI.
Và đây cũng chính là nền tảng của mọi
nền tảng “Ơn Kêu Gọi” sau này....dù đó là “Ơn Kêu
Gọi”: hôn nhân, độc thân, tu sĩ, linh
mục, giám mục, hồng y, hay giáo hoàng.
2. Câu hỏi thứ hai cũng
rất thú vị:
3.
Chúa
kêu gọi tất cả hay chỉ một số
người thôi??
Người ta thường dựa vào
câu chuyện trong dụ ngôn Tiệc Cưới để
khẳng định rằng: Chúa kêu gọi nhiều
nhưng chọn ít thôi!!!
‘Này
bạn, làm sao bạn vào đây mà lại không có y phục
lễ cưới ?’
Người ấy câm miệng không nói
được gì. Nhà vua liền bảo những
người phục dịch :
‘Trói
chân tay nó lại, quăng nó ra chỗ
tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ
phải khóc lóc nghiến răng!
Vì kẻ được gọi thì
nhiều, mà người được chọn thì ít.’ (Mt 22:12-14)
Thực ra, qua dụ ngôn này Chúa chỉ
muôn khuyên nhủ chúng ta: “Hãy tỉnh thức , hãy sẵn
sàng”....để tới giờ Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em,
thì Thầy lại đến và đem anh em về với
Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở
đó. (Ga 14:3)
Vì thế vấn đề
gọi và chọn này chẳng liên quan gì tới chủ
đề “Ơn
Kêu Gọi” làm linh mục, tu sĩ...mà chúng ta
đang chia sẻ.
Xin nhắc lại câu hỏi: Chúa kêu gọi
tất cả hay chỉ một số người thôi??
Chúng tôi xin trả lời ngay: Chúa kêu
gọi tất cả, không trừ ai.
Lý do: như đã dẫn chứng ở
trên, ngay từ khi còn trong lòng mẹ, thậm chí ngay cả
trước khi tạo dựng đất trời, Chúa
đã gọi ta làm con yêu dấu của Ngài.
Và đây cũng chính là nền tảng của mọi
nền tảng “Ơn Kêu Gọi” sau này....dù đó là “Ơn Kêu
Gọi”: hôn nhân, độc thân, tu sĩ, linh
mục, giám mục, hồng y, hay giáo hoàng.
Thêm vào đó, mỗi khi đọc
hoặc suy tư về Kinh Thánh, nếu quý vị cho
rằng câu này chỉ dành cho Giêrêmia, câu kia chỉ dành cho
Phaolô, câu nọ chỉ dành cho Gioan Tảy giả, chẳng
dính dáng gì với ta hết. Thế thì tốt hơn hết
ta nên vất cuốn Thánh Kinh vào một xó nào đó..Đọc làm gì cho tốn giờ. Thà đọc truyện Tề thiên đại thánh
còn thích hơn, sau đó bán xon cũng kiếm
được vài ngàn đồng.
Lý do: Đường tăng, Tề
Thiên, Trư bát giới có dính dáng gì với tôi đâu...
Trong khi đó, Kinh Thánh chính là cánh thư tình Chúa ngỏ
lời với mỗi người.
Mà điều quan trọng là Chúa không
chỉ trao sứ mệnh cho một mình Giêremia..mà còn trao cho tất cả mỗi
người chúng ta.
Nói nghe kỳ quá!!
Tại sao phần đông
giáo dân chúng tôi cũng không nhận ra sứ mệnh này???...
Tại sao chúng tôi cứ mãi
phân vân ngay cả khi trong đại chủng viện.
Thậm chí ngay cả khi làm linh mục
rồi..một câu hỏi ray rứt
vẫn làm đau nhói tâm can “Chúa có thực sự gọi và chọn tôi làm
linh mục không???” khi chúng
tôi thấy mình vẫn còn xôn xao, lao đao trước
những bóng hồng đầy quyến rũ!! Khi chúng tôi
cảm thấy nhàm chán khi phải cử hành Thánh Lễ
như một bổn phận phải làm!!!
Câu trả lời này chỉ trở nên rõ
ràng.. mãi cho tới khi
chúng tôi khám phá ra Chúa và tập sống
với Chúa ngay trong tâm mình một thời gian: 1 năm..7 năm..10 năm...chúng tôi mới cảm nhận từ
từ rất rõ và hoàn tòan đồng cảm với Phaolô
và Giêrêmia một cách thẳm sâu.
Kết
luận
Dù được sinh ra
trong hoàn cảnh nào, dù là nam hay nữ.
Dù ràng sau này tôi trở thành cha, mẹ, tu
sĩ, hay linh mục..
Tôi luôn xác tín rằng chính Chúa đã
gọi tôi và đã chọn tôi trong Đức Giêsu Kitô
để tôi làm con yêu dấu của Ngài..tất
cả chỉ vì lòng yêu thương bao la của Ngài.
Địa vị làm con này
phải là “Ơn
Kêu Gọi” mà tôi phải quan tâm hàng đầu.
Đây là ơn kêu gọi mà tôi phải
thể hiện suốt
cuộc sống
trên trần gian này.
Có nghĩa là dù tôi là ai
đi nữa, tôi vẫn vui mừng sống trong tâm tình làm
con yêu dấu của Ngài.
Sống với Ngài, trong Ngài... đến nỗi tôi có
thể nói như Phaolô:
Tôi
sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô
sống trong tôi. (Gl 2:20)
Xin quý vị
lưu ý
Nói như thế không có nghĩa là tôi cào
bằng mọi “Ơn Kêu Gọi” ...
không có nghĩa là coi thường “Ơn Kêu
Gọi” tu sĩ, linh mục
không có nghĩa là hô hào mọi người
đi theo“Ơn
Kêu Gọi” hôn nhân
Nhưng chỉ để
khích lệ mọi người tìm về “Ơn
Kêu Gọi” nền
tảng của mình để sống xứng
đáng danh hiệu cao quý.
Đó chính là: sống trong tâm tình con yêu dấu của Ngài.
Chứ không sống theo kiểu
người anh cả : làm việc đạo
đức, bác ái cũng chỉ mong Cha trả công một con dê
con để con ăn mừng với bạn bè.!!!(Lc
15 :29)
Tôi xin nhấn mạnh lại một
lần nữa về “Ơn Kêu
Gọi” nền
tảng,
được diễn tả trong tâm tình
của Gioan :
Anh
em hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào :
Người yêu đến nỗi
cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa
-mà thực sự chúng ta
là con Thiên Chúa. (1Ga 3 :1).
NỖI LÒNG CỦA ‘ÔNG BÀ CỐ’
Tâm Linh Vào Đời
Sống trên
đời, khi tới tuổi trưởng thành,
người kitô hữu thường thường sẽ
chọn cho mình một trong ba con đường :
Lập gia đình, đi tu hay độc thân.
Riêng về đi tu, có
khá nhiều lý do và mục đích khác nhau. Có
người đi tu với tất cả nhiệt
huyết, nhưng cũng có khá nhiều người đi
tu khi thấy mình mến mộ đời sống thánh
hiến, tuy nhiên cũng có những người đi tu
chỉ để kiếm tìm một chỗ nhàn thân và danh
vọng.
Nhân
tiện đây, chúng tôi xin trích lại mail của một
độc giả tham vấn về việc đi tu (có thay đổi một chút,
nhưng giữ ý chính của nội dung). Chúng tôi
nhận thấy đây không phải là tất cả
nhưng đa số ông bà cố đều mang tâm lý chung
chung giống nhau.
Đây chính là nỗi
lòng của một số ‘ÔNG BÀ CỐ’
Tamlinhvaodoi thân mến
Câu hỏi tôi cũng
đơn giản thôi. Ba mẹ tôi muốn làm ông bà cố
nên muốn tôi đi tu. Các ngài đã
đưa ra những lý do nghe cũng có vẻ đầy
thuyết phục
Lý do 1: Sức
khỏe: Tôi học bình thường lại thêm
bệnh hoạn. nên ba mẹ tôi muốn tôi đi tu cho nhàn
thân. Không phải lo vất vả tìm kiếm việc làm.
Lý do 2: Dòng dõi:
Nhà tôi đã 3 đời làm Linh mục, tôi phải đi tu
để dòng họ được mang danh: “4 đời
tư tế”. vì thế ông bà tối ngày giục tôi đi
tu.
Lý do 3: Kinh
tế: Ăn ở, tiền bạc tha hồ..thậm chí còn được ở nhà sang
trọng.
Lý do 4: Quyền
lực, danh tiếng: Nếu làm thày Sáu vĩnh
viễn ra lệnh ai mà nghe. Trong khi, mỗi khi ông cha ra
lệnh, mọi người răm rắp nghe theo. Được
ngừơi đời kính trọng thậm chí nể
sợ nữa. Trong xã hội, một
người không có khả năng, tiền bạc, gốc
gác…thì phương tiện ngoi lên chỉ là con
đường làm nghề linh mục. Giống
như nhà văn Mac Collen đã nói “Hội Thánh là nơi để con
người ngoi lên địa vị”. Nhờ đó, ông bà đi đâu cũng có
người chào hỏi, được ngồi ghế danh
dự trong các bữa tiệc hoặc ngay cả trong nhà
thờ trong những dịp lễ lớn.
Lý do 5: Kế
hoạch Hỏa mù:
Để thuyết phục tôi mạnh mẽ hơn,
ba tôi lý luận dựa trên Kinh Thánh hẳn hoi.
Ông bà còn vạch ra
kế hoạch rất hay dựa trên Kinh Thánh đàng hoàng. Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại
trở nên đá tảng góc tường. (Mt
21:42).
Đúng rồi, tôi
yếu đuối bệnh hoạn, học hành trung bình,
bị thiên hạ loại bỏ ra ngoài lề xã hội. Nếu
tôi đi tu, tôi sẽ trở nên tảng đá gốc
tường cho cả dòng họ được thơm lây.
Ngay cả lúc Chúa sắp về
trời các môn đệ còn hỏi “Thưa Thầy, có phải bây
giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc Ít-ra-en
không ?” (Cv 1:6)
Con thấy đó, các môn đệ theo Chúa là
để hưởng vinh quang phú quý, quyền cao chức
trọng chứ có phải để phục vụ Chúa và
tha nhân đâu !!!! Đành rằng đó là lý tưởng
đẹp, nhưng lý tưởng thì không tồn tại
trên cõi đời này..Biết đâu, thậm chí Chúa cũng
chẳng cần lý tưởng đẹp nữa..vì chúng ta
đều là con người.
Lý tưởng phục vụ Chúa không quan
trọng !!! Này nhé, 12 môn đệ của Chúa có ai theo
Chúa vì phục vụ Chúa và tha nhân đâu. Ngay cả Thánh
Gioan và Gia-cô-bê còn đi cửa sau với Chúa để
được ngồi bên tả, bên hữu..như các quan
đại thần trong triều đình nhân gian. Bấy giờ
bà mẹ của các con ông Dê-bê-đê đến gặp
Đức Giê-su, có các con bà đi theo; bà bái lạy và kêu xin
Người một điều.21 Người
hỏi bà: "Bà muốn gì? " Bà thưa: "Xin Thầy
truyền cho hai con tôi đây, một người ngồi
bên hữu, một người bên tả Thầy trong
Nước Thầy." (Mt
20:20-21)
Riêng tôi, tôi tự nghĩ:
Năm nay tôi đã ngoài tứ
tuần rồi. Tốt nghiệp đại học.
Nhưng không kiếm được việc làm đúng ngành.
Làm vớ vẩn đủ sống ngáp ngáp qua ngày. Sức
khỏe tôi khá yếu.
Tôi biết đi tu ở Mỹ
tương đối dễ không cần thông minh lắm,
chỉ cần ‘ngồi ỳ ra gạo bài’ là làm cha
tuốt, vừa
nhàn thân vừa được lên thiên đàng,
lại được người ta kính trọng. Thêm
vào đó, tôi còn có nơi nương tựa, không phải lo
cái ăn cái mặc. (Tôi nói nghiêm chỉnh đó, không đùa
đâu)
Tiêu chí của tôi là chỉ muốn
nhàn thân và ba mẹ tôi được làm ông bà cố cũng
vinh dự và khỏi bị mắng nhiếc..là đồ
bỏ !!!
Vậy bạn có biết nhà dòng nào
hay chủng viện nào nhận người như tôi
được không???
Tamlinhvaodoi
nhận định
Bốn lý do đầu tiên
Quá quen thuộc,
chẳng cần gì phải bàn nhiều vì ai cũng có
thể ngửi thấy nặc mùi trần gian.
Trái ngược
hẳn với lời khuyên của Thầy chí thánh:
Đức Giê-su
trả lời : “Con chồn có hang, chim trời có tổ,
nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.”
(Mt 8:20) – không có nhà cao cửa rộng. Đừng có
mơ!!!
Rồi Đức
Giê-su nói với các môn đệ : “Ai muốn theo Thầy, phải
từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. (Mt
16:24) – Vác thập giá thực sự, cực khổ lắm
chứ chẳng nhàn thân đâu!!!
Rồi Đức
Giê-su ngồi xuống, gọi Nhóm Mười Hai lại mà
nói : “Ai
muốn làm người đứng đầu, thì phải
làm người rốt hết, và làm người phục
vụ mọi người.” (Mc 9:35) – làm
đầu không phải dùng uy quyền của mình
để ra đủ thứ lệnh bắt mọi
người tuân theo – mà chính là làm người rốt
hết để phục vụ mọi
người. chẳng nhàn thân tí nào, chẳng uy quyền tí
nào cả!!!
Lý do thứ năm: Kế hoạch
hỏa mù
Ông bà còn vạch ra
kế hoạch rất hay dựa trên Kinh Thánh đàng hoàng. Tảng đá
thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá
tảng góc tường. (Mt 21:42).
Vì quá thích làm ông bà
cố nên ông bà dùng Lời Chúa để gây hỏa mù cho
cậu quý tử của mình. Nhưng thực sự nào có
phải như vậy đâu. Tảng đá này ý chỉ
Đức Giêsu và tất cả những người
bước theo Ngài.
Đức
Giêsu bị ai lại bỏ ?
Những
người loại bỏ Đức Giêsu hầu hết
là các kinh
sư và người Pha-ri-sêu kể cả các nhà thông
luật. Câu chuyện tảng đá bị loại bỏ
bắt nguồn từ dụ ngôn những tá
điền sát nhân
..Nhưng bọn tá điền
vừa thấy người con, thì bảo nhau : ‘Đứa
thừa tự đây rồi ! Nào ta giết quách nó đi, và
đoạt lấy gia tài nó !’
Thế là chúng bắt
lấy cậu, quăng ra bên ngoài vườn nho, và giết
đi….
…Nghe những dụ ngôn Người kể,
các thượng tế và người Pha-ri-sêu hiểu là
Người nói về họ
Tại sao Đức Giêsu bị
lại bỏ ?
Lý do : Đức
Giêsu đã vạch trần khuôn mặt giả hình của
họ khi liên tục tung ra 8 lời chúc dữ : Khốn cho các người,
hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình (Mt 23: 13-29))
Đức
Giê-su nói : “Khốn cho cả các
người nữa, hỡi các nhà thông luật ! (Lc 11:46)
Hậu quả là họ quyết
định loại bỏ Đức Giêsu
Các
thượng tế và kinh sư bàn mưu tính kế bắt
Đức Giê-su để giết Người (Mc 14:1)
Trời
vừa sáng, tất cả các thượng tế và kỳ
mục trong dân cùng nhau bàn kế hại Đức Giê-su,
để xử tử Người. (Mt 27:1)
Tóm lại, cậu quý tử muốn
được mang vinh dự là “tảng đá bị
loại bỏ” thì phải sống theo
Tinh thần của Chúa, không sống theo đường
lối thế gian. Nói cho mạnh mẽ
hơn. Cậu quý tử phải sống, ăn nói
ngược hẳn với thói đời…như vậy may
ra mới bị thế gian loại bỏ..để
trở thành đá tảng góc tường xây dựng ngôi nhà
tâm linh cho muôn dân..
Kế
hoạch gây hỏa mù thứ Hai: Quyền
cao chức trọng
6 Bấy
giờ những người đang tụ họp ở
đó hỏi Người rằng : “Thưa
Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục
vương quốc Ít-ra-en không ?” (Cv 1:6)
Con thấy đó, các môn đệ theo Chúa là
để hưởng vinh quang phú quý, quyền cao chức
trọng chứ có phải để phục vụ Chúa và
tha nhân đâu !!!! Đành rằng đó là lý tưởng
đẹp, nhưng lý tưởng thì không tồn tại
trên cõi đời này..biết đâu, thậm chí Chúa cũng
chẳng cần lý tưởng đẹp nữa..vì chúng ta
đều là con người.
Tâm
Linh Vào Đời nhận định tiếp theo
“Ông cố
tương lai” lý luận nghe thật bùi tai, nhưng nào có
phải như thế
Ông cố chỉ
đúng khúc đầu khi các môn đệ còn suy nghĩ theo
kiểu thế gian: hưởng vinh quang phú quý, quyền cao chức
trọng chứ có phải để phục vụ Chúa và
tha nhân đâu !!!!
Nhưng sau khi Thánh
Thần hiện xuống trong ngày lễ Ngũ Tuần, các
ông thực sự bỏ cả gia đình lên
đường Loan Báo Tin Mừng.
Riêng Phêrô mang tiếng là giáo hoàng tiên khởi thế mà
chẳng có mũ triều thiên, chẳng có gậy vàng,
chẳng có ngai tòa, nhà cửa sang trọng tất nhiên là
chẳng vinh
quang phú quý, quyền cao chức trọng gì
cả..cứ trốn chui trốn nhủi với cộng
đoàn nguyên thủy trong hang toại đạo
dưới thành Roma ngày xưa.
Thêm vào đó, hầu hết các tông đồ
đều lãnh triều thiên tử đạo. Chúng tôi
chỉ xin đưa ra một vài vị tông đồ mà
thôi.
Bị dẫn
tới hy trường Caligula trên đồi Vatican, trông thấy
thập giá, Phê-rô cảm thấy
mình không xứng đáng được chết như
thầy mình, đã yêu cầu được đóng đinh
ngược.
Thánh Anrê đã rao giảng Tin Mừng
ở những nơi mà bây giờ là Hy Lạp và Thổ
Nhĩ Kỳ, và bị chết trên thập giá ở Patras.
Thánh Philípphê đã rao giảng, loan báo
Tin Mừng và giới thiệu Chúa Kitô cho toàn thể dân thành
Sitti . Rồi Thánh Nhân đến rao giảng cho dân Hiêrapoli,
xứ Rigie và cũng như Thầy mình, Ngài được
phúc tử đạo, bị đóng đinh vì danh Chúa Kitô. Xác
thánh nhân được dân chúng mai táng ở Rigie, sau đó
được cải táng về Roma, chôn cất cạnh
thánh Giacôbê.
Thánh Tôma, tông đồ đã đi rao
giảng ở Patia, Ba Tư. Thánh nhân cũng tới loan báo
Tin Mừng tại Ấn Độ và được phúc
tử đạo tại đó.
Đây mới
đúng là con đường các môn đệ đi theo Chúa
– làm gì có vinh
quang phú quý, quyền cao chức trọng theo
kiểu thế gian.
“Ai muốn theo Thầy, phải
từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.
(Mt 6:14)
Đi xa hơn nữa, ông cố
còn chú giải Kinh Thánh rất độc đáo và
đầy thuyết phục cậu quý tử: biết
đâu, thậm chí Chúa cũng chẳng cần lý
tưởng đẹp nữa..vì chúng ta đều là con người.
Ai bảo Chúa
chẳng cần lý tưởng đẹp? Chúa có nhiều
lý tưởng rất tuyệt vời.
Thí dụ như:
Người vẫn yêu
thương những kẻ thuộc về mình còn ở
thế gian, và Người yêu thương họ
đến cùng. (Ga 13:1)
Con ở trong họ và Cha ở
trong con, để họ được hoàn toàn nên một
..
Lạy Cha, con muốn rằng con
ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con
cũng ở đó với con,(Ga 17:23-24)
Ngài yêu thương
ta đến cùng đến nỗi nên một với ta
để rồi Chúa ở đâu, ta cũng ở
đấy như hình với bóng. Điều này có vẻ lý
tưởng, có vẻ khó khăn nhưng vẫn có
người đã thực hiện được.
Thế mà ông cố
tưong lại dám “chú giải, suy đóan bừa bãi
rằng” thậm chí Chúa cũng chẳng
cần lý tưởng đẹp nữa..!!!!
Nếu đúng
như ông cố tương lai suy luận như thế,
chắc rằng linh mục trở thành “tập đoàn
thầy cúng”. Chỉ cần “diễn tuồng Thánh Lễ”
là xong bổn phận rồi tìền thầy bỏ túi!!!
Nguy tai!! Nguy tai!!!
Nỗi lòng của
“ông bà cố tương lai” quả thật là khủng
khiếp.
Đức Giêsu tái
lâm chắc là phải thốt lên câu đầu tiên:
“Ôi!!
Nỗi lòng của ông bà cố” quả là kinh khủng!!!
|