Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Ân Huệ Chúa Không Quan Niệm Được
|
|
Thứ Năm, Ngày 6 tháng 5-2010
|
Ân huệ Chúa không quan niệm được
- Achille Degeest
Đoạn Phúc Âm của
thánh Gioan đặt chúng ta vào vị trí vượt khỏi
tất cả những quan niệm loài người về
Thiên Chúa. Lý trí
con người chỉ có thể quan niệm về Thiên Chúa
theo hai cách. Hoặc Thiên Chúa
là vị thần vô định biểu lộ thần uy trong
những sức mạnh vật chất như bão táp, mặt
trời, v.v… và con người bày đặt ra nhiều cách
thờ phụng. Hoặc quan niệm Thiên Chúa là Thưỡng
đế vượt trên mọi hiểu biết mà loài người
có được, là Đấng Tối Cao của những
nhà hiền triết, quá cao siêu, quá huyền bí, con người
vĩnh viễn không thể lý hội được. Đức Giêsu mạc khải cho chúng ta Thiên Chúa là
AI. Chúa nói với chúng ta những điều
trí không loài người không bao giờ có thể nghĩ tới.
Thiên Chúa là sự Tuyệt đối, nhưng Người
là Cha, Người can thiệp nhiều nhất như một
sự hiện diện thân thiết và hay thương. Kẻ
nào yêu mến Đức Giêsu Kitô, Đấng mạc khải
vềtch, nếu kẻ ấy giữ lời, nghĩa là
dâng hiến Chúa niềm tin và tuân giữ những điều
Chúa dạy, kẻ ấy trở nên ngai toà Chúa ngự. Thiên
Chúa đến với kẻ ấy, đối với kẻ
ấy Thiên Chúa từ nay không chỉla2 một quyền
năng vô biên sáng tạo, Thiên Chúa phát động tình yêu
tương giao giữa Người và kẻ ấy. Thiên
Chúa đến với con người, nghĩa là Thiên Chúa thức
tỉnh lương tri con người về hai điều.
Thiên Chúa nói: “Con người kia, ngươi có một bản
ngã, Ta là Thiên Chúa, có bản ngã riêng biệt, một Thiên Chúa
có Ba Ngôi vị: Cha, Con và Thánh Thần. Giữa ngươi
là một con người và Ta là Thiên Chúa, có một sự
trao đổi sống động về hiểu biết
và ân huệ, tức là có sự trao đổi tình yêu”. Điều ấy phải được Đức
Giêsu Kitô mạc khải, chẳng có trí khôn nào của nhân loại
ý niệm được.
Để chấp nhận
một mạc khải trọng đại như vậy, một
điều dạy dỗ từ ngoại giới có đủ
không? Chúng ta thấy ngay rằng không đủ.
Đức Giêsu nói với các tông đồ: Ta nói với các
ngươi lúc còn lưu lại giữa các ngươi,
nhưng Thánh Thần sẽ dạy các ngươi mọi sự…
Các tông đồ chung sống với
Đức Giêsu nhiều năm tháng. Các ông thừa thì giờ
để thấm đượm giáo huấn khi nghe Người
giảng dạy và quan sát cách cư xử của Người.
Các ông có được một sự hiểu biết do tri
thức, ở tầm các ông, nhưng sự hiểu biết
do hành vi tin thì chưa có. Thật ra,
điều sau đây có thể đối với chúng ta là không
ngờ được: trong bữa Tiệc Ly các tông đồ
chưa có được niềm tin đích thật vào
Đức Giêsu. Muốn cho các ông có được hành vi tin ấy, thì phải có biến cố Phục
Sinh, phải có Chúa Thánh Thần hiện xuống.
Chúng ta tự chất vấn:
1) Sự hiểu biết của chúng ta về
Thiên Chúa là gì? Nếu ngày nay chúng ta không dễ theo cám dỗ
thờ thần tượng, có thể dễ ngà vào một
thứ chủ nghĩa tri thức thúc giục chúng ta đại
khái xếp Thiên Chúa vào một ý thức hệ thuộc trật
tự triết lý, chính trị, xã hội, v.v… hoặc
đơn giản thuộc trật tự thực tiễn
giữa những tiện nghi phàm tục của chúng ta. Chúng ta có tìm biết Thiên Chúa như Đức Giêsu
Kitô mạc khải cho chúng ta, một Thượng đế
thân thiết ở giữa cuộc đời chúng ta không?
2) Chúng ta có chú ý đến Chúa Thánh Thần
không? Năng đọc năng nghe Phúc Âm không
đủ giúp chúng ta biết Đức Giêsu Kitô. Chúng ta phải chú ý trong thâm tâm, một cách ngay thẳng,
để nhận lấy giáo huấn của Ngôi Ba Thiên Chúa.
Một phương thế tốt để
làm công việc đó là khi gặp một đoạn Phúc Âm
cho chúng ta thấy một chân lý, chúng ta hãy cố gắng ứng
dụng tức khắc. Hành động
này cũng phải kể là sự thành thật ngay thẳng
trong tình yêu.
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|