MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: đề mục chính :: các bài mới
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Lịch Sử Ngày Các Bà Mẹ - Mothers' Day
Thứ Năm, Ngày 6 tháng 5-2010
LỊCH SỬ NGÀY CÁC BÀ MẸ - MOTHERS' DAY


http://images.paraorkut.com/img/myspacequotes/Mothers-Day_1148440715_n16.gif


"Và càng về già, tôi càng cảm thấy gần Mẹ Thiên Chúa hơn"
(Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI)

Chúc mừng và tôn vinh tất cả những người nữ
nhận từ Thiên Chúa thiên chức làm Mẹ
Xin tạ ơn Chúa.
Xin tạ ơn người Mẹ của chúng con, dù sống hoặc đã về bên Chúa


MOTHERS’DAY - LỊCH SỬ “NGÀY CÁC BÀ MẸ”


Trên cả thế giới, có hơn 46 quốc-gia dành một ngày đặc-biệt để tôn vinh các Bà Mẹ, nhưng không phải mọi quốc-gia đều mừng cùng một ngày. Chúng ta mừng các Bà Mẹ với thiệp mừng, kẹo bánh, hoa và những bữa ăn ở ngoài. Nhưng các bạn có biết làm sao ngày nầy đã trở thành một ngày nghỉ hợp-pháp ở Mỹ chăng?


NGÀY CÁC BÀ MẸ được JULIA WARD HOWE đề-xuất lần đầu tại Mỹ. Bà là người đã sáng tác Ca Khúc Hành Quân của Nền Cộng-Hoà (Battle Hymn for the Republic). Cô gợi ý rằng ngày nầy được dâng hiến cho Hòa-bình. Cô Howe đã tổ-chức những cuộc Họp Ngày Bà Mẹ hằng năm. Năm 1877, Bà Juliet Calhoun Blakely không ngờ mình đã lập ra Ngày Các Bà Mẹ. Vào Chúa Nhật, ngày 11/5/1877, ngày sinh nhật của Bà, Vị Mục-sư Giáo Hội Trưởng Lão của Bà thình lình rời toà giảng, quẫn trí vì tư cách đạo đức của đứa con trai. Bà Blakely bước lên bục giảng để tiếp tục phần còn lại của buổi phụng vụ và kêu gọi các bà mẹ khác cùng theo Bà. Hai đứa con của Bà Blakely bị đánh động bởi hành động của Bà, đến nỗi chúng thề sẽ trở lại thành phố sinh trưởng ở Albion, Mich, mỗi năm để mừng sinh-nhật của Bà và đóng góp tiền cho Bà.


Thêm vào đó, hai anh em cố gắng thuyết phục những người cùng cộng tác kinh doanh và những người họ gặp khi đi giao dịch, để cùng TÔN VINH CÁC BÀ MẸ VÀO CHÚA NHẬT THỨ HAI CỦA THÁNG NĂM. Họ cũng đề xuất Giáo Hội Trưởng Lão ở Albion dành riêng Chúa Nhật thứ hai của mỗi tháng Năm để tôn vinh TẤT CẢ CÁC BÀ MẸ.

Trong khi có những ngày tổ chức mừng ở địa phương, sự thừa nhận Ngày Các Bà Mẹ như một ngày nghỉ quốc gia (Mỹ) lại là kết quả của những nổ lực của Anna Jarvis. Mẹ của Cô, Bà Anna M.Jarvis, đã dùng biểu diễn âm nhạc để phát-triển “Ngày Ái Hữu Các Bà Mẹ”, một phần của tiến-trình chữa lành vết thương cuộc Nội Chiến. Để tỏ lòng tôn kính mẹ của Cô, Cô Jarvis muốn dành hẳn một ngày để tôn vinh tất cả mọi bà mẹ, CÒN SỐNG và ĐÃ QUA ĐỜI. Năm 1907, Cô Anna Jarvis bắt đầu cuộc vận động để thiết lập Ngày Các Bà Mẹ toàn quốc. Cô thuyết phục Nhà Thờ của cô ở Grafton mừng Ngày các Bà Mẹ vào ngày giỗ thứ hai của Mẹ Cô, vào Chúa Nhật thứ hai Tháng Năm. Năm kế đó, Ngày các Bà Mẹ cũng được mừng ở thành phố của Cô ở Philadelphia. Cô Jarvis và những người ủng-hộ cô bắt đầu viết cho các mục sư, doanh nhân, các nhà chính-trị trong cuộc vận động lớn nầy, để thành-lập Ngày Các Bà Mẹ Toàn Quốc. Chiến-dịch thành-công. Năm 1911, Ngày Các Bà Mẹ được cử hành trong hầu hết các quốc gia trong Hợp-chủng-quốc. Năm 1914, Tổng thống Woodrow Wilson đã chính thức công bố Ngày Các Bà Mẹ là NGÀY LỄ NGHỈ QUỐC GIA và được tổ-chức mỗi năm vào Chúa nhật thứ hai Tháng Năm. Cuộc vận động do một người đàn bà khởi xướng như Anna Jarvis thường bị coi nhẹ trong các sách lịch sử, bởi vì đầu những năm 1900, phụ nữ dấn thân vào vô số cố gắng cải tổ khác, nhưng có vẻ như những cải tổ ấy giúp dọn đường để Anna Jarvis thành công trong chiến dịch vận động của Cô cho NGÀY CÁC BÀ MẸ.[1]

TÔI MUỐN CON TÔI SỐNG


Đó là lời của bà Suzanna Petrosyan đã thốt ra và được báo chí nhắc lại.Thực ra, có bà mẹ nào lại không muốn con của mình được sống đâu?Thế nhưng trường hợp của bà Petrosyan và đứa con gái 4 tuổi của bà không giống như những trường hợp của nhiều bà mẹ khác, vì hai mẹ con bà này là nạn nhân của cơn động đất khủng khiếp tại Armeni, thuộc liên bang Xô Viết hồi tháng 12 năm 1987.


Sau khi động đất, cũng giống như hàng ngàn người khác, cả hai mẹ con bà Petrosyan đều bị lấp vùi dưới hàng trăm ngàn tấn gạch, đá và xi măng, nhưng họ may mắn nằm lọt vào trong một khoảng trống nhỏ chỉ vừa đủ chỗ cựa quậy mà thôi. Tất cả lương thực họ có chỉ là một hũ mứt và chẳng mấy chốc hũ mứt cũng hết sạch. Lúc đó, cô gái 4 tuổi mới kêu: "Mẹ ơi, con khát quá. Mẹ cho con uống nước". Nhưng lấy nước đâu bây giờ? Tiếng kêu khát của con cứ tiếp tục làm cho bà mẹ vừa đau lòng vừa lúng túng. Nhưng tình mẫu tử thiêng liêng đã gợi cho bà một ý nghĩ táo bạo: đó là lấy những giọt máu cuối cùng của bà cho con uống để cầm cự với tử thần. Lúc đó, người mẹ đáng thương mới lấy tay sờ sẫm và vớ được một miếng kính bể. Bà lấy miếng kính cắt đầu ngón tay trỏ và đút ngón tay vào miệng con bảo con mút. Em bé mút ngón tay của mẹ một lúc rồi nói: "Mẹ cắt một ngón tay nữa cho con mút thêm". Bà liền cắt một ngón tay nữa nhưng vì trời lạnh quá nên bà không thấy đau đớn gì nữa... Sau khi được cứu sống, người đàn bà thuật lại rằng: "Lúc đó, tôi biết thế nào tôi cũng chết, nhưng tôi muốn con tôi được sống". 


Trần Minh Tiến

 


[1] Xin nhớ rằng: Ngày Các Bà Mẹ [Mothers’ Day]cũng dành cho các Bà Nội Ngoại [Grand-Mothers’ Day].

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Cánh Cửa Không Bao Giờ Khóa (5/10/2010)
Hạt Châu Ngọc (93) (5/10/2010)
Hiện Diện Trong Tình Yêu (5/9/2010)
Lời Chúa Đáp Cho Mọi Lo Lắng Băn Khoăn Của Lòng Bạn (5/9/2010)
Nghệ Thuật Làm Lửa (5/8/2010)
Tin/Bài cùng ngày
Mài Dụng Cụ (5/6/2010)
Đến Và Ở Lại (5/6/2010)
Tin/Bài khác
Những Con Thiên Nga Bên Bờ Hạnh Phúc (5/5/2010)
Gặp Chúa Trong Anh Em (5/5/2010)
Hạt Châu Ngọc (92) (5/4/2010)
03 Tháng Năm, Ði Về Ðâu? (5/3/2010)
02 Tháng Năm, Ðức Mẹ Guadalupe (5/3/2010)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768