“Ta
ban cho các chiên ta được
sống đời đời”.
I. Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hômnay ghi lại lời
tuyên bố quan trọng của Chúa Giêsu về việc Người tự xưng đồng bản tính với Thiên Chúa Cha để trả lời cho những
người Do Thái đến tranh luận với Người về chính nguồn gốc của Người.
II. SUY NIỆM:
Chúa Giêsu
đang ở Giêrusalem
trong dịp lễ cung hiến
đền thờ.
Tại đây xảy ra cuộc
tranh luận với người Do Thái về vấn
đề người
có phải là Đấng Thiên Sai không
và cuối cùng Người đã tự xưng mình là Con Thiên Chúa
(Lc 22,70) bằng cách tuyên bố rằng Cha Người ở
trong Người và Người ở trong Cha trong sự hiệp thông trọn vẹn đời sống và việc
làm (Lc 10,22-41).
Bài Tin Mừng
hôm nay là một phần trích trong cuộc
tranh luận và ghi lại
lời Chúa Giêsu quả quyết Người đồng bản tính với Chúa Cha.
1. “Chúa
Giêsu nói rằng: chiên Tôi thì nghe
tiếng Tôi”
Trước
khi trả lời dứt khoát, Người đồng bản tính với Chúa Cha, Chúa Giêsu tuyên bố
sự khác biệt nhau giữa người Do Thái và “Chiên
của Người”,
tức là những kẻ tin theo Người. Đối với những người Do Thái, những lời Người nói và những việc Người làm là các
phép lạ, không đủ thuyết phục họ, vì xét
cho cùng họ có dã
tâm và không
muốn tin. Ngược lại, chiên của Người là những người biết ngoan ngoãn đón
nhận. Vì họ không cần đến nhiều dấu lạ bên ngoài
để làm điều kiện cho việc đi theo
Người.
Động từ
“nghe” ở đây bao hàm ý nghĩa
tin tưởng và đón nhận. Nghe Chúa Giêsu là
tin tưởng và đón nhận Ngài.
2. “Tôi
biết chúng và chúng theo Tôi”:
a) Tiếng
“biết” ở đây
bao hàm ý nghĩa chủ động, tức là do sáng kiến
từ Thiên Chúa.
• Thiên Chúa biết Abraham (St 18,19) biểu lộ ý nghĩa Thiên Chúa tuyển
chọn và chăm sóc Abraham.
• Thiên Chúa biết dân Người “Trong các dân
tộc trên hoàn cầu Ta chỉ biết duy một mình
có ngươi thôi” (Am 3,2). Ở
đây có ý nói Chúa Giêsu
tuyển chọn và chăm sóc
các chiên của Người.
b) Chúng theo Tôi: Tiếng “theo” ở đây bao hàm ý nghĩa
liên đới trong sự lệ thuộc. Theo ai là dõi
theo bước
chân người đó là bước
theo sát bước chân người đó. Ở
đây có ý nói các chiên
dõi theo
Chúa Giêsu để rập theo khuôn mẫu
sống của Người. Hay nói cách khác theo Chúa là đáp trả
lời mời gọi của Chúa.
3. “Ta cho
chúng được sống đời đời…”:
Con chiên
đi theo
chủ chăn thì sẽ được
dẫn đến dẫn đến đồng cỏ xanh tươi bảo đảm cho sự sống.
Cũng vậy, những ai thực sự đi theo
Chúa, tức là để Chúa dẫn dắt, thì sẽ được bảo đảm đưa đến sự sống đời đời.
Sự sống này, một đàng không thể mất được vì đã được
chính Chúa Giêsu là Đường,
là Sự Thật và là
Sự Sống bảo đảm, đàng khác cũng không bị ai cướp
đi được,
vì một khi đã được
Chúa chăn dắt thì không
còn sợ vấn đề Người không đủ khả năng chăm sóc và bảo
vệ cho đàn chiên nữa.
Ở đây
muốn nói khi đi theo Chúa Giêsu thì sẽ
được Người
ban sự sống đời đời và được Người đảm bảo sự sống ấy cách chắc chắn không thể mất được.
4. “Điều mà Chúa Cha ban cho Tôi”
Chúa Cha trao ban cho Chúa Giêsu những con chiên, chúng được
coi như là những món quà tặng quý giá nhất. Vì tính cách
quý giá như thế nên Chúa Giêsu phải giữ gìn món quà tặng
đó như Chúa Cha đã gìn giữ vậy. Ở đây cho
chúng ta thấy Chúa Cha và Chúa Con cùng làm việc bảo vệ
gìn giữ đàn chiên. Và như vậy Chúa Giêsu liên kết
Cha Người vào công trình của Người vì Cha Người
là nguồn mạch mọi ơn huệ.
5. “Tôi và Cha Tôi là một”
Lời tuyên bố này có ý nói đến sự hiệp
thông thân mật của Chúa Giêsu với Chúa Cha, và đây là một
mạc khải quan trọng rõ ràng nhất về thần
tính của Chúa Giêsu và mầu nhiệm sâu sa của Thiên Chúa.
Cũng cần lưu ý rằng các Thần học gia từ
Tertulien đến Augustinô đã dùng lời tuyên bố này của
Chúa Giêsu làm nền tảng cho việc chứng minh Chúa Cha và
Chúa Con đồng bản tính nhưng khác ngôi vị, để
chống lại lạc thuyết Ariô vốn phủ nhận
thần tính của Chúa Giêsu.
III. ÁP DỤNG:
A. Áp dụng theo Tin Mừng:
Giáo Hội muốn dùng bài Tin Mừng này trong mùa Phục
sinh để nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Giêsu sau khi
Phục Sinh, vẫn còn chăm sóc đàn chiên của Người
và Giáo Hội, và vì vậy chúng ta phải xác tín vào vai trò hoạt
động của Chúa Giêsu trong Giáo Hội và trong từng
con chiên là các Kitô hữu.
B. Áp dụng thực hành:
a. Nhìn vào Chúa Giêsu:
1. Xem việc người làm:
- Chúa Giêsu đã lấy hình ảnh con chiên để ví
người Kitô hữu và mục tử là chính Người
để dạy cho chúng ta về sự chăm sóc của
Người đối với mỗi người chúng ta.
Noi gương Chúa Giêsu chúng ta phải chăm sóc nhau, nhất
là những người có trách nhiệm liên đới tới
tha nhân như người mục tử chăm sóc đàn
chiên và lưu tâm từng con chiên.
- Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta về thiên tính
của Người, để dạy cho chúng ta biết những
công việc của Người làm là công việc của
Thiên Chúa. Noi gương Chúa Giêsu chúng ta phải biểu lộ
ý hướng ngay lành trong công việc chúng ta làm để
gây nên niềm tin tưởng cho tha nhân.
2. Nghe lời Chúa nói:
- Chiên Tôi nghe tiếng Tôi: là con chiên đích thực của
Chúa thì phải biết nghe Chúa bằng cách tin và đón nhận
lời Chúa vào cuộc sống của mình.
- “Tôi biết chúng…”: Chúa chăm sóc những ai sống
theo Người. Những ai biết chăm chỉ dõi theo
Chúa bằng sự suy niệm, cầu nguyện để sống
mỗi ngày một hoàn thiện “như Cha của các con ở
trên trời là Đấng hoàn thiện” thì sẽ được
bảo đảm sự sống đời đời.
- “Không ai cướp được chúng khỏi tay Tôi”:
Nhờ ân sủng của Chúa, chúng ta sẽ vượt thắng
được mọi gian nan thử thách và không việc gì
có thể tách rời ta ra khỏi Chúa được.
- “Cha Tôi và Tôi là một”: Chúa Giêsu mạc khải cho ta về
sự hiệp thông của Chúa Cha và Chúa Con. Vì vậy ai hiệp
thông với Chúa Giêsu qua các Bí tích nhất là Bí tích Thánh Thể
thì cũng được hiệp thông với Thiên Chúa. Thật
là diễm phúc cho những ai biết ý thức sự hiệp
thông với Thiên Chúa mỗi khi nhận lãnh Bí tích, nhất là
khi rước lễ.